Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2020

CA TÔ - ĐẠO ĂN CẮP VÀ LƯƠN LẸO

ai muốn cà khịa thì vào đây hại não LM chơi nè.
Đề tài "Rồng là rắn là ác quỷ Sa tan"

Không có mô tả ảnh.

MẶT NHẬT CÓ HÌNH CON RỒNG: CÓ VẤN ĐỀ GÌ KHÔNG?
Bạn Mạnh Thường vừa nhắn tin hỏi:
"Con chào cha! Hôm qua trên Youtube của TGP Sài Gòn có giờ chầu Thánh Thể trực tuyến, chủ tế là cha Inhaxio Hồ Văn Xuân (Tổng đại diện và chánh xứ chính toà). Con thấy nhà thờ dùng Mặt nhật có hình con rồng, mọi người cũng thấy và hôm nay, mọi người bàn tán trên Fb. Con muốn hỏi cha rằng là Mặt nhật trang trí như vậy có vấn đề gì không ạ, và theo cha nhìn nhận như thế nào ạ?"
TRẢ LỜI
Anh Mạnh Thường mến
Cám ơn anh đã gửi cho tôi hình mặt nhật có hình con rồng và đã hỏi ý kiến tôi. Tôi trả lời anh ngay lập tức.
1.Việt Nam phân biệt con rồng và con mãng xà. Con rồng là linh vật và gắn với điều tốt đẹp nhất. Con mãng xà là quái vật thường gắn với việc ăn thịt người, như trong truyện Thạch Sanh.
Theo truyền thống văn hóa Á Đông, con rồng là biểu tượng của sức mạnh sáng tạo vũ trụ. Vì vậy trên các đình đền người ta hay tạc hay vẽ hình con rồng. Phổ biến là hình lưỡng long chầu nguyệt ( chầu mặt trăng), hay lưỡng long chầu nhật (chầu mặt trời), hay lưỡng long chầu lưỡng nghi ( hình tròn có biểu tượng âm dương) như ở Đền Ngọc Sơn trên hồ Hòan Kiếm, Hà Nội.
Con rồng cũng được lấy làm biểu tượng cho vương quyền. Vì vậy đi thăm hoàng thành Thăng Long , hay Thành Nội ở Huế mình hay thấy hình con rồng ở các lối vào các cung điện, hoặc trên ngai vàng và trên các chi tiết kiến trúc và trang trí khác trong cung điện.
Rồng cũng biểu tượng cho sự hạnh phúc và thịnh vượng, vì vậy ngày tết mình đi đâu cũng thấy các phong bao lì xì mầu đỏ hay mầu vàng in hình con rồng. Trên các thỏi vàng người ta hay đúc hình con rồng và một hãng bánh đậu xanh nổi tiếng ở Hải Dương cũng lấy tên là Rồng Vàng và in hình trên bao bì.
Trong các đình đền người ta hay trang trí cảnh rồng chầu phượng múa.
2.Ngược lại, bên Tây Phương, từ vùng Trung Đông sang đến hết châu Âu, người ta coi con rồng và con mãng xà là một. Đây là một loại quái vật chuyên mưu hại người.
Kinh Thánh được hình thành tại vùng Trung Đông và vùng Tây Phương Địa Trung Hải, nên coi cũng coi con rồng là quái vật, biểu tượng cho thế lực sự dữ, cho Satan, chuyên chống Chúa và hại người.
Sách Sáng thế coi con rắn là là loài xảo quyệt, đã cám dỗ và lừa dối Eva nên Thiên Chúa đã ra án phạt cho nói, coi nó đáng bị nguyền rủa nhất. Thiên Chúa nói: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi và mi sẽ cắn vào gót nó.” (St 3:13-15).
Sách Khải huyền mô tả con mãng xà là một thứ quái vật tàn sát và hủy diệt khủng khiếp: “Đó là một con Mãng Xà, đỏ như lửa, có bẩy đầu và 10 sừng, trên bẩy đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. Rồi Con Mãng Xà đứng chực sẵn trước mặt người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi bà sinh xong là nó nuốt ngay con bà…”(Kh 12:1-4).
Sách Khải huyền cũng mô tả trận giao chiến trên trời giữa Tổng lãnh Thiên Thần Micae với Con Mãng Xà. Tổng lãnh Thiên Thần Micae toàn thắng, “Con Mãng Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Xa-tan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ; nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó (Kh 12:7-10).
Trong tác phẩm Legenda Aurea ra đời thời Trung Cổ viết về hạnh các thánh có kể rằng ở thành Silena bên Libia có con rồng chuyên ăn thịt người. Lần kia đòi ăn thịt cả công chúa. Vua và dân đều khiếp sợ. Thánh Giorgio đi ngang qua thấy thế đã cầm thánh giá nhảy lên lung ngựa giao chiến với con rồng và đã giết được nó.
3.Truyền thống nghệ thuật Công giáo hình tượng con rồng thường gắn liền với các cảnh trên đây.
Vì vậy người ta thấy rất nhiều tranh tượng vẽ Đức Mẹ đang đạp đầu con rắn, rất nhiều tranh tượng mô tả cảnh Tổng lãnh Thiên Thần Micae đang chiến đấu và chiến thắng Satan, rất nhiều tranh tượng vẽ cảnh thánh Giorgio đang chiến thắng con mãng xà.
Ai đi thăm đền Cha Thánh Pio Năm Dấu Đanh ở Rotondo bên Ý thì thấy phía sau bàn thờ, bên tay phải có một bức tường kính mầu rất lớn, vẽ cảnh ngày tận thế trong Sách Khải Huyền với con rồng 7 đầu, nhưng không có cảnh Chúa Kitô và Tổng lãnh Thiên Thần chiến thắng. Vì vậy bức tranh này bị nhiều người phê bình nghệ thuật nói là sai thần học và mang hơi hướm Tam Điểm.
Nói chung trong nghệ thuật Công giáo Tây Phương, trên các tranh tượng, con rồng không được nhìn nhận có vai trò tích cực nào. Con rồng là nhân vật phản diện, luôn đồng nghĩa với Satan xấu xa, tàn ác, mang sức mạnh hủy diệt và cuối cùng bị Thiên Chúa loại trừ.
Hình tượng con rồng không xuất hiện trên các tủ đựng y phục phụng vụ, trên áo lễ, khăn thánh, chén đĩa thánh, mặt nhật đựng Mình Thánh Chầu, khung ảnh, chân nến, vân vân. Trên bàn thờ thánh Giorgio, nếu có, thì con rồng cũng chỉ được vẽ hay tạc ở một diện tích rất nhỏ và đang ở thế chiến bại dưới chân ngài và chân ngựa.
Còn ở Việt Nam, trước đây tôi ở Miền Bắc tôi thấy hình con rồng được tạc trên đầu các cỗ kiệu. (Khá phổ biến).Tôi nghĩ có lẽ tổ tiên mình liên tưởng đến cảnh cưỡi rồng trong truyền thuyết của vua như Đinh Tiên Hoàng, nên bây giờ rồng làm kiệu cho Chúa và Đức Mẹ.
Tôi cũng thấy tạc hình con rồng trên các xe tang hay nhà mồ. Tôi liên liên tưởng linh hồn các cụ nhà ta đang cưỡi rồng về chầu Chúa. (Mà sao lại các cụ không tạc hình con hạc trên nhà mồ hay xe tang nhỉ? Theo ý tôi tạc con hạc ở đây thích hợp hơn)
Tôi cũng thấy có một số nơi tạc hình con rồng bao quanh một số khung ảnh tượng thánh. Tôi liên tưởng rằng theo tục rồng chầu phượng múa trong đình đền bây giờ trong trường hợp này dân mình muốn con rồng chầu Chúa, chầu Đức Mẹ và các thánh nơi khung ảnh.
Nhưng đây là lần đầu tôi thấy hình con rồng trên Mặt nhật đặt Mình Thánh Chúa.
Tôi cũng thấy bối rối và tôi nghĩ người khác cũng bối rối như tôi.
Phải hiểu thế nào hình tượng con rồng ở đây?
Nếu hiểu con rồng trên mặt nhật Chầu Mình Thánh đây là biểu tượng sức mạnh sáng tạo vũ trụ thì không chuẩn mấy. Vì đúng là trong việc sáng tạo Ngôi Hai Thiên Chúa có vai trò nào đấy, nhưng Ngài không là nguyên lý đầu tiên của việc sáng tạo. Truyền thống thần học Công giáo thường coi: Đức Chúa Cha sáng tạo, Đức Chúa Con cứu chuộc và Đức Chúa Thánh Thần Thánh Hóa.
Hiểu con rồng ở đây là biểu tượng cho Chúa Kitô vua trong Bí tích Thánh Thể cũng không ổn. Vì trên thực tế theo design thì con rồng đã “nuốt” mất Mình Thánh Chúa tức là Chúa thật rồi. Hơn nữa truyền thống nghệ thuật Kitô giáo quen trình bầy Chúa Kitô vua với trái địa cầu trên tay có cắm cây thánh giá và với cây phương trượng chỉ huy chứng tỏ uy quyền của ngài trên vũ trụ.
Nếu hiểu con rồng ở đây đang chầu Chúa Giêsu Thánh Thể thì cũng không ổn. Vì nhìn cách bài trí trên mặt nhật thì thấy trọn con rồng đang quấn quanh Thánh Thể, giống như con trăn đang quấn chặt con mồi, một cách đắc thắng, hoặc đang thỏa mãn vì đã nuốt con mồi vào trong bụng. Nếu là đang chầu thì phải là 2 con đang ngự đầu vào như thế lưỡng long chầu nhật thường thấy.
Nếu coi con rồng chỉ là yếu tố trang trí cũng không ổn. Nguyên tắc nghệ thuật làm mặt nhật, làm thế nào thì làm nhưng khi đặt Mình Thành lên thì Mình Thánh hòa hợp với mặt nhật thành một thể thống nhất và khi chiêm ngưỡng thì người ta thấy Chúa đang hiện diện cách linh thiêng, huyền nhiệm và thấy tình thương và uy quyền của Chúa đang chiếu giãi ra cho người ta thấy được và cảm nhận được.
Còn như trường hợp các mặt nhật này, tôi nhìn vào thì con rồng là nổi nhất, thu hút nhất, và cũng vì vậy gây chia trí nhất. Điều này về phương diện tâm lý lại càng tệ hại hơn, vì từ trước đến nay, theo quan niệm Thánh Kinh và thần học Kitô giáo cũng như trong cái nhìn của nghệ thuật Công giáo, tôi quen với việc nhìn con rồng bằng hình ảnh tiêu cực rồi.
Tôi hiểu người đặt làm cái mặt nhật kia đã có ý thức trong việc hội nhập đức tin vào văn hóa. Vì vậy, liên quan đến ý tứ của mặt nhật, tác giả làm nên mặt nhật có những ý tưởng từ trước khi thực hiện và có thể giải thích ý nghĩa của hình tượng và các họa tiết trên mặt nhật theo quan điểm hội nhập văn hóa của họ.
Nhưng nếu là tôi thì tôi không design cái mặt nhật có hình con rồng như vậy. Nếu có tôi cũng không dùng, vì tôi nghĩ truyền thống Thánh Kinh và truyền thống Kitô giáo thì quan trọng hơn truyền thống văn hóa và trong vấn đề hội nhập văn hóa thì chiều quan trọng là đức tin biến đổi văn hóa chứ không phải là đức tin phải chịu lụy văn hóa. Nhất là khi đó không phải là một yếu tố hay một biểu tượng căn bản và bất di bất dịch của văn hóa Việt Nam.
Một lần nữa cám ơn anh đã hỏi. Xin Chúa bảo vệ và gìn giữ anh khỏi họa Cúm Tầu. Xin Chúa cho anh Tuần Thánh sốt sắng và Lễ Phục sinh vui tươi./.
Lm. Nguyễn Văn Khải CSsR
PS. Có một số họa tiết tôi không nhìn rõ hoặc không thấy tôi không phân tích. Có một số họa tiết tôi nhìn thấy nhưng bỏ qua vì không cần phân tích trong phần trả lời này.
https://www.facebook.com/groups/1993155514291442

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét