Chúa Jesus cũng được tính là một gương mặt lớn của nhân loại, đối với dân tộc sinh ra ông ta lẽ ra đây là một niềm tự hào rất lớn...nhưng không! chính sự xuất hiện của " Chúa cứu thế Jesus " lại đem đến sự bất hạnh khủng khiếp nhất cho dân tộc này suốt gần 2000 năm qua mà theo cách ví von của người Phương Đông có thể xem là " gậy ông đập lưng ông ".
Nguồn gốc dân tộc Do Thái vốn là sắc dân du mục ở Trung Đông. Đây là vùng đất có điều kiện sống hết sức khắc nghiệt do địa hình phần lớn là sa mạc. Chỉ có một số ít các con sông như Tigris, Erphrates và Jordan thì đã bị những đế chế lớn như Babylon và Syria chiếm đóng. Thế nên dân du mục lang thang chỉ có thể trông cậy vào những ốc đảo trong sa mạc mà thôi.
Thói đời mật ít ruồi nhiều nên những đồng cỏ và ốc đảo hiếm hoi trong sa mạc chính là nơi các bộ lạc tranh giành và chém giết nhau rất khốc liệt. Trong luật tự nhiên thì chỉ có kẻ mạnh mới được sống.
Còn kẻ yếu thì sao?
Bắt buộc phải dùng đến trí tuệ, sự khéo léo, đoàn kết và một điều không thể thiếu là sức mạnh tinh thần thể hiện qua tâm linh. Trong kinh thánh tới đời tổ phụ Abraham thì ông ta hủy bỏ hết các thần linh truyền thống khác mà cha ông đã tôn thờ để lập giao ước với một ông thần duy nhất trong số họ. Đó là thần bò EL còn có tên là Elohim (tên riêng của Chúa cha) Theo bản giao ước này thì họ (dân Do Thái) chỉ công nhận và tôn thờ độc nhất thần Elohim và tuân thủ luật lệ của ông ta, đổi lại ông ta chỉ che chở và bảo vệ dân tộc Do Thái mà thôi.
Đây là một chiến lược rất khôn ngoan của người Do Thái. Thử nghĩ mà xem trong cái thế giới đa thần của văn hóa du mục Trung Đông, các bộ tộc thường xuyên chém giết lẫn nhau để giành nước và đồng cỏ, cũng như cướp bóc gia súc, bắt phụ nữ trẻ con lẫn nhau mà họ lại thờ chung những ông thần trong khu vực thì cũng giống như con một cha tàn sát nhau nên không ổn.
Cùng thờ một thần mà bộ tộc kia thắng mình trong cuộc chiến vậy thì mình phải làm sao?
Phải tách riêng ra để khỏi tốn đồ cúng vô ích. Chỉ thờ một ông thôi và ông đó phải mạnh nhất và chỉ được bảo vệ ban ơn cho mình thôi, và giáng họa cho những kẻ chống lại mình. Vậy nên giao ước tưởng tượng giữa dân Do Thái và Chúa trời Elohim ra đời. Giao ước này giúp cho người Do Thái tự hào về nguồn gốc cao quý là dân riêng của Chúa, từ đó tin rằng ông thần này là của riêng mình chỉ giúp mình mà thôi để rồi đoàn kết lại dưới trướng ông ta chống mọi kẻ thù xâm lược .
Nhưng mà người tính không bằng trời tính, chỉ 3 đời sau của ông Abraham thì dân tộc nhỏ bé của ông phải lưu lạc sang Ai Cập do thiên tai đói kém. Ở đấy họ dần dần trở thành nô lệ cho người Ai Cập cho đến khi được ông Moses giải phóng để về miền đất hứa Chúa ban lập quốc. Đó là nhà nước Do Thái cổ dưới thời 2 vị vua vĩ đại nhất của họ là David và Salomon. Sau thời đại hoàn kim này họ lại tiếp tục chịu sự cai trị của người Babylon, Ba Tư rồi Hi Lạp. Trong những thế kỷ triền miên đau khổ này những nhà lãnh đạo tôn giáo của họ lại tiếp tục chế ra một huyền thoại về đấng Messiah.
Đấng Messiah tức là " người được xức dầu " một nghi thức đăng quang của vua Do Thái. Đấng Messiah này được dự đoán sẽ là người xuất thân từ dòng dõi vua David ,sẽ dựng lại thời hoàn kim của họ đem lại sự thống nhất và hạnh phúc đến muôn đời . (Điều này tương tự như các triều đại Á Đông vẫn mơ về nền " thái bình Nghiêu - Thuấn " mấy ngàn năm trước vậy.)
Tới thời đại của Jesus thì dân tộc ông đã bị người La Mã cai trị mấy chục năm, Jesus lớn lên trong cảnh nô lệ và sự thối nát của đạo Do Thái lúc bấy giờ. Ông cùng với anh họ của mình là Gioan Tẩy Giả có ước vọng cải cách đạo Do Thái và đánh đuổi người La Mã cho nên có nhiều đoạn trong kinh thánh Jesus xưng mình là " vua dân Do Thái ", và một số môn đệ theo ông chỉ muốn tranh giành địa vị " khai quốc công thần " chứ không phải thật lòng theo lời dạy của ông. (Câu chuyện bà mẹ gửi gắm 2 thằng con cho Jesus nói rõ điều này)
Chẳng bao lâu sau anh họ ông bị bắt và chặt đầu trong ngục thì Jesus trở thành lãnh đạo duy nhất của giáo phái do anh ông sáng lập. Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, 3 thế lực chính ở Ít-ra-en là Triều đình vua Herod bù nhìn, các Thượng tế lãnh đạo Do Thái giáo và bộ máy cai trị La Mã do tổng trấn Philato đứng đầu. Trong 3 thế lực này thì các Thượng tế nắm quyền kiểm soát đời sống tinh thần dân chúng rất chặt chẽ, có thể nói đất nước Do Thái ổn định hay không đều tùy thuộc vào họ (y như mấy ông linh mục phản động ở Việt Nam hiện nay, giáo dân có bạo động hay không hoàn toàn nằm trong sự điều khiển của họ) Biết được điểm mấu chốt này nên người La Mã cấu kết rất chặt chẽ với họ để cai trị dân chúng, bằng cách cho họ thu thuế tôn giáo và kiểm soát nguồn lợi của đền thờ Jerusalem mà có lần Jesus đã tới đạp phá.
Trong khi đó Jesus lãnh đạo của giáo phái đối lập công kích dữ dội tính giả hình (đạo đức giả) của nhóm Phariseu đang kiểm soát đền thờ, trực tiếp gây oán thù với họ nên họ luôn tìm cách giết ông. Còn đối với người La Mã Jesus là mầm mống phản loạn tiềm tàng vì ông có khả năng tập hợp hàng ngàn người theo mình trong một buổi giảng, mà bản thân Jesus lại không hợp tác với chính quyền cai trị La Mã, ông còn có nguy cơ thay thế những người Phariseu trong việc lãnh đạo tinh thần dân chúng.
Tóm lại một nhà " cách mạng ái quốc " như Jesus là điều mà lãnh đạo La Mã và Do Thái giáo đứng ngồi không yên mỗi khi nghĩ đến, cho nên Jesus không chết không được. Vì vậy việc gì đến cũng đến, họ vin vào cớ Jesus xưng là " vua dân Do Thái " và từng gây náo loạn đền thờ Jerusalem, nên Jesus đã bị bắt kết án như bọn trộm cướp phản loạn và bị kết án đóng đinh vào thập giá phơi nắng thị chúng.
Chính cái hình tượng anh hùng dân tộc của Jesus mà ông luôn " sống mãi " trong lòng các môn đệ, những người nối chí ông trước tiên là truyền đạo, giúp đỡ người khó khăn rồi tập hợp họ lại để làm cách mạng giải phóng dân tộc. Khoảng 2 thế hệ sau khi Jesus chết ,người Do Thái cuối cùng cũng nổi dậy chống lại ách cai trị La Mã, và kết quả bị đàn áp đẫm máu. Đền thờ Jerusalem bị phá hủy, dân Do Thái bị phân tán khắp nơi cho đến tận năm 1948 nhờ sự can thiệp của Liên Hiệp Quốc mà họ mới trở về cố hương lập quốc lại gia Ít-ra-en như ngày nay.
Trong suốt 253 năm đầu tiên, từ những năm 60 đến năm 313 trải qua 10 đời hoàng đế La Mã liên tiếp, dân tộc Do Thái và đạo Jesus KiTô bị đàn áp khốc liệt, nhưng nhờ sự đoàn kết và chính sách giúp đỡ người nghèo mà họ chẳng những không bị tiêu diệt mà ngược lại còn lớn mạnh thêm (đúng như lời Lão Tử nói: tương dục phế chi tất cố hưng chi - càng đàn áp thì càng làm nó lớn mạnh)
Trong bối cảnh đó đại đế La Mã Constantine lúc bấy giờ đã quyết định thay đổi sách lược, thay vì đàn áp không hiệu quả thì chuyển sang thu phục làm công cụ giúp mình ổn định xã hội và mở rộng đế chế. Vì lúc này dân KiTô đã có mặt hầu khắp lãnh thổ La Mã quanh Địa Trung Hải, chỉ cần thống nhất họ lại thì sẽ như hổ thêm cánh mà bớt đi một kẻ thù mạnh nữa.
Thế là 12 năm sau tức năm 325 ông cho triệu tập tất cả lãnh đạo Kitô giáo khắp đế chế về Nicaea để thống nhất giáo lý vốn rất rời rạc chia rẽ lúc bấy giờ thành một giáo lý 3 ngôi hoàn chỉnh theo ý ông ta, những lãnh đạo nào không nghe theo đều bị giết hoặc lưu đày. (Giáo hội hiện nay thì nói họ là những kẻ lạc giáo) Họ sửa lại lịch sử, giáo lý để biến Jesus thành ngôi 2 Thiên Chúa xuống thế làm người như những lời tiên tri trong Cựu Ước về đấng Messiah. (Lưu ý Đấng Messiah trong Cựu Ước chỉ là vĩ nhân kiệt xuất ra đời để dựng lại triều đại vua David còn Jesus được cho là con Chúa xuống trần, 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn)
Với người La Mã Jesus từ một kẻ " phản nghịch bạo loạn " trở thành " ngôi hai Thiên Chúa " cứu độ trần gian. Và cái tội giết Jesus của họ đổ hết lên đầu người Do Thái. Họ sửa lại kinh thánh để cho quan tổng trấn La Mã hết sức thông cảm với Jesus và tìm cách tha ông, nhưng lại thất bại vì bị thế lực đền thờ sách động dân chúng đòi giết ông cho bằng được. Trước hoàn cảnh bất đắc dĩ đó Philato phải mang chậu ra rửa tay trước mặt dân chúng (ngụ ý rằng cái chết của Jesus không liên quan đến người La Mã nữa), và để cho dân chúng la lớn rằng " đóng đinh nó đi...hãy để (nợ) máu nó đổ lên đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi. "(Tức là sau này ai muốn trả thù cho Jesus thì hãy tìm người Do Thái chúng tôi) Đây là lý do vì sao người Do Thái bị diệt chủng trên khắp thế giới suốt gần 2000 năm lưu vong.
Đây là một mưu kế hết sức thâm độc của người La Mã, chính họ giết Jesus nhưng lại đổ hết cho người Do Thái gánh chịu hậu quả. Ngoài ra còn một lý do nữa là họ muốn giết người Do Thái bịt miệng vì họ tin rằng người Do Thái là dân riêng của Chúa, còn họ chỉ là con ghẻ (câu chuyện Jesus và người đàn bà ngoại đạo, cũng như câu chuyện ngụ ngôn chủ nhà cưới vợ cho con bị khách mời từ chối nói lên điều này. Ai không hiểu thì liên hệ tôi giải thích)
Chính vì lo sợ tội giết Chúa và mặc cảm tâm lý là con ghẻ của Chúa mà họ phải tìm cách tận diệt dân Do Thái cho bằng được, vì đi đến đâu cũng kiên quyết không thừa nhận Jesus là con Thiên Chúa, tức Đấng Messiah của họ nên mới bị tàn sát khắp nơi. Vì nguồn gốc mọi chuyện này đều bắt nguồn từ người Do Thái, nếu họ kiên quyết không chấp nhận thì vai trò " Chúa cứu thế " của Jesus chỉ là trò hề mà thôi. Nhưng vậy âm mưu dựng đạo Kitô giáo chinh phục thế giới của người La Mã sẽ lung lay. Vậy nên người Do Thái không chết không được.
...
...
Đây là lý do vì sao Jesus từ một anh hùng dân tộc của người Do Thái lại trở thành cái Boomerang khủng khiếp quay trở lại tàn sát dân tộc mình. Còn người La Mã, (hiện nay là giáo hội La Mã) chính là hung thủ giết hại Jesus thì lại ung dung khai thác cái chết của ông để thống trị 1/5 nhân loại. Trong lịch sử nhân loại chắc có lẽ không có một âm mưu nào to lớn và khốn nạn đến vậy nữa.
Tìm hiểu kỹ lịch sử, kinh thánh, bối cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ để vén màn sự thật, trả lại cho Jesus đúng vai trò lịch sử của ông là cứu dân tộc mình chứ không phải " cứu độ trần gian " để vong linh ông ấy có thể yên nghỉ ngàn thu nơi đáy mộ.
(Chiếc áo choàng đỏ mà hình vẽ Jesus vẫn thường khoác chính là chiếc áo mà những kẻ kết án ông thường mặc, đó là của kẻ thù chứ không phải của dân tộc ông)
https://www.facebook.com/groups/1993155514291442/permalink/2577087859231535/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét