Nam Kỳ có nhiều họ đạo, mọc gốc rễ từ lâu đời ở những nơi khuất lấp, bất tiện về giao thông như cù lao Giêng, Bồ Ót (Long Xuyên), Cái Mơn, Cà Nhum (Vĩnh Long) là những chỗ dựa tin cẩn của người Pháp khi mới chiếm được miền Nam. Thi hành chính sách cấm đạo của triều đình, các quan lại địa phương bắt bớ, tra tấn, giam cầm và lưu đày các giáo dân, vô tình gây chia rẽ lương, giáo. Trường hợp ra cộng tác với người Pháp của Trần Bá Lộc, Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ), Trần Tử Ca là những thí dụ điễn hình.
Rồi các hội truyền giáo khuyến khích, giải thích với họ rằng người Pháp sẽ có mặt lâu dài ở đây để bảo vệ họ, quyền lợi của họ và con cái họ khi có sự trả thù của quan lại triều đình. Từ đó, lớp người ra cộng tác với Pháp càng ngày càng đông. Những khuôn mặt bản xứ mới xuất hiện hồi cuối thế kỷ 19 trên chính trường miền Nam hầu hết là Công giáo.
Rồi các hội truyền giáo khuyến khích, giải thích với họ rằng người Pháp sẽ có mặt lâu dài ở đây để bảo vệ họ, quyền lợi của họ và con cái họ khi có sự trả thù của quan lại triều đình. Từ đó, lớp người ra cộng tác với Pháp càng ngày càng đông. Những khuôn mặt bản xứ mới xuất hiện hồi cuối thế kỷ 19 trên chính trường miền Nam hầu hết là Công giáo.
Những lý do Pháp chọn Nam Kỳ đặt chân lên đầu tiên.
Quan niệm rằng xã hội nào cũng có người tốt kẻ xấu, chớ không thể thuần nhứt được, cho nên nhắc lại những kẻ đã nổi danh một thời trong lịch sử cận đại với mọi khía cạnh tốt xấu của nó, đều góp phần làm sống lại một thời kỳ đen tối của lịch sử. Các câu chuyện ấy gần như những giai thoại, một loại ngoại sử thiếu chính xác, nhưng không có cách gì khác hơn để kiểm chứng. Chúng tôi sưu tầm và viết lại người bài ký sự này như một loại kể chuyện đời xưa, còn việc khen chê để dành cho sử gia và các bậc thức giả. Với suy nghĩ như thế, tôi mạnh dạn viết loạt bài nầy cống hiến độc giả. Đây là tâm huyết của một người lưu vong còn nặng tình với quê hương. Mong rằng với lòng rộng lượng sẵn có, qúy độc giả sẽ sẵn lòng tha thứ cho những điều sai lầm, thiếu sót.
Hình ảnh: Cảnh người dân phải quỳ lạy đoàn quân pháp đi ngang
Pháp đem quân gây hấn ở Bắc và Trung Kỳ, nhưng thật sự đặt chân lên được phần đất Việt Nam trước tiên là ở Nam Kỳ. Điều đó có nhiều lý do:
Thứ nhứt, Nam Kỳ ở xa kinh đô Huế, chắc sự phòng bị lỏng lẻo.
Thứ nhì, đối với Pháp, Nam Kỳ là vị trí chiếm lược. Chiếm lược Nam Kỳ là khai thông sông Cửu Long để chiếm Miên, Lào và dọn đường đến Hoa Nam.
Đó là mục tiêu của Pháp để chạy đua với công ty Đông Ấn Anh đang chiếm Ấn Độ, bành trướng qua Miến Điện, tràn xuống Mã Lai. Sự thành công của Pháp ở Nam Kỳ dễ dàng một phần do nhân tâm ly tán. Nam Kỳ là đất mới, Nho học chưa đủ thời gian để bắt rễ. Khoa cử chỉ mới tổ chức hoàn bị vài khoá tại trường thi Hương Gia Định thì người Pháp đến. Số ông Nghè, ông Cử đại diện cho Nho giáo ở miền Nam rất hiếm, chỉ đếm được trên đầu ngón tay.
So với miền Trung và Bắc, dân trí miền Nam thấp, và họ cũng ít hưởng được ơn vua lộc nước như dân ở miền ngoài. Có đọc truyện “Giai Thoại Làng Nho” của cụ Lãng Nhân Phùng Tất Đắc mới thấy trong khoảng gần 100 giai thoại mà cụ sưu tập, chỉ có 4 hay 5 người miền Nam, còn bao nhiêu là những ông Cống, ông Nghè ở miền Trung và Bắc. Các đại thần ra giúp Nguyễn Ánh trung hưng cũng đều phát xuất từ Thanh Hoá trở vào. Chính những người đó vào Nam với khí tiết của kẻ sĩ, học vấn uyên bác của người đất kinh kỳ văn vật để pha trộn với lòng thẳng thắn bộc trực của người Nam.
Những người họ đạo, những kẻ bất mãn lần lượt ra phục vụ cho pháp
Pháp chiếm được miền Nam rồi, Nho học suy tàn mau chóng. Sĩ khí của người miền Nam phần lớn không phát xuất từ những tay khoa bảng, hay giữ những chức vụ cao trong triều đình. Các lãnh tụ chống Pháp như Nguyễn văn Lịch (Nguyễn Trung Trực), Thiên Hộ Dương, Lê Công Thành, Đoàn Công Bửu, Nguyễn Xuân Phụng, Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự ...đều là những người ít học. Dân Nam Kỳ rất phân hoá vì nhiều nguyên nhân kể trên.Hơn nữa, Nam Kỳ có nhiều họ đạo, mọc gốc rễ từ lâu đời ở những nơi khuất lấp, bất tiện về giao thông như cù lao Giêng, Bồ Ót (Long Xuyên), Cái Mơn, Cà Nhum (Vĩnh Long) là những chỗ dựa tin cẩn của người Pháp khi mới chiếm được miền Nam. Thi hành chính sách cấm đạo của triều đình, các quan lại địa phương bắt bớ, tra tấn, giam cầm và lưu đày các giáo dân, vô tình gây chia rẽ lương, giáo. Trường hợp ra cộng tác với người Pháp của Trần Bá Lộc, Lê Phát Đạt (Huyện Sĩ), Trần Tử Ca là những thí dụ điễn hình.
Hình ảnh: Chính sách cấm đạo của triều đình vì ngi ngờ đạo công giáo làm phản, thực tế đạo công giáo sau này thực sự làm phản hoặc giúp sức cho pháp.
Năm 1862, khi ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ đã được nhượng cho Pháp rồi, gây ra biết bao cảnh tượng thương tâm: nhiều nghĩa quân bị sát hại, gia đình tan nát. Có những gia đình bỏ cả nhà cửa ruộng vườn, bồng bế nhau qua ba tỉnh còn lại tá túc.
Trong khi đó, một số người có đạo Thiên Chúa, sẵn mối ác cảm với triều đình, âm thầm ở lại, hoặc mạnh dạn ra hợp tác. Có lẽ bài “thơ Nam kỳ” của tác giả vô danh là áng văn cổ nhứt miền Nam, viết bằng chữ quốc ngữ, nội dung rõ ràng cổ võ cho sự hợp tác với Pháp vì sự bạc đãi của triều đình. Nội dung không có nói tới lý do tôn giáo, nhưng chúng ta có thể hiểu ngầm rằng chính lý do ấy đã làm cho một số giáo dân ở miền Nam ngả theo Pháp. Pháp tìm ra được bài thơ này, nhờ Michel Đức Chaigneau, con ông Chaigneau, một phụ tá đắc lực cho vua Gia Long, dịch ra tiếng Pháp. Nội dung bài thơ tố cáo chính các quan lại địa phương làm cho mất nước vì chủ trương hẹp hòi, chia rẽ và khinh mạn họ.
“...Các quan lại là những nhà hiền triết, những bậc anh hùng tài đức,Bài “Thơ Nam kỳ” tiếp theo do nhà in Tân Định tái bản lần thứ nhất năm 1903. Bài thơ đầu được dịch từ văn vần chữ quốc ngữ ra chữ Pháp, rồi tác giả khác dịch ra Anh văn. Chúng tôi căn cứ vào bản dịch tiếng Anh để quảng diễn lại nội dung. Tam sao thất bổn nhưng chắc chắn có những nét chính còn giữ lại, để chúng ta có một ý niệm rõ ràng: vì bạc đãi, chia rẽ, nghi kỵ giữa lương giáo của triều đình Huế, vô tình làm mất đi một hậu thuẩn lớn của dân chúng. Thấy rõ đó là cơ hội tốt, Pháp liền nắm lấy. Họ dùng người Việt cai trị người Việt ngay từ buổi đầu . Pháp mở rộng vòng tay đón những người bất mãn ra hợp tác, đặt họ vào địa vị có tiền bạc để họ tận tâm phục vụ.
“Họ coi chúng ta (dân) như cỏ cây, như rác rến,
“Họ hay dùng roi vọt đánh đập chúng ta, hơn là kháng chiến chống Pháp.
“Chúng ta như sống trong cảnh cá chậu chim lồng...nên chúng ta (phải như chim khôn) tránh lưới, tránh dò.
“Hãy để chúng tôi bày tỏ lòng tôn kính đối với cường quốc Pháp, vì ‘tứ hải giai huynh đệ’ ...”
Người Công giáo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc xâm lăng của người Pháp vào Nam Kỳ
Để có thêm lý do vững chắc tin rằng người Công giáo đóng một vai trò quan trọng trong cuộc xâm lăng của người Pháp vào Nam Kỳ, chúng tôi xin dẫn chứng một khía cạnh khác. Khi đồn Chí Hoà thất thủ, triều đình Huế liền cử hai ông Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào thương thuyết với Pháp tại Sài Gòn Phái đoàn Pháp ngoài đại diện chính thức là người Pháp , còn có mấy người Việt sau đây: John Liễu, Trần Tử Ca và một người nữa không rõ tên họ, có đạo Thiên Chúa.
Vừa thấy mấy người bản xứ đứng trong hàng ngũ kẻ thù, cụ Phan Thanh Giản giận lắm. Phía họ, khi thấy cụ Phan đại diện cho triều đình vừa bước vào phòng họp thì đứng dậy và chắp tay xá theo lối chào kính nhà vua bằng lễ nghi truyền thống. Cơn giận của cụ Phan tạm nguôi ngoai khi người Pháp giải thích rằng những người Việt này theo Thiên Chúa giáo (có nghĩa là họ trung lập).
Người Công giáo ngả theo Pháp từng giai đoạn. Buổi đầu họ đứng trung lập trong cuộc tranh chấp. Rồi các hội truyền giáo khuyến khích, giải thích với họ rằng người Pháp sẽ có mặt lâu dài ở đây để bảo vệ họ, quyền lợi của họ và con cái họ khi có sự trả thù của quan lại triều đình. Từ đó, lớp người ra cộng tác với Pháp càng ngày càng đông. Những khuôn mặt bản xứ mới xuất hiện hồi cuối thế kỷ 19 trên chính trường miền Nam hầu hết là Công giáo.
Ngoài ra còn có một hạng người khác cũng sớm ra đầu thú để xin hợp tác vì họ là những thành phần điền chủ giàu có. Gia đình họ trước đây nhờ các chức vụ như bá hộ, hộ trưởng, đội trưởng các đồn điền mà làm giàu mau chóng. Có thế lực dễ kiếm ra tiền. Có vốn cho vay sanh lời mau chóng. Có tiền họ mua thêm ruộng đất, hoặc siết ruộng đất của những người cầm cố không trả nổi. Họ cảm thấy cần được cái dù che chở của Pháp để bảo vệ quyền lợi cho gia đình và dòng họ. Nhớ lại những năm loạn lạc dưới thời Lê Văn Khôi chiếm cứ thành Phiên An, cũng như nhiều lần quân Xiêm cướp phá, vơ vét sạch tài sản của họ mà không ai can thiệp.
Cho nên lần này họ rút kinh nghiệm và tìm một con đường mới để tiến thân và bảo vệ tài sản. Họ tự biết vốn không học nhiều chữ Hán, chỉ biết chữ Nôm và quốc ngữ, chắc chắn không được triều đình trọng dụng . Vì lẽ đó, họ đổi hướng, mạnh dạn ra hợp tác với tân triều cho hợp với thời thế. Hơn nữa luật pháp của triều đình quá phong kiến và khắt khe. Hằng năm triều đình ra lịnh hành quyết từ 200 đến 300 người riêng tại Nam Kỳ.. Nhưng khi người Pháp đã làm chủ ở đây, họ áp dụng luật nước Pháp tiến bộ hơn. Tình trạng xử tử các tội nhân cũng giảm gần hết, chỉ trừ những trường hợp trực tiếp giết họ, bị họ bắt. Có lẽ đó cũng là dụng ý của thực dân trong giai đoạn đầu để mua chuộc người bản xứ.
Một vài nhân vật tiêu biểu ở Nam Kỳ
Trong phạm vi bài này, chúng tôi đề cập đến các nhân vật tiêu biểu là Trần Bá Lộc và con là Trần Bá Thọ, Trần Tử Ca, và Đỗ Hữu Phương.
Tôi tin chắc rằng quý độc giả từng đọc qua những quyển danh nhân tự điển nước nhà xuất bản từ trước tới nay, không dễ gì tìm ra tiểu sử các ông ấy. Lý do rất giản dị là vì quan niệm “văn dĩ tải đạo” (văn chương chở đạo lý) của người xưa. Các người trước tác sách vở ngày trước chỉ nhắc đến những gương danh nhơn, anh hùng liệt nữ mà thôi. Dụng ý của họ để răn dạy thế hệ mai sau. Đối với những nhân vật kể trên, sĩ phu nước ta cho là những kẻ có tội với đất nước và dân tộc, nên không ghi chép lại những tấm gương xấu đó.
Ngày nay, chúng ta quan niệm khác. Chúng ta muốn tìm hiểu sự thật và thành tâm, thiện chí làm công việc đó. Chúng ta muốn nhìn thấy những sự việc y như chúng đã xảy ra, dầu tốt hay xấu. Trong khi viết về những nhân vật kể trên, chúng tôi lược bỏ những chi tiết mà các sách sử thường nhắc tới để tránh sự nhàm chán cho người đọc.
TỔNG ĐỐC TRẦN BÁ LỘC (1838-1899)
Các bạn có biết trong tỉnh Mỹ Tho có hai ngôi mộ chôn đứng là của ai không ? Xin thưa rằng ngôi mộ thứ nhất của một người con bất hiếu bị “trời trồng” chôn trong xã Khánh Hậu, sau này thuộc tỉnh Long An. Ngôi mộ thứ hai là của Trần Bá Lộc, đi tàu gần tới Mỹ Tho thấy ngôi mộ sừng sững ở đầu ngã ba sông.
Theo nhận xét của người Pháp lúc còn học ở trường nhà dòng, người Pháp nhìn nhận rằng Lộc tỏ ra thông minh, có chí khí, học hành tiến bộ. Trong thời gian cha bị phát lưu tại Bình Định, giáo hội tiếp tục nuôi nấng và dạy dỗ Lộc. Mối cảm tình với thực dân phát sinh từ đó. Sau khi cưới vợ, một người có đạo Công giáo, được hơn một năm Lộc bị quan lại địa phương bắt bớ, đánh đập rồi giam luôn. Nhưng sau đó Lộc trốn thoát được. Lúc đó Pháp cũng vừa làm chủ tình thế ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, cần mua chuộc người bản xứ ra hợp tác. Khai thác hận thù trong tâm của Lộc, giáo hội khuyên Lộc nên gia nhập hàng ngũ Pháp để tránh bị trả thù. Lộc âm thầm đem gia đình lên Mỹ Tho, rồi nhờ một ông cố đạo gọi là cha Marc che chở để sống trong lãnh thổ của Pháp.
Kinh nghiệm cho biết rằng hễ kẻ có tài hay tự phụ. Lộc không thoát khỏi thông lệ đó. Khi đã thăng phủ, vẫn còn ngồi ở quận Cái Bè, Lộc lấn quyền cả người Pháp. Lộc coi như mình có quyền hành trên những người Pháp đang phục vụ tại đây. Ông ta viết đơn gởi cho Giám Đốc Nội Vụ đề nghị thăng cấp cho người Pháp trong quận, và coi đó như nhiệm vụ của mình. Ngồi quận Cái Bè trong 30 năm, công lao hãn mã đã nhiều, mà vẫn không còn tiến thân được nữa, điều đó chứng tỏ người Pháp không thích ông và dùng người có giai đoạn. Những cuộc đánh dẹp trong Đồng Tháp Mười, Vũng Liêm, Cầu Ngang, Rạch Giá, Phú Quốc...có thể nói bất cứ cuộc khởi nghĩa nào ở Nam Kỳ cũng có Lộc dẫn quân đi đàn áp dã man.
Ông Durrwell nhận xét về Trần Bá Lộc như sau:”Lộc đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa, và thẳng tay dùng bạo lực để dẹp các cuộc bạo động. Dưới con mắt của người Pháp, Lộc là một trong những viên chức Việt Nam ra hợp tác đáng tín nhiệm nhứt, và là một thí dụ điển hình để những người Việt khác noi gương!”
Nhìn về nông thôn, theo báo cáo của Lộc với Thống Đốc Nam Kỳ, thì đó là một bức tranh ảm đạm:”Các viên chức làng xã thường thụt két, biển thủ tiền bạc để ăn xài riêng, hút á phiện và lạm dụng quyền hành. Mỗi khi bắt dân chúng làm sưu thì họ hàng với những người ấy được miễn, không ai dám kêu ca. Tiền bạc thâu góp trong các dịp lễ lạc, họ bỏ túi xài riêng”. Lộc nói thêm:”Các món tiền trợ cấp cho dân quê đều vô túi mấy ông làng (Nên nhớ đây là tiền trợ cấp tử tuất cho gia đình những người lính đã theo Pháp bị tử trận). Khi trả lương cho họ, phải làm sổ sách hẳn hòi. Mỗi lần có lễ lạc như cúng đình là đóng góp tự nguyện, không bắt buộc. Sau cùng , làm sưu phải đồng đều”. Với báo cáo đó, Lộc tỏ ra nắm vững tình hình ở thôn quê và am hiểu luật lệ hành chánh, vì lẽ đó nên Pháp rất tin cậy.
Toàn quyền Paul Doumer vào Nam nhiều lần. Lần nào ông ta cũng có xuống nhà thăm Lộc. Theo P.Doumer vào những năm cuối đời của ông ta, Lộc là một trong những người giàu nhất ở Nam Kỳ. Trước khi chết, Lộc còn hơn hai ngàn mẫu ruộng và làm chủ cả cù lao Qưới Thiện. Để tưởng thưởng công lao hãn mã của Lộc, năm 1899, P.Doumer cho Lộc làm thành viên của phái đoàn, tháp tùng với P.Doumer viếng thăm Bangkok. Ân huệ đó làm cho Lộc rất hãnh diện. Ngoài ra P.Doumer còn cất nhắc Lộc trước khi chết được vào Hội Đồng Tối Cao Đông Dương, có nhiệm vụ lo về an ninh lãnh thổ.
Lộc mất năm 1900 trong sự lãnh đạm của Pháp lẫn Việt. Trước khi chết, Lộc dặn con phải chôn đứng. Đám ma của Lộc quàn đủ 100 ngày để khách khứa xa gần viếng thăm. Mỗi ngày đều có làm heo , bò đãi khách khứa rần rần. Lễ động quan có binh lính bắt súng chào và đưa tới huyệt. Lộc chết không ai tưởng nhớ, nhưng người Pháp cho lấy tên Lộc để đặt tên cho một con kinh từ Bà Bèo tới Rạch Ruộng do chính Lộc chỉ huy dân phu đào. Công việc đào kinh rất nặng nhọc, giữa đồng nhiều muỗi, vắt, đĩa và thiếu nước uống, khiến cho nhiều người chết vì bệnh sốt rét và dịch tả. Kinh Tổng Đốc Lộc đã góp phần làm cho vùng hai bên bờ kinh được phong phú.
Tham gia trận Đồng Tháp Mười (đánh Võ Duy Dương) vào tháng 4 năm 1866.
Truy bắt Nguyễn Trung Trực ở đảo Phú Quốc năm 1868.
Đàn áp quân làm "ngụy" (thuộc giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương) ở phía Trà Đư (hay Trà Sư?) Châu Đốc năm 1868.
Đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Tứ Kiệt (1868-1871) ở Cai Lậy (Mỹ Tho).
Hành quân vào mật khu Bảy Thưa-Láng Linh (Châu Đốc) của Trần Văn Thành năm 1871.
Tháng 2 năm 1872, nghĩa quân Cầu Vòng do Đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao chỉ huy đã phục kích giết chết Tham biện Vĩnh Long là Salicetti. Trần Bá Lộc liền xua quân đến tàn sát dân làng và thiêu rụi nhà cửa của họ, vì "tội" chứa chấp "bọn phiến loạn"[7].
Bắt sống Thủ Khoa Huân tại Chợ Gạo (Mỹ Tho) năm 1875.
Đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Miên (Khmer) ở Trà Béc (vùng biên giới Việt-Campuchia) năm 1883.
Đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Lê Thành Phương ở Phú Yên năm 1887.
Đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng ở Bình Định năm 1887, v.v...
Khi ông chết, người dân Cái Bè không mặn mà với đám tang này bởi khi còn sống Trần Bá Lộc là tay sai cho Pháp và có quá nhiều tội ác với dân mình. Hiện nay theo người dân xung quan kể lại, dòng họ tại Việt Nam không còn ai. Có năm vào dịp Tết, có người ở tận Mỹ Tho về thuê người quét dọn. Vì thế, mộ thì còn đó nhưng người dân không ai màng tới bởi những gì mà họ đã gây ra cho người dân nơi này mãi mãi không thể nào quên được.
Phải chăng cây độc không trái, hay ít trái, nên Trần Bá Lộc chỉ có một người con duy nhứt là Trần Bá Thọ. Theo cuốn “Sự có mặt của người Pháp ở Nam Kỳ và Cam Bốt” thì từ năm 1886 trở đi Nam Kỳ đã bắt đầu gởi người du học qua Pháp. Bốn năm sau số du học sinh lên đến 90 người . Thọ là một trong những người du học đầu tiên đó, cùng với Huỳnh Công Miêng con Lãnh Binh Huỳnh Công Tấn (1). Thọ và người chú ruột là Trần Bá Hữu theo học trường Laseyne ở Pháp. Những người đi Pháp học trong buổi đầu không phải để lấy bằng cấp, mà chỉ học chữ Pháp đủ sức làm thông ngôn, giao dịch với Pháp mà thôi.
Trước hết, trong các phiên họp hội đồng, Thọ đưa ra nhận xét:”Vai trò cai tổng trong mỗi quận rất quan trọng, nhờ họ làm trung gian truyền lệnh từ quận xuống xã, và đốc xuất việc thâu thuế. Cai tổng do các làng bầu ra, nhưng phải được nhà cầm quyền cấp tỉnh hợp thức hóa. Mỗi cai tổng có phó tổng phụ tá. Thọ nói tìm và bổ nhiệm một cai tổng có khả năng không phải dễ, và Thọ cũng phàn nàn lương cai tổng quá thấp, nên khó kiếm người có khả năng, mà còn làm cho họ tham nhũng, hối lộ. Còn các ông làng, mỗi lần đi công tác lên tỉnh, lên quận mất nhiều ngày mà không có công tác phí, khiến họ phải ăn hối lộ”.
Trong một phiên họp hội đồng, Thọ nêu ý kiến báo chí sẽ tường thuật các phiên họp ấy cho dân chúng biết. Viên Thống Đốc Nam Kỳ chủ tọa trả lời rằng:
“Me-sừ Thọ rất thông minh, nhưng không hiểu biết nội bộ. Nếu cho dân chúng biết mọi cuộc thảo luận của Hội Đồng Quản Hạt, chúng ta sẽ khó đạt mục đích. Cần phải giấu họ.”
Đã từng nghe dân chúng phàn nàn về việc làm của cha trước đây nên vào năm 1908, Trần Bá Thọ cho xuất bản quyển:”Nhị Thập Tứ Hiếu” bằng Pháp văn và Quốc ngữ để giáo dục dân chúng về luân lý, đạo đức của Nho giáo. Trong lời tựa sách, Thọ viết:
“người Việt không kính trọng các kẻ hợp tác với Pháp và nói tiếng Pháp vì họ bị cô lập không nói được tiếng ấy và cũng không được giáo dục nữa.”
Trước kia, Lộc đã từng chủ trương dạy chữ Quốc ngữ cho người Công giáo . Thọ nói rằng vì thiếu sách nên ông phải soạn ra. Lập luận này bị ông Diệp Văn Cương không tán thành bằng cách nói rằng không có lý do gì mà không dạy Nho giáo bằng Pháp văn, trong khi tiếng Pháp chính là công cụ để khai hoá. Còn Hội Đồng Lê Văn Phát thì cho rằng cần duy trì tiếng Pháp để người Pháp hiểu sinh hoạt, lịch sử Nam Kỳ mà họ đang cai trị. Trong khi đó, Giám Mục Mossand phàn nàn nhờ hấp thụ văn hoá Pháp do nhu cầu cai trị, mà một số người tỏ ra ít trung thành với Pháp. Ông Diệp Văn Cương, du học Pháp, đổ Tú Tài 2, về làm Hội Đồng đã phản đối:
“Lời tuyên bố xuất phát từ một vị đứng đầu Giáo Hội Truyền Giáo Nam Kỳ như một sự tố cáo tất cả người Việt du học bên Pháp đều chống lại Pháp, Điều đó không đúng.”
Dư luận Nam Kỳ cho rằng Trần Bá Thọ giống cha, lúc làm Hội Đồng dám ăn nói, tỏ ra cứng đầu, không nể nang ai hết. Về sau Thọ quy dân lập ấp, xây chợ, cất nhà ở Sa Đéc, lúc ấy thuộc phủ Tân Thành, nơi Lộc từng trấn nhậm và có rất nhiều đất đai. Dân chúng Sa Đéc còn nhắc đến Trần Bá Thọ bằng hai câu liễn đối:
“Tại Gia Định có một sĩ phu tên Nguyễn Văn Thạnh quê quán ở Định Tường, đậu khoá thi Hương (cử nhân) làm quan tại Bình Thuận. Ông Thạnh là một nhà Nho có khí tiết. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ , Cử Thạnh từ quan trở về tìm cách liên lạc với nghĩa quân để tham gia. Ghe bầu của ông vừa vào cửa Cần Giờ thì bị quân Pháp khám xét. Sau khi lục soát, chúng tìm được nhiều mã tấu, gươm giáo giấu dưới khoang hầm. Âm mưu bại lộ , Cử Thạnh bị bắt giải về Sài Gòn . Nghe tin, Tôn Thọ Tường tới xin bảo lãnh, mời về nhà đãi tiệc để dụ dỗ. Thạnh khẳng khái từ chối. Tường không dám ép mà chỉ nói
Nhân các hữu kỳ chí (Ai có chí hướng của người nấy)
Mấy tháng sau, Cử Thạnh về quê sống ẩn dật. Lúc nầy Trần Bá Lộc đã ngồi chủ quận Cái Bè, nghe danh Cử Thạnh nên mời ông ta về nhà làm gia khách dạy con là Trần Bá Thọ. Cha nào con nấy, Trần Bá Thọ tuy còn là học trò, nhưng cũng bộc lộ nhiều cử chỉ ngang ngạnh. Một hôm thấy thầy đồ Nguyễn Văn Thạnh rậm râu, hay hút thuốc, Trần Bá Tọ liền tới gần và nói:
- Thưa thầy, thầy có thể cho phép con ra một câu đối?
- Được, trò cứ làm trước. Cử Thạnh trả lời.
Trần Bá Thọ liền đọc:
“Râu ba chòm lém dém, miệng hút thuốc phì phèo”.
Nhìn lại thấy Thọ tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đầu hói, tóc thưa, đi đâu cũng cầm ba-ton ra vẻ hống hách, nên Cử Thạnh ứng khẩu đối ngay:
“Tóc vài sợi le the, tay cầm gậy ngúc ngắc.”
Chưa thoả mãn, Thọ xin thầy đối một câu nữa của hắn:
“Phụ từ, tử hiếu, sanh con thế ấy là vàng”
Bực mình, thấy đứa học trò ngạo mạn, Cử Thạnh liền đáp:
“Tham phú, phụ bần, đụ mẹ thằng nào ở bạc!”
Xấu hổ, từ đó Trần Bá Thọ không còn xấc láo với thầy học nữa.
Để thể hiện mình cũng có văn hóa, Thọ mướn người dịch và đứng tên xuất bản quyển “Nhị thập tứ hiếu" bằng Pháp văn và Quốc ngữ để giáo dục dân chúng về luân lý, đạo đức của Nho giáo.
Trong lời tựa sách, Thọ viết "người Việt không kính trọng các kẻ hợp tác với Pháp và nói tiếng Pháp vì họ bị cô lập không nói được tiếng ấy và cũng không được giáo dục nữa".
Nhưng thực ra đây là một quyển sách cổ hủ, cổ súy cho quan niệm hiếu thảo man rợ như Quách Cự chôn con để bớt miệng ăn nhường cơm cho mẹ, Vương Tường nằm trên băng chờ bắt cá chép cho vui lòng mẹ ghẻ… Trần Chánh Chiếu khinh bỉ Thọ, gọi mỉa mai là "Phước Tân" (Phước Tân có nghĩa là cháu ông Phước con ông Lộc, nhưng lại có nghĩa theo diện số đề 36 hoặc 40 thì là "con chó") và nói thẳng là hãy bán hết tài sản làm từ thiện để chuộc lại tội ác.
“Tân thị Mỹ Thành, chánh bổ Lục na sáng tạo
Quy dân lạc lợi, Hùng đường, Trần Bá Thọ kinh dinh”
Phẫn uất trước sự bóc lột tàn nhẩn của Thọ, nông dân, tá điền Sa Đéc đã nổi dậy đốt cháy toàn bộ dinh cơ và lúa thóc dự trữ ở đây.
Khi làm tri phủ quận Tân Bình, Sa Đéc, quen thói tàn bạo và đa dâm, Thọ hay bắt con gái mà cưỡng bức. Lúc này chí sĩ Đặng Thúc Liêng, một thành viên tích cực của nhóm Minh Tân, là bạn chí thân của Trần Chánh Chiếu vừa ra tù (bị bắt trong vụ Minh Tân) về quê vợ ở tại làng Tân Qui Đông tỉnh Sa Đéc mở phòng mạch đông y trị bệnh.
Ông Liêng là học trò của hai ông Phan Tôn, Phan Liêm (con cụ Phan Thanh Giản) vốn nổi tiếng giỏi cả chữ nho, tiếng Pháp nên được chủ tỉnh Sa Đéc là André Mast mời dạy chữ nho và được chủ tỉnh tin cậy, nể trọng.
Ngày nọ, nghe tin Trần Bá Thọ cưỡng đoạt cô dâu giữa tiệc cưới ở làng Tân Dương, ông Đặng Thúc Liêng yêu cầu tham biện Mast gởi công điện về phủ Thống đốc Nam Kỳ mời một thanh tra Pháp xuống điều tra.
Vừa hỏi xong khẩu cung của Thọ, thanh tra ra lệnh ngưng chức và giam Thọ như một tên tội phạm hèn mạt. Những Việt gian bạn bè Trần Bá Lộc kể lể công lao của Lộc trước đây để xin cứu Thọ nhưng André Mast và các quan chức Pháp thuộc phái Xã hội đã quyết liệt yêu cầu phải xử nghiêm để làm trong sạch bộ máy. Thọ bị giải về Sài Gòn, giam vài tháng rồi bị cách chức
Một bài báo gần đây có bài viết về Trần Bá Thọ, trong đó có câu chuyện giành gái với quan tham biện Vĩnh Long như sau: “Trong một cuộc đua trâu với gã Tây chủ cù lao 5 thôn, Thọ chợt nhìn thấy một cô gái con thầy thuốc bắc, và mê.
Nhưng ở vùng đất của Ta Lơ Feo thì làm sao có chuyện An Nam Mít mà chọn thứ chỉ để dành cúng quan Tây. Thọ đưa lời thách thức. Bạn của Ta Lơ Feo là quan tham biện bèn tham chiến. Thọ hơi chùng vì gặp phải quan Tây. Về thỏ thẻ với đốc phủ Lộc, Thọ nhận được sự đồng ý của cha.
Chỉ vài tháng sau, toàn bộ gần 5.000 mẫu vườn cây ăn trái của Ta Lơ Feo đã được mua lại với giá hời. Đương nhiên, như thời thuộc địa, những thứ đi kèm với vùng đất, đại thể là cô gái đẹp cũng được xem là vật đi kèm. Và chủ nhân mới của cù lao 5 thôn, lại chính là gia đình đốc phủ Lộc”.
Câu chuyện này chỉ đúng về tính chất háo sắc của Trần Bá Thọ nhưng không chính xác về chuyện làm lãnh chúa cù lao Ngũ Hiệp, hay còn gọi là cù lao Năm thôn.
Trần Bá Thọ đã không mua mắc mà mua cù lao này rất rẻ. Mua không phải nịnh nọt ai mà là nhân cơ hội túng cùng của chủ cũ. Và chính cù lao này là nơi kết thúc số phận của y.
Năm 1871, cù lao Năm Thôn bị đem ra phát mại. Trần Bá Lộc lúc đó đang là chủ huyện Cái Bè nhân cơ hội này mua lại cù lao Năm Thôn với tham vọng làm lãnh chúa. Trần Bá Lộc đầu tư mở rộng đất canh tác tại đây lên tới 750 ha.
Trần Bá Lộc chết, Trần Bá Thọ kế thừa di sản, trong đó có cù lao Năm Thôn, tiếp tục giấc mơ làm lảnh chúa ở cù lao này và cũng đi theo vết xe đổ của chủ cũ. Do tham lam, đầu tư quá lớn, bóc lột người dân nặng nề nên nông dân đồng loạt bỏ trốn công cuộc làm ăn thất bại.
Bị mất chức sau vụ cưỡng đoạt cô dâu, công cuộc làm ăn bị thất bại, nợ nần chồng chất, dinh cơ đồ sộ ở Sa Đéc bị dân đốt cháy, đất đai bị ngân hàng tịch biên phát mại, Trần Bá Thọ đã bắn vào đầu tự sát năm 1909.
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường đánh giá về Trần Bá Thọ như sau: "Trần Bá Thọ, tuy có leo đến chức Tổng đốc Danh dự (chức hàm), nhưng vẫn lẹt đẹt ở thuộc địa làm một loại địa chủ cường hào của vùng Cái Bè, bắt chước thực dân vụng về khai thác cù lao Năm Thôn đưa đến thất bại phải tự tử thảm thương”.
Hình ảnh: Tổng đốc Trần Bá Lộc
Sinh ra và lớn lên trong gia đình có đạo thiên chúa
Trần Bá Lộc là một trong những người oán hận triều đình Huế chỉ vì gia đình ông có đạo, đã bị ngược đãi. Thân phụ Lộc là Trần Bá Phước, người Quảng Bình, đổ Tú Tài vào Nam lập nghiệp với tư cách một thầy đồ. Ban đầu cụ Phước dạy học tại Cái Nhum Rau Má (Vĩnh Long) sau đó đổi lên cù lao Giêng (Châu Đốc). Đây là các xứ đạo lâu đời nhờ vào vị trí khuất lấp với bên ngoài, nên các giáo sĩ vẫn lén lút truyền đạo. Trần Bá Lộc chào đời tại đây năm 1838, cuối đời vua Minh Mạng. Lớn lên nhằm lúc triều đình cho thi hành một chánh sách cấm đạo khắt khe vì sự khiêu khích của người Pháp. Nhiều cố đạo bị bắt giam, có vị bị hành quyết như Thánh Minh bị giết năm 1854 tại bến đò Đình Khao (Vĩnh Long). Nhiều tín đồ bị đánh đập tàn nhẫn buộc phải bỏ đạo. Có kẻ bị lưu đày. Thân phụ Lộc, cụ Trần Bá Phước bị bắt giam tại Châu Đốc một thời gian rồi đày đi Bình Định. Năm đó Lộc 16 tuổi. Bao nhiêu thù hận Lộc đổ trút lên đầu quan lại địa phương và triều đình Huế. Càng thương cha bao nhiêu, Lộc càng căm thù bấy nhiêu.Theo nhận xét của người Pháp lúc còn học ở trường nhà dòng, người Pháp nhìn nhận rằng Lộc tỏ ra thông minh, có chí khí, học hành tiến bộ. Trong thời gian cha bị phát lưu tại Bình Định, giáo hội tiếp tục nuôi nấng và dạy dỗ Lộc. Mối cảm tình với thực dân phát sinh từ đó. Sau khi cưới vợ, một người có đạo Công giáo, được hơn một năm Lộc bị quan lại địa phương bắt bớ, đánh đập rồi giam luôn. Nhưng sau đó Lộc trốn thoát được. Lúc đó Pháp cũng vừa làm chủ tình thế ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, cần mua chuộc người bản xứ ra hợp tác. Khai thác hận thù trong tâm của Lộc, giáo hội khuyên Lộc nên gia nhập hàng ngũ Pháp để tránh bị trả thù. Lộc âm thầm đem gia đình lên Mỹ Tho, rồi nhờ một ông cố đạo gọi là cha Marc che chở để sống trong lãnh thổ của Pháp.
Hình ảnh: Ngôi mộ chôn đứng của Đại Việt Gian con chiên thiên chúa giáo Trần Bá Lộc
Phục vụ tích cực cho thực dân pháp
Cũng do sự tiến dẫn và giới thiệu của Marc, Lộc xin vào làm lính mã tà. Lộc lập nhiều thành tích nhờ dọ thám, điềm chỉ cho Pháp bắt các thân hào nhân sĩ ủng hộ nghĩa quân, nên Lộc được thăng Cai, rồi lên Đội rất nhanh. Năm sau, Lộc đã lập nghiệp vững chắc ở đây rồi, Pháp cấp cho Lộc một căn nhà lá, vợ thì nuôi heo kiếm thêm tiền. Từ đó, tiền bạc và địa vị của Lộc thăng tiến nhanh như diều gặp gió. Vốn có ác cảm với quan quân của triều đình, Lộc đàn áp các nghĩa quân không nới tay. Nhờ biểu lộ lòng trung thành với thực dân qua các vụ đánh dẹp, chém giết, lại biết chữ quốc ngữ, chữ Hán, cho nên mới 26 tuổi, Lộc được bổ làm tri huyện, tức chủ quận Cái Bè năm 1865. Lộc là người Việt Nam đầu tiên được Pháp bổ làm chủ quận Nam Kỳ. Hai năm sau, Lộc được thăng Đốc Phủ Sứ. Lúc nầy Lộc vừa đóng vai trò võ quan để bình định các cuộc khởi nghĩa cho Pháp, vừa giữ vai trò cố vấn cho Pháp về vấn đề an ninh lãnh thổ, hành chánh và chánh sách cai trị nữa.Kinh nghiệm cho biết rằng hễ kẻ có tài hay tự phụ. Lộc không thoát khỏi thông lệ đó. Khi đã thăng phủ, vẫn còn ngồi ở quận Cái Bè, Lộc lấn quyền cả người Pháp. Lộc coi như mình có quyền hành trên những người Pháp đang phục vụ tại đây. Ông ta viết đơn gởi cho Giám Đốc Nội Vụ đề nghị thăng cấp cho người Pháp trong quận, và coi đó như nhiệm vụ của mình. Ngồi quận Cái Bè trong 30 năm, công lao hãn mã đã nhiều, mà vẫn không còn tiến thân được nữa, điều đó chứng tỏ người Pháp không thích ông và dùng người có giai đoạn. Những cuộc đánh dẹp trong Đồng Tháp Mười, Vũng Liêm, Cầu Ngang, Rạch Giá, Phú Quốc...có thể nói bất cứ cuộc khởi nghĩa nào ở Nam Kỳ cũng có Lộc dẫn quân đi đàn áp dã man.
Hình ảnh: Việt Nam thời còn bị đô hộ bởi thực dân pháp
Người công giáo thì luôn luôn trung thành với pháp
Có một lần Lộc họp cùng Phủ Đức, ruồng bắt cuộc khởi nghĩa của Thủ Khoa Huân ở vùng Gò Công lên đến Chợ Gạo, khiến cho cọp, chồn, nai chạy tán loạn vào các thôn xóm. Khi ngồi chủ quận Cái Bè, mỗi lần báo cáo điều gì lên Thống Đốc Nam Kỳ, Lộc luôn luôn dùng chữ “Phụng lệnh quan lớn Nguyên Soái”, nịnh bợ cấp trên hết lòng. Theo Lộc, nhà cầm quyền cần dạy dân chúng về luân lý, đạo đức của Pháp. Lộc nói người Công Giáo luôn luôn trung thành với Pháp, chỉ có các phần tử theo Nho giáo mới làm loạn.Ông Durrwell nhận xét về Trần Bá Lộc như sau:”Lộc đàn áp dã man các cuộc khởi nghĩa, và thẳng tay dùng bạo lực để dẹp các cuộc bạo động. Dưới con mắt của người Pháp, Lộc là một trong những viên chức Việt Nam ra hợp tác đáng tín nhiệm nhứt, và là một thí dụ điển hình để những người Việt khác noi gương!”
Dùng nhiều hành động đê hèn để hạ sát nghĩa quân
Lộc chém giết các nghĩa quân dã man hơn cả người Pháp rất nhiều, nên dân chúng oán hận mà không làm gì được. Có một lần Lộc đi dự lễ khánh thành một nhà việc làng ở Mỹ Tho, bị ám sát, nhưng thoát chết. Để dẹp tan các cuộc khởi nghĩa và dụ hàng, Lộc bắt cha mẹ, vợ con các lãnh tụ phải chỉ chỗ họ ẩn núp, kêu họ ra đầu thú, nếu không đạt mục đích, Lộc sẵn sàng hạ sát họ. Đối với Lộc, phương tiện nào cũng tốt miễn đạt tới mục tiêu thì thôi.Nhìn về nông thôn, theo báo cáo của Lộc với Thống Đốc Nam Kỳ, thì đó là một bức tranh ảm đạm:”Các viên chức làng xã thường thụt két, biển thủ tiền bạc để ăn xài riêng, hút á phiện và lạm dụng quyền hành. Mỗi khi bắt dân chúng làm sưu thì họ hàng với những người ấy được miễn, không ai dám kêu ca. Tiền bạc thâu góp trong các dịp lễ lạc, họ bỏ túi xài riêng”. Lộc nói thêm:”Các món tiền trợ cấp cho dân quê đều vô túi mấy ông làng (Nên nhớ đây là tiền trợ cấp tử tuất cho gia đình những người lính đã theo Pháp bị tử trận). Khi trả lương cho họ, phải làm sổ sách hẳn hòi. Mỗi lần có lễ lạc như cúng đình là đóng góp tự nguyện, không bắt buộc. Sau cùng , làm sưu phải đồng đều”. Với báo cáo đó, Lộc tỏ ra nắm vững tình hình ở thôn quê và am hiểu luật lệ hành chánh, vì lẽ đó nên Pháp rất tin cậy.
Hình ảnh: Một đoàn quân dẫn đầu bởi người pháp
Người được pháp trao tặng Huân Chương Bắc Đẩu Bội Tinh
Năm 1886, Lộc được Pháp điều động ra Bình Định để đánh dẹp cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng. Xong việc, Lộc được thưởng Bắc Đẩu Bội Tinh và thăng hàm Tổng Đốc Thuận Khánh, nên dân chúng gọi ông là Tổng Đốc Lộc. Sau đó, Lộc về quê tại Cái Bè và Mỹ Tho. Lộc rất tự phụ, chê cả người Pháp là bất lực, kém hiểu biết tình hình địa phương. Cũng chính vì thế người Pháp không ưa ông ta, nhưng phải nhìn nhận rằng:”Lộc là người dùng phương tiện cẩu thả, nhưng đạt mục đích chắc chắn”. Tham Biện Mỹ Tho phê bình Lộc như sau:”người ta có thể phàn nàn lão già nầy về hành động dã man lúc trước nhưng tôi nghĩ trong hàng ngũ viên chức bản xứ hiện nay, khó tìm được người biết kính bề trên và tận tụy với quyền lợi của nước Pháp như hắn”. (Hồ sơ Trần Bá Lộc của Durrwell, năm 1931)Toàn quyền Paul Doumer vào Nam nhiều lần. Lần nào ông ta cũng có xuống nhà thăm Lộc. Theo P.Doumer vào những năm cuối đời của ông ta, Lộc là một trong những người giàu nhất ở Nam Kỳ. Trước khi chết, Lộc còn hơn hai ngàn mẫu ruộng và làm chủ cả cù lao Qưới Thiện. Để tưởng thưởng công lao hãn mã của Lộc, năm 1899, P.Doumer cho Lộc làm thành viên của phái đoàn, tháp tùng với P.Doumer viếng thăm Bangkok. Ân huệ đó làm cho Lộc rất hãnh diện. Ngoài ra P.Doumer còn cất nhắc Lộc trước khi chết được vào Hội Đồng Tối Cao Đông Dương, có nhiệm vụ lo về an ninh lãnh thổ.
Hình ảnh: khu lăng mộ của Đại Việt Gian dòng họ thiên chúa giáo Trần Bá Lộc
Lộc mất năm 1900 trong sự lãnh đạm của Pháp lẫn Việt. Trước khi chết, Lộc dặn con phải chôn đứng. Đám ma của Lộc quàn đủ 100 ngày để khách khứa xa gần viếng thăm. Mỗi ngày đều có làm heo , bò đãi khách khứa rần rần. Lễ động quan có binh lính bắt súng chào và đưa tới huyệt. Lộc chết không ai tưởng nhớ, nhưng người Pháp cho lấy tên Lộc để đặt tên cho một con kinh từ Bà Bèo tới Rạch Ruộng do chính Lộc chỉ huy dân phu đào. Công việc đào kinh rất nặng nhọc, giữa đồng nhiều muỗi, vắt, đĩa và thiếu nước uống, khiến cho nhiều người chết vì bệnh sốt rét và dịch tả. Kinh Tổng Đốc Lộc đã góp phần làm cho vùng hai bên bờ kinh được phong phú.
Lược kê một số thành tích của ông đối với thực dân Pháp:
Những năm đầu khi Pháp chiếm đóng miền Nam, phong trào Cần Vương nổi lên khắp nơi. Một trong những người theo chân giặc Pháp tàn sát dân tộc mình không ai khác hơn là Trần Bá Lộc.
Hình ảnh: Cuộc khởi nghĩa chống pháp ở nam kỳ
Tham gia trận Đồng Tháp Mười (đánh Võ Duy Dương) vào tháng 4 năm 1866.
Truy bắt Nguyễn Trung Trực ở đảo Phú Quốc năm 1868.
Đàn áp quân làm "ngụy" (thuộc giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương) ở phía Trà Đư (hay Trà Sư?) Châu Đốc năm 1868.
Đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Tứ Kiệt (1868-1871) ở Cai Lậy (Mỹ Tho).
Hành quân vào mật khu Bảy Thưa-Láng Linh (Châu Đốc) của Trần Văn Thành năm 1871.
Tháng 2 năm 1872, nghĩa quân Cầu Vòng do Đốc binh Lê Cẩn và Nguyễn Giao chỉ huy đã phục kích giết chết Tham biện Vĩnh Long là Salicetti. Trần Bá Lộc liền xua quân đến tàn sát dân làng và thiêu rụi nhà cửa của họ, vì "tội" chứa chấp "bọn phiến loạn"[7].
Bắt sống Thủ Khoa Huân tại Chợ Gạo (Mỹ Tho) năm 1875.
Đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Miên (Khmer) ở Trà Béc (vùng biên giới Việt-Campuchia) năm 1883.
Đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Lê Thành Phương ở Phú Yên năm 1887.
Đánh dẹp cuộc khởi nghĩa Mai Xuân Thưởng ở Bình Định năm 1887, v.v...
Khi ông chết, người dân Cái Bè không mặn mà với đám tang này bởi khi còn sống Trần Bá Lộc là tay sai cho Pháp và có quá nhiều tội ác với dân mình. Hiện nay theo người dân xung quan kể lại, dòng họ tại Việt Nam không còn ai. Có năm vào dịp Tết, có người ở tận Mỹ Tho về thuê người quét dọn. Vì thế, mộ thì còn đó nhưng người dân không ai màng tới bởi những gì mà họ đã gây ra cho người dân nơi này mãi mãi không thể nào quên được.
TRẦN BÁ THỌ
Phải chăng cây độc không trái, hay ít trái, nên Trần Bá Lộc chỉ có một người con duy nhứt là Trần Bá Thọ. Theo cuốn “Sự có mặt của người Pháp ở Nam Kỳ và Cam Bốt” thì từ năm 1886 trở đi Nam Kỳ đã bắt đầu gởi người du học qua Pháp. Bốn năm sau số du học sinh lên đến 90 người . Thọ là một trong những người du học đầu tiên đó, cùng với Huỳnh Công Miêng con Lãnh Binh Huỳnh Công Tấn (1). Thọ và người chú ruột là Trần Bá Hữu theo học trường Laseyne ở Pháp. Những người đi Pháp học trong buổi đầu không phải để lấy bằng cấp, mà chỉ học chữ Pháp đủ sức làm thông ngôn, giao dịch với Pháp mà thôi.
Tiếp tục tay sai phục vụ cho pháp như cha mình Trần Bá Lộc
Sau khi ở Pháp về, Trần Bá Thọ vừa làm Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ, vừa lo quản lý ruộng đất khổng lồ của cha để lại. Cũng giống như cha, khi ra làm việc với Pháp, Thọ vẫn nóng tánh, hay có những ý kiến trái ngược với quyền lợi của Pháp. Trần Bá Thọ có một người con gái gả cho con trai út của cụ Trương Vĩnh Ký là Trương Vĩnh Tống. Trong thời gian làm hội đồng, Trần Bá Thọ có nhiều hoạt động đáng lưu ý.Trước hết, trong các phiên họp hội đồng, Thọ đưa ra nhận xét:”Vai trò cai tổng trong mỗi quận rất quan trọng, nhờ họ làm trung gian truyền lệnh từ quận xuống xã, và đốc xuất việc thâu thuế. Cai tổng do các làng bầu ra, nhưng phải được nhà cầm quyền cấp tỉnh hợp thức hóa. Mỗi cai tổng có phó tổng phụ tá. Thọ nói tìm và bổ nhiệm một cai tổng có khả năng không phải dễ, và Thọ cũng phàn nàn lương cai tổng quá thấp, nên khó kiếm người có khả năng, mà còn làm cho họ tham nhũng, hối lộ. Còn các ông làng, mỗi lần đi công tác lên tỉnh, lên quận mất nhiều ngày mà không có công tác phí, khiến họ phải ăn hối lộ”.
Trong một phiên họp hội đồng, Thọ nêu ý kiến báo chí sẽ tường thuật các phiên họp ấy cho dân chúng biết. Viên Thống Đốc Nam Kỳ chủ tọa trả lời rằng:
“Me-sừ Thọ rất thông minh, nhưng không hiểu biết nội bộ. Nếu cho dân chúng biết mọi cuộc thảo luận của Hội Đồng Quản Hạt, chúng ta sẽ khó đạt mục đích. Cần phải giấu họ.”
Đã từng nghe dân chúng phàn nàn về việc làm của cha trước đây nên vào năm 1908, Trần Bá Thọ cho xuất bản quyển:”Nhị Thập Tứ Hiếu” bằng Pháp văn và Quốc ngữ để giáo dục dân chúng về luân lý, đạo đức của Nho giáo. Trong lời tựa sách, Thọ viết:
“người Việt không kính trọng các kẻ hợp tác với Pháp và nói tiếng Pháp vì họ bị cô lập không nói được tiếng ấy và cũng không được giáo dục nữa.”
Trước kia, Lộc đã từng chủ trương dạy chữ Quốc ngữ cho người Công giáo . Thọ nói rằng vì thiếu sách nên ông phải soạn ra. Lập luận này bị ông Diệp Văn Cương không tán thành bằng cách nói rằng không có lý do gì mà không dạy Nho giáo bằng Pháp văn, trong khi tiếng Pháp chính là công cụ để khai hoá. Còn Hội Đồng Lê Văn Phát thì cho rằng cần duy trì tiếng Pháp để người Pháp hiểu sinh hoạt, lịch sử Nam Kỳ mà họ đang cai trị. Trong khi đó, Giám Mục Mossand phàn nàn nhờ hấp thụ văn hoá Pháp do nhu cầu cai trị, mà một số người tỏ ra ít trung thành với Pháp. Ông Diệp Văn Cương, du học Pháp, đổ Tú Tài 2, về làm Hội Đồng đã phản đối:
“Lời tuyên bố xuất phát từ một vị đứng đầu Giáo Hội Truyền Giáo Nam Kỳ như một sự tố cáo tất cả người Việt du học bên Pháp đều chống lại Pháp, Điều đó không đúng.”
Dư luận Nam Kỳ cho rằng Trần Bá Thọ giống cha, lúc làm Hội Đồng dám ăn nói, tỏ ra cứng đầu, không nể nang ai hết. Về sau Thọ quy dân lập ấp, xây chợ, cất nhà ở Sa Đéc, lúc ấy thuộc phủ Tân Thành, nơi Lộc từng trấn nhậm và có rất nhiều đất đai. Dân chúng Sa Đéc còn nhắc đến Trần Bá Thọ bằng hai câu liễn đối:
Tân thị Mỹ Thành, chánh bổ Lục na sáng tạoVề sau, không biết buồn việc gia đình ra sao, Thọ dùng súng lục tự tử.
Quy dân lạc lợi, Hùng đường, Trần Bá Thọ kinh dinh
Hai người em trai phục vụ cho pháp
Trần Bá Lộc còn hai người em trai khác là Trần Bá Tường và Trần Bá Hựu. Cả hai đều ra cộng tác với Pháp rất sớm, vì nhờ lập được nhiều thành tích đàn áp, bắn giết các nghĩa quân, nên được Pháp rất tin cậy. Trần Bá Hựu làm chủ quận Long Thành, còn Trần Bá Tường ngồi quận tại Long Xuyên. Năm 1875, Trần Bá Tường tham gia vào cuộc càn quét nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa Làng Linh do Phó Quản Cơ Trần Văn Thành lãnh đạo. Pháp nhiều lần dụ hàng, đem quan chức ra làm mồi câu nhử, mua chuộc nhưng Trần Văn Thành khẳng khái:Thà thua xuống láng, xuống bưngTrong trận nầy, Trần Bá Tường có người dọ thám trước, rồi tự mình dẫn một cánh quân, phối hợp với quân của Quản Hiếm (một người Việt theo Pháp) đánh úp đồn Bảy Thưa là bản doanh của lãnh tụ Trần Văn Thành. Khu vực này được tổ chức phòng thủ kiên cố, và tinh thần chiến đấu của binh sĩ rất cao. Từ đó về sau người ta không còn nghe nhắc tới Trần Bá Tường nữa.
Bỏ ra đầu giặc, lỗi chủng quân thần
Xấc láo với thầy dạy học của mình
Có một giai thoại về Trần Bá Thọ như sau:“Tại Gia Định có một sĩ phu tên Nguyễn Văn Thạnh quê quán ở Định Tường, đậu khoá thi Hương (cử nhân) làm quan tại Bình Thuận. Ông Thạnh là một nhà Nho có khí tiết. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ , Cử Thạnh từ quan trở về tìm cách liên lạc với nghĩa quân để tham gia. Ghe bầu của ông vừa vào cửa Cần Giờ thì bị quân Pháp khám xét. Sau khi lục soát, chúng tìm được nhiều mã tấu, gươm giáo giấu dưới khoang hầm. Âm mưu bại lộ , Cử Thạnh bị bắt giải về Sài Gòn . Nghe tin, Tôn Thọ Tường tới xin bảo lãnh, mời về nhà đãi tiệc để dụ dỗ. Thạnh khẳng khái từ chối. Tường không dám ép mà chỉ nói
Nhân các hữu kỳ chí (Ai có chí hướng của người nấy)
Mấy tháng sau, Cử Thạnh về quê sống ẩn dật. Lúc nầy Trần Bá Lộc đã ngồi chủ quận Cái Bè, nghe danh Cử Thạnh nên mời ông ta về nhà làm gia khách dạy con là Trần Bá Thọ. Cha nào con nấy, Trần Bá Thọ tuy còn là học trò, nhưng cũng bộc lộ nhiều cử chỉ ngang ngạnh. Một hôm thấy thầy đồ Nguyễn Văn Thạnh rậm râu, hay hút thuốc, Trần Bá Tọ liền tới gần và nói:
- Thưa thầy, thầy có thể cho phép con ra một câu đối?
- Được, trò cứ làm trước. Cử Thạnh trả lời.
Trần Bá Thọ liền đọc:
“Râu ba chòm lém dém, miệng hút thuốc phì phèo”.
Nhìn lại thấy Thọ tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đầu hói, tóc thưa, đi đâu cũng cầm ba-ton ra vẻ hống hách, nên Cử Thạnh ứng khẩu đối ngay:
“Tóc vài sợi le the, tay cầm gậy ngúc ngắc.”
Chưa thoả mãn, Thọ xin thầy đối một câu nữa của hắn:
“Phụ từ, tử hiếu, sanh con thế ấy là vàng”
Bực mình, thấy đứa học trò ngạo mạn, Cử Thạnh liền đáp:
“Tham phú, phụ bần, đụ mẹ thằng nào ở bạc!”
Xấu hổ, từ đó Trần Bá Thọ không còn xấc láo với thầy học nữa.
Chiêu trò giả danh để theo dõi hoạt động yêu nước (cách mà chiens yêu nước)
Độc ác không thua cha, nhưng Thọ thâm hiểm hơn, một mặt y rình mò theo dõi các hoạt động yêu nước của người Việt ở Nam Kỳ, một mặt lại giả danh những hoạt động văn hóa.
Ảnh minh họa: sách nhị thập tứ hiếu
Để thể hiện mình cũng có văn hóa, Thọ mướn người dịch và đứng tên xuất bản quyển “Nhị thập tứ hiếu" bằng Pháp văn và Quốc ngữ để giáo dục dân chúng về luân lý, đạo đức của Nho giáo.
Trong lời tựa sách, Thọ viết "người Việt không kính trọng các kẻ hợp tác với Pháp và nói tiếng Pháp vì họ bị cô lập không nói được tiếng ấy và cũng không được giáo dục nữa".
Nhưng thực ra đây là một quyển sách cổ hủ, cổ súy cho quan niệm hiếu thảo man rợ như Quách Cự chôn con để bớt miệng ăn nhường cơm cho mẹ, Vương Tường nằm trên băng chờ bắt cá chép cho vui lòng mẹ ghẻ… Trần Chánh Chiếu khinh bỉ Thọ, gọi mỉa mai là "Phước Tân" (Phước Tân có nghĩa là cháu ông Phước con ông Lộc, nhưng lại có nghĩa theo diện số đề 36 hoặc 40 thì là "con chó") và nói thẳng là hãy bán hết tài sản làm từ thiện để chuộc lại tội ác.
Sự nghiệp tan tành vì cưỡng hiếp cô dâu trong đám cưới
Cũng giả dạng theo nghiệp Minh Tân, Trần Bá Thọ quy dân lập ấp, xây chợ, cất nhà ở Sa Đéc, nơi cha con Thọ có rất nhiều đất đai để kiếm thêm tư lợi xây dựng cơ ngơi điền sản rất lớn. Dân chúng Sa Đéc vạch trần việc lợi dụng chuyện nhân danh công ích để làm giàu riêng bằng hai câu đối:“Tân thị Mỹ Thành, chánh bổ Lục na sáng tạo
Quy dân lạc lợi, Hùng đường, Trần Bá Thọ kinh dinh”
Ảnh minh họa: Cưỡng hiếp cô dâu trong ngày cưới
Phẫn uất trước sự bóc lột tàn nhẩn của Thọ, nông dân, tá điền Sa Đéc đã nổi dậy đốt cháy toàn bộ dinh cơ và lúa thóc dự trữ ở đây.
Khi làm tri phủ quận Tân Bình, Sa Đéc, quen thói tàn bạo và đa dâm, Thọ hay bắt con gái mà cưỡng bức. Lúc này chí sĩ Đặng Thúc Liêng, một thành viên tích cực của nhóm Minh Tân, là bạn chí thân của Trần Chánh Chiếu vừa ra tù (bị bắt trong vụ Minh Tân) về quê vợ ở tại làng Tân Qui Đông tỉnh Sa Đéc mở phòng mạch đông y trị bệnh.
Ông Liêng là học trò của hai ông Phan Tôn, Phan Liêm (con cụ Phan Thanh Giản) vốn nổi tiếng giỏi cả chữ nho, tiếng Pháp nên được chủ tỉnh Sa Đéc là André Mast mời dạy chữ nho và được chủ tỉnh tin cậy, nể trọng.
Ngày nọ, nghe tin Trần Bá Thọ cưỡng đoạt cô dâu giữa tiệc cưới ở làng Tân Dương, ông Đặng Thúc Liêng yêu cầu tham biện Mast gởi công điện về phủ Thống đốc Nam Kỳ mời một thanh tra Pháp xuống điều tra.
Vừa hỏi xong khẩu cung của Thọ, thanh tra ra lệnh ngưng chức và giam Thọ như một tên tội phạm hèn mạt. Những Việt gian bạn bè Trần Bá Lộc kể lể công lao của Lộc trước đây để xin cứu Thọ nhưng André Mast và các quan chức Pháp thuộc phái Xã hội đã quyết liệt yêu cầu phải xử nghiêm để làm trong sạch bộ máy. Thọ bị giải về Sài Gòn, giam vài tháng rồi bị cách chức
Báo ứng đến, tham vọng tan tành, phá sản
Trần Bá Lộc cao ngạo đòi chôn đứng để “chống mắt nhìn đời”. Theo luật nhân quả, Lộc sẽ "nhìn thấy" được gì?. 10 năm sau khi chết, Lộc "nhìn thấy" đứa con duy nhất của mình thừa kế bản tính tàn ác, cao ngạo của cha, dù không ăn chơi hoang phí nhưng tính toán sai lầm và đã phá tan gia gia sản hơn 2.000 mẫu đất và cả cù lao Ngũ Hiệp...Một bài báo gần đây có bài viết về Trần Bá Thọ, trong đó có câu chuyện giành gái với quan tham biện Vĩnh Long như sau: “Trong một cuộc đua trâu với gã Tây chủ cù lao 5 thôn, Thọ chợt nhìn thấy một cô gái con thầy thuốc bắc, và mê.
Nhưng ở vùng đất của Ta Lơ Feo thì làm sao có chuyện An Nam Mít mà chọn thứ chỉ để dành cúng quan Tây. Thọ đưa lời thách thức. Bạn của Ta Lơ Feo là quan tham biện bèn tham chiến. Thọ hơi chùng vì gặp phải quan Tây. Về thỏ thẻ với đốc phủ Lộc, Thọ nhận được sự đồng ý của cha.
Chỉ vài tháng sau, toàn bộ gần 5.000 mẫu vườn cây ăn trái của Ta Lơ Feo đã được mua lại với giá hời. Đương nhiên, như thời thuộc địa, những thứ đi kèm với vùng đất, đại thể là cô gái đẹp cũng được xem là vật đi kèm. Và chủ nhân mới của cù lao 5 thôn, lại chính là gia đình đốc phủ Lộc”.
Câu chuyện này chỉ đúng về tính chất háo sắc của Trần Bá Thọ nhưng không chính xác về chuyện làm lãnh chúa cù lao Ngũ Hiệp, hay còn gọi là cù lao Năm thôn.
Trần Bá Thọ đã không mua mắc mà mua cù lao này rất rẻ. Mua không phải nịnh nọt ai mà là nhân cơ hội túng cùng của chủ cũ. Và chính cù lao này là nơi kết thúc số phận của y.
Năm 1871, cù lao Năm Thôn bị đem ra phát mại. Trần Bá Lộc lúc đó đang là chủ huyện Cái Bè nhân cơ hội này mua lại cù lao Năm Thôn với tham vọng làm lãnh chúa. Trần Bá Lộc đầu tư mở rộng đất canh tác tại đây lên tới 750 ha.
Trần Bá Lộc chết, Trần Bá Thọ kế thừa di sản, trong đó có cù lao Năm Thôn, tiếp tục giấc mơ làm lảnh chúa ở cù lao này và cũng đi theo vết xe đổ của chủ cũ. Do tham lam, đầu tư quá lớn, bóc lột người dân nặng nề nên nông dân đồng loạt bỏ trốn công cuộc làm ăn thất bại.
Bị mất chức sau vụ cưỡng đoạt cô dâu, công cuộc làm ăn bị thất bại, nợ nần chồng chất, dinh cơ đồ sộ ở Sa Đéc bị dân đốt cháy, đất đai bị ngân hàng tịch biên phát mại, Trần Bá Thọ đã bắn vào đầu tự sát năm 1909.
Nhà sử học Tạ Chí Đại Trường đánh giá về Trần Bá Thọ như sau: "Trần Bá Thọ, tuy có leo đến chức Tổng đốc Danh dự (chức hàm), nhưng vẫn lẹt đẹt ở thuộc địa làm một loại địa chủ cường hào của vùng Cái Bè, bắt chước thực dân vụng về khai thác cù lao Năm Thôn đưa đến thất bại phải tự tử thảm thương”.
Tác giả: Hứa Hoành
https://www.facebook.com/groups/1993155514291442
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét