Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

NIỀM TIN VỀ CHÚA PHỤC SINH

Nền tảng quan trọng nhất của đạo Công Giáo là niềm tin về tội tổ tông và ơn cứu chuộc của Chúa Jesus. Theo đó người Công Giáo tin rằng Đức Jesus là đấng '' Messiah '' (Đấng cứu thế, người được xức dầu) mà Kinh Thánh đã tiên báo từ hàng ngàn năm trước, là vị cứu tinh của người Do Thái xuất phát từ dòng dõi vua David, người sẽ đem lại nền hòa bình thực sự và nền công chính toàn hảo trên khắp thế giới.
Nguồn gốc sâu xa của niềm tin này bắt nguồn từ người Babylon cổ đại, như đã nói ở chủ đề trước Nimrod là một người thợ săn hùng dũng đã diệt nhiều thú dữ bảo vệ dân chúng nên được tôn lên làm vị lãnh đạo một vương quốc rộng lớn bao gồm nhiều thị trấn. Sau khi Nimrod chết, dân chúng khóc than thương tiếc vô cùng. Bà vợ của Nimrod là Semiramis thấy vậy đã an ủi quần chúng bằng cách lóc thịt xác chết của Nimrod, chặt thành những miếng nhỏ đem nướng và gửi đi khắp nơi trong vùng. Lúc đó bà đang mang bầu và bà vững tin là sẽ sinh ra một con trai. Bà Semiramis long trọng tuyên bố trước quần chúng: Nimrod là Thần Mặt Trời '' Ta sẽ sinh ra một con trai và sẽ đặt tên là Tammuz, con trai ta sẽ là anh hùng Nimrod tái sinh để cứu toàn dân ''. Bà Semeramis trở thành vị tiên tri đầu tiên báo trước cho dân chúng về Đấng Cứu Thế (Messiah)
Người Do Thái kế thừa niềm tin này và gọi đó là đấng Messiah và đến tận ngày nay họ vẫn mong đợi đấng ấy xuống thế cứu chuộc nhân loại, còn đức Jesus thì họ thẳng thừng bác bỏ.
Như đã biết vì giáo hội Công Giáo chủ yếu học tập theo lời dạy của đức Giê su nên họ tôn ngài là '' Chúa Cứu Thế '' mà ngặt nỗi trong đạo Do Thái chỉ có một Chúa duy nhất là ác thần Jehova đã có lịch sử mấy ngàn năm rồi không thể phũ nhận được. Thế nên họ mới lợi dụng những truyền thuyết trước đó về đấng Messiah để cho rằng đức Jesus chính là đấng ấy. Trùng hợp là thời gian này Người Hy Lạp có truyền thống ước mơ một vị thần linh đầy quyền phép sẽ từ trời xuống thế làm người để cứu họ thoát khỏi cuộc sống trầm luân phàm tục. Cuối thế kỷ I trước Công Nguyên, một sản phẩm thần thoại mới của Hy Lạp được ra đời là Thần NGÔI LỜI , tức thần LOGOS, có nghĩa '' Thần Nói Ra Lời '' . Thần Logos được mô tả là một Chúa Cứu Thế từ trời đầu thai vào một thân xác con người
Sau khi đạo Kitô vừa đươc truyền tới Hy Lạp từ Do Thái, một số nhà văn Hy Lạp đã gán chuyện thần thoại Logos mới mẻ này vào nhân vật Jesus và biến Jesus thành "Chúa Kitô Ngôi Lời Nhập Thể". Các nhà văn này lấy các tên giả là tên những môn đệ của Jesus. Có tới 10 cuốn sách viết về Jesus-Kitô pha trộn với thần thoại và triết lý Hy Lạp. Các sách này sau năm 325 đã bị gạn lọc lại thành 4 sách tin mừng như chúng ta biết ngày nay.
Như vậy chúng ta thấy rằng Jesus là một giáo sĩ Do Thái bình thường đã bị chính quyền La Mã xử tử vì những tư tưởng tiến bộ của ông đe dọa tới nền cai trị của họ, và cũng bị chính những người Pariseu đang cai quản đền thờ thù ghét vì đức Jesus thường chỉ trích thói giả hình của họ. Sau khi ngài chết, các môn đệ của ngài, đặc biệt là ông Phaolô người gia nhập đạo sau này chưa hề biết mặt ngài đã tích cực xây dựng giáo lý để xây dựng nên đạo Kito, ông chính là '' kiến trúc sư trưởng '' của giáo hội chứ không phải là ông Phê rô tông đồ trưởng của đức Jesus. Còn Kito là một quan niệm cổ xưa về đấng cứu thế của người Babylon ảnh hưởng lên người Do Thái và cả Hy Lạp sau đó đồng hóa với đức Jesus chứ ngài chẳng phải là Chúa Kito nào cả.
Đó là nguồn gốc xuất xứ của niềm tin vào đấng Kito giờ đi vào chi tiết ơn cứu chuộc.
Như chúng ta thường nghe Chúa xuống thế làm người cứu chuộc nhân loại. Nhưng mà cứu chuộc tội gì? Và có thực là cứu được ai không?
Trước tiên thì ta phải biết rằng Chúa cứu chuộc ở đây là chuộc tội tổ tông, cái tội mà Chúa cha vì độc ác ít kỷ mà gán ghép cho tất cả loài người như một bệnh di truyền mà đời đời con cháu họ không bao giờ được tha. Và điều vô lý là ông ta vô cùng yêu thương nhân loại nên quyết định hóa thân xuống làm đấng cứu thế để chịu chết chuộc tội cho nhân loại (chuộc cái tội mà chính ông ta không chịu tha cho con người) sau 3 ngày thì sống lại vinh hiển về trời. Và những ai tin rằng cái chết và sự phục sinh đó là chuộc tội cho nhân loại thì phải làm phép '' rửa tội '' để gia nhập đạo thì tội lỗi mới được xóa sạch, còn không thì có sống tốt đẹp như Đức Phật cũng sa hỏa ngục đời đời.
Giờ đi vào phân tích sự vô lý.
Thứ nhất đấng Messiah phải nhất định là dòng dõi Vua David, theo gia phả thì cha hờ ngài là ông Giuse thuộc dòng dõi vua David nhưng đáng tiếc đức Jesus không phải là con ruột ông vì mẹ ngài là nữ đồng trinh thụ thai do quyền phép Chúa Thánh Thần nên xét về nguồn gốc thì đó là sự giả mạo.
Thứ 2 đấng Messiah sau khi giáng sinh sẽ đem lại hạnh phúc và hòa bình cho toàn thể nhân loại vĩnh viễn, và tập hợp được tất cả người Do Thái lưu lạc trên khắp thế giới lại như các nhà tiên tri đã loan báo trong Kinh Thánh (Cái gì cũng do cuốn kinh quỷ quái này hết) Điều này đức Jesus cũng không làm được vậy nên chưa đủ tiêu chuẩn là đấng cứu thế.
Thứ 3 ta chú ý một điều rằng '' Chúa chịu chết là để cứu chuộc nhân loại '' Nhưng thực chất Chúa không hề chết, vì sau 3 ngày ông ta đã sống lại. Vậy thì cái chết này chỉ là một màn kịch được dựng lên để lừa bịp mọi người. Và cái câu mà giáo hội khẳng định '' Vì yêu thương thế gian nên ngài đã HI SINH con một xuống thế làm người để chuộc tội chúng ta '' hoàn toàn vô nghĩa vì chỉ là một sự '' Hi sinh '' giả dối. Ví như một người tuyên bố làm từ thiện 1 tỷ đồng, mời báo chí đưa tin rầm rộ rồi sau 3 ngày lại thu lại hết toàn bộ số tiền, vậy thì mục đích người đó chỉ để tạo Scandal chứ có giá trị gì thực tế đâu? Đã khẳng định là hi sinh cứu chuộc thì phải mất mát cái gì đó mới có ý nghĩa, đằng này chỉ mới 3 ngày là về trời hưởng phước vậy cũng như không.
Cuối cùng, một bằng chứng khác chứng minh đức Jesus không phải là đấng cứu thế là khi biết mình sắp chịu nạn chịu chết, lẽ ra ngài nên vui mừng mới đúng vì sứ mệnh của mình cuối cùng đã đến, đằng này ngược lại ngài lo buồn tới đổ mồi hôi máu, và liên tục cầu nguyện xin Chúa cha '' cất chén đắng này khỏi con, nhưng đừng theo ý con mà theo ý cha '' Cái thái độ sợ hãi này ta thấy rõ ràng là bị ép buộc chứ không hề tự nguyện, vậy thì ơn cứu chuộc nó có nghĩa lý gì khi miễn cưỡng phải làm? Giáo hội biện minh rằng vì Chúa có thân xác con người nên không tránh khỏi cảm xúc bình thường của con người khi đối diện với khổ đau và cái chết. Nhưng chúng ta nên chú ý rằng ngài có tính Thiên Chúa và quyền phép trong người chứ không phải là kẻ phàm phu nên những lời này là vô nghĩa.
Nguyên nhân của sự mâu thuẫn này là nếu đức Jesus chết luôn thì ngài không phải là Thiên Chúa, mà nếu sống lại thì ơn cứu chuộc chỉ là bịp bợm, ngoài 2 vấn đề này thì không có lựa chọn thứ 3 nên giáo hội phải chọn phương án lừa bịp, vì đại đa số con người thời đó đều thất học và niềm tin một khi được nhiều người ủng hộ thì càng trở nên '' chân thật '' Theo thời gian sự dối trá cứ lớn dần và cái gì càng lâu đời, càng có nhiều người tin kính thì nó chính là '' chân lý ''
Thánh Phaolô trong thư viết cho giáo dân ở Corinth: " Nếu Chúa Jesus không sống lại từ cõi chết thì đức tin của chúng ta đều trở thành vô ích ". Quả vậy, niềm tin Kitô là niềm tin được sống lại sau khi chết. Nếu Chúa đã không sống lại thì Chúa không còn là đấng linh thiêng vượt trên tất cả mọi người. Nói cách khác, Chúa không còn là Chúa nữa. Thánh Phao lô còn nhấn mạnh thêm là sự phục sinh của Chúa là trung tâm tín lý vì nếu không có chuyện phục sinh thì đã không có Giáo Hội Kito.
Amen! “Sưu tầm”
Copy bài của ai quên rồi,hình như của ngài Tài Ngô thì phải...!
https://www.facebook.com/groups/1993155514291442
Không có mô tả ảnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét