Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

Giáo hội công giáo lại phải nghĩ đến vấn đề “mất đức tin”

Người ta nghe hai từ được dùng đến ở đây: “none”, “nones”, và “vô thần”. Chữ “none” bao gồm nhiều nghĩa: có thể không theo tôn giáo nào, hoặc “hoài nghi”, hoặc “vô thần.” Ở Âu Châu, từ hơn hai ngàn năm nay, đạo Ki-tô thờ Chúa, dù sau này có cả trăm chi nhánh khác nhau, cũng là những người thờ một vị gọi là Thượng Đế với các đặc tính được mô tả trong thánh kinh Cựu Ước. Vì thế, số người hoài nghi tín lý đó, hoặc không tin, cũng có thể xem như là “vô thần.” Trong bài này chữ vô thần theo ý nghĩa như thế
Năm mươi năm sau khi Hội nghị quốc tế đầu tiên trên thế giới được tổ chức để thảo luận về sự trỗi dậy của chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật, Tòa thành Vatican đang hợp tác với một viện nghiên cứu của Anh để tổ chức một hội nghị về “Văn hóa vô thần“.
Vào cuối tháng 5 này, các học giả từ nhiều ngành khác nhau sẽ tập trung tại Đại học Gregorian để thảo luận về kết quả của sáng kiến nghiên cứu, được gọi là “nhận thức về chủ nghĩa vô thần“, chủ đề mà trong hai năm qua đã vạch ra sự trỗi dậy và bản chất của vấn đề phi tôn giáo trên khắp thế giới.
Tài trợ cho hội nghị này với số tiền 3 triệu đô la là quỹ John Templeton – có trụ sở tại Đại học Kent.
Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, số lượng “nones” – tức là những người tự nhận là vô thần hoặc không theo tôn giáo cụ thể nào – sẽ đạt 1,2 tỷ người trên toàn thế giới vào năm 2060. Tại Hoa Kỳ, có 23% dân số hiện nay tuyên bố không theo bất kỳ một tôn giáo nào.
Đặc biệt là những người trẻ thì thường được xếp vào nhóm những người “nones”. Năm ngoái, một nghiên cứu của nhà nghiên cứu về đức tin, Stephen Bullivant, đã tiết lộ rằng 70% người từ 18 đến 29 tuổi ở Anh được xác định là những người “không theo tôn giáo“.
Trong số các dự án nghiên cứu đang được thực hiện thì có một nghiên cứu về vấn đề “vô thần” ở các quốc gia nơi phần lớn dân số chủ yếu không theo đạo. Các quốc gia đó bao gồm Hàn Quốc, Việt Nam và Nhật Bản, đã đi đến một giả định rằng sự vô thần là một hiện tượng duy nhất của phương Tây. Một nhóm khác thì đang nghiên cứu các yếu tố như động lực, kinh nghiệm và vấn đề mà những người vô thần trong các xã hội tôn giáo như Ai Cập phải đối mặt.
Các dự án khác thì đang hướng đến những thế hệ trẻ không theo tôn giáo ở Anh, sự kiên trì của tư duy ma thuật trong các xã hội vô thần và cách thức “thiền chánh niệm” có thể được coi là một tôn giáo thế tục.
Hội nghị “Văn hóa vô thần”, được tổ chức vào năm 1969, đã diễn ra với tinh thần cởi mở trong Cộng đồng Vatican II. Giáo hội đã khởi xướng một số cuộc đối thoại với các Kitô hữu, người Do Thái và những người có đức tin khác. Giáo hội cũng thành lập một ban thư ký để đối thoại với những người vô thần.
Hội nghị được triệu tập để giải quyết những gì mà Giáo hoàng Paul VI đã xem là “một trong số những vấn đề nghiêm trọng nhất của thời đại chúng ta” – cụ thể là chủ nghĩa vô thần. Đức Hồng Y Franz Koenig, sau đó là tổng giám mục Vienna và giáo hoàng được chọn làm trưởng ban thư ký, nói rằng việc đối thoại thể hiện một “cách tiếp cận mới trong cách tiến hành của Giáo hội Công giáo, ít bận tâm đến việc bảo vệ vị trí của mình hơn là gặp phải những vấn đề rất nghiêm trọng của thế giới hiện đại”.
Hồng y đã hỏi nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ Peter Berger – người qua đời năm 2017, về việc nên mời ai tham dự hội nghị.
Berger viết trong hồi ký rằng: “Ban thư ký đã rất mong muốn có cuộc đối thoại này, nhưng không biết ai sẽ tham dự nó, bởi đó phải là những người có uy tín”.
Có một sự quan tâm lớn của giới truyền thông, và khoảng 3.000 người đã tham dự hội nghị để nghe các nhà xã hội học, nhà sử học và nhà thần học hàng đầu thế giới đưa ra ý kiến. Trong số các học giả nổi bật đến tham dự, có Harvey Cox của Đại học Harvard, Martin Marty từ khoa Thần học của Đại học Chicago và nhà xã hội học người Anh David Martin.
Martin đã trả lời trên tờ Religion News Service rằng “Harvey Cox là một ngôi sao, Anh ta choáng ngợp khi biết rằng giáo hoàng đã đọc cuốn sách của mình, đó là công trình nghiên cứu về chủ nghĩa vô thần mang tên “The Secular City”.” Martin nhớ lại với niềm vui khi một số học giả thế tục đang vui vẻ hiện diện đã được gặp Paul VI.
Nhưng, theo Berger, hội nghị đã không tạo được ảnh hưởng lâu dài, mặc dù thực tế là các cuộc đối thoại giữa những người vô thần và hồng y tiếp tục cho đến thời của giáo hoàng Benedict XVI, khi chương trình “Courtyard of the Gentiles” (Sân của người ngoại đạo), do Benedict lập ra để thúc đẩy liên lạc với thế giới không có giáo hội, đã tổ chức một cuộc gặp gỡ nổi tiếng giữa Hồng Y Mario Martini và nhà triết học và nhà văn người Ý, Umberto Eco.
Hiện tại không có kế hoạch cụ thể về việc Giáo hoàng Francis tổ chức hội nghị này, nhưng các nhà tổ chức cho biết khả năng này vẫn còn mở. Điều quan trọng, là xây dựng một cuộc đối thoại và hợp tác giữa người theo đạo và những người không theo đạo để có được sự hiểu biết hơn về niềm tin hiện sinh và đức tin siêu hình.
Gordon Lynch, giáo sư Michael Ramsey – giáo sư thần học của đại học Kent cho biết “Sự phát triển của các hình thức phi tôn giáo khác nhau đã là một sự phát triển đáng kể trong nhiều xã hội trên khắp thế giới trong những thập kỷ gần đây”, ông cũng cho biết thêm rằng: “kết hợp những phát hiện từ các chương trình nghiên cứu quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực này, hứa hẹn sẽ là một sự kiện mang tính bước ngoặt thực sự, mang đến sự hiểu biết hơn về các hình thức phi tôn giáo và ý nghĩa xã hội của những điều này”
Nguồn: National Catholic Reporter
Người dịch: Nguyễn Lương Thành
https://www.facebook.com/groups/1993155514291442/permalink/2585732021700452/
Trong hình ảnh có thể có: 8 người, mọi người đang ngồi và trong nhàTrong hình ảnh có thể có: bầu trời, cỏ và ngoài trời

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét