Tìm kiếm Blog này

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2020

SÁCH KINH CÔNG GIÁO VÀ TÁC HẠI CỦA NÓ (1)

1. VẤN ĐỀ TRÁCH NHIỆM của HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC
Mỗi giáo phận Công Giáo thường có một cuốn sách sưu tập các bài kinh do giáo hội soạn sẵn để giáo dân đọc mỗi khi cầu nguyện tại nhà hoặc đọc chung tại nhà thờ. Sách sưu tập các bài kinh này được gọi là Sách Kinh Nguyện (prayer-book). Các sách kinh nguyện gồm có phần lớn là các bài kinh đọc quanh năm gọi là Toàn Niên Kinh Nguyện. Một số bài kinh đặc biệt khác để đọc theo mùa (mùa chay, mùa Giáng Sinh, tháng Đức Mẹ, tháng Trái Tim Chúa v.v...). Các sách kinh nguyện được xuất bản và lưu hành trong mỗi giáo phận luôn luôn phải có phép chuẩn y của giám mục hay tổng giám mục quản nhiệm. Sự chuẩn y này thường được ghi bằng tiếng La tinh (Imprimatur; Imprimi potest; Nihil Obstat) chẳng hạn như ở trang đầu sách kinh Nhựt Khóa của Tổng giáo phận Saigon có ghi :
Imprimatur
Saigon, die 19 mensis martu 1971
Paulus NGUYỄN VĂN BÌNH
Archiepiscopus de Saigon
Sách Kinh Nguyện của các địa phận có thể khác nhau về ngôn ngữ địa phương hoặc có một số bài kinh được in trong sách của địa phương này mà không được in trong sách của địa phận khác, nhưng về mặt nội dung thì tất cả các sách kinh nguyện đều đồng nhất. Theo thư của Giám mục Hồ Ngọc Cẩn in trong phần đầu sách toàn niên Kinh nguyện Bùi Chu thì nội dung của các sách kinh nguyện đã được minh định là đồng nhất trong cuộc họp của toàn thể các Giám mục Huế năm 1924.
Để dẫn chứng về trách nhiệm của hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chúng tôi đặc biệt chú ý đến sách "Linh Địa La Vang" của Linh Mục Xitanio Nguyễn Văn Ngọc, được xuất bản lần đầu tại Việt Nam với sự chuẩn y của Tổng Đại Diện Tòa Giám Mục Huế ngày 13.4.1970 và được tái bản năm 1978 tại Hoa Kỳ do Nguyệt San Trái Tim Đức Mẹ, thuộc Dòng Đồng Công ở Missouri (P.O. Box 836 – Carthage MO. 64838). Sách LĐLV đã được viết ra một cách rất tự nhiên, bộc lộ nguyên vẹn tim gan sâu kín của giới tu sĩ Công Giáo Việt Nam. Cuốn sách này đã được giới chức có thẩm quyền theo giáo luật cho phép và đã được Dòng Đồng Công hải ngoại cho tái bản. Ngoài việc sách này cho biết thêm chi tiết về hội đồng san định các kinh nguyện, nó còn cho chúng ta biết rất nhiều điều đáng ghi nhận về trách nhiệm của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Theo sách Linh Địa La Vang (LĐLV), Hội Đồng sửa kinh đã cùng nhau làm việc trong ba tuần lễ, từ 28 tháng 4 đến 17 tháng 5 1924. Ngày 19 tháng 5.1924, Hội Đồng Sửa Kinh đã đến viếng "thánh địa" La Vang bằng xe hơi của Nguyễn Hữu Bài (Lại-Bộ Tham-Biện Cơ-Mật tức Bộ trưởng Nội vụ của chính phủ Nam triều thời Pháp thuộc) cùng với Giám mục Lemasle cai quản địa phận Huế thời đó (trang 147).
Năm 1885, triều đình Huế thất thủ. Năm 1886, Giám mục Sohier ỷ vào thế lực thực dân Pháp trưng đất của dân làng Thanh Tấn và Ba Trục thuộc tỉnh Quảng Trị để mở mang linh địa La Vang (LĐLV trang 48). Tại đây có một ngôi chùa dưới gốc cây đa trong rừng Lá Vằng đã được dân làng xây dựng từ đầu đời vua Minh Mạng. Dân Công Giáo đến phá chùa để cướp đất và họ đã làm những bài vè khá dài kể về việc này. Có điều là họ cho rằng người phá chùa là Đức Mẹ linh thiêng chứ không phải người thường. Bài vè này đến nay vẫn được giáo dân La Vang truyền tụng, Linh Mục Xitanio Nguyễn Văn Ngọc ghi lại vài vè khá dài (Tr. 39-46), trong đó nhưng đoạn như sau:
"Rằng Phật rằng Thần lao đao
Có Bà bên đạo phép cao lạ lùng
Bà vào Bà đánh tứ tung
Bao nhiêu Thần Phật đều tung ra ngoài
Tiếng Bà thật đã linh oai
Lư hương bát đất đền đài đều hư... (LĐLV tr. 40-41)
Chốn này là chốn Chúa bà
Cho nên thần Phật Quỉ Ma kiêng dè... (LĐLV, tr. 45).
Ngôi chùa đã được biến thành nhà thờ Công Giáo từ đó. Đây là thánh đường đầu tiên tại La Vang nơi chính Đức Mẹ đã hiện ra . [ Người ta phao tin như thế
(Tên cũ Lá Vằng được đổi thành La Vang có lẽ do các giáo sĩ người pháp viết như vậy trong các văn kiện nói về Lá Vằng – Ghi chú của Charlie Nguyễn). Từ khi ở linh địa La Vang có nhà thờ đầu tiên thì sự tích Đức Mẹ hiện ra được thông báo đi khắp nơi bằng giấy mực của giáo quyền và chính quyền thực dân. Bài vè có ghi chép :
Các người đều lãnh thơ đi
Kẻ thời ra Nghệ, người đi Kinh thành
Nghe thơ kể việc rành rành
Thảy đểu khen ngợi thanh danh Đức Bà
Tiếng đồn chóng thổi gần xa
Thông qua biển cả huống là non sông... (LĐLV, tr. 43-44)
Năm 1939, Đức Khâm Mạng Tòa Thánh Drapier gửi thông báo cho toàn thể Đông Dương chọn ngày 30 tháng 6 Dương lịch là ngày lễ hai thánh Phê-rô và Phao-lô làm lễ cầu an khắp nơi và sẽ tổ chức một cuộc rước kiệu thật lớn tại đền thờ Đức Mẹ La Vang. Phủ Toàn Quyền cũng thông sức khắp nơi cho các công nhân (viên chức nhà nước) phải đi lễ vào ngày nói trên (LĐLV, tr. 81). Mọi cuộc lễ tại La Vang bị tạm ngưng do Thế chiến 1939-1945. Sau khi Pháp trở lại Việt Nam, ngày 12.9.1946, lễ kính Đức Mẹ La Vang lại được cử hành. Hôm đó có bà Vĩnh Thụy tức Nam Phương Hoàng Hậu đi xe hơi từ Huế ra tận La Vang để dự lễ cầu an (LĐLV, tr. 82)
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (HĐGMVN) được chính thức thành lập do Sắc chỉ ngày 24.11.1960 của Giáo Hoàng Gioan XXII. Ngày 18/12/1960, HĐGMVN tổ chức đại lễ tạ ơn Tòa Thánh tại nhà thờ lớn Saigon với sự tham dự của toàn bộ các giới chức cao cấp của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa do Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Chính hôm ấy, HĐGMVN và chính phủ Diệm đã quyết định việc dâng hiến tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ (mà đại diện độc quyền chính thức của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ trên trái đất này là Vatican – chú thích của Charlie Nguyễn) đồng thời khấn hứa sẽ xây dựng một đền thờ dâng kính Trái Tim Đức Mẹ tại La Vang. Nhà thờ La Vang sẽ được gọi là "Đền Thờ Toàn Quốc dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ" và "Linh Địa" La Vang sẽ được gọi là "Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc". Ngày 8.8.1961, HĐGMVN họp tại Đà Lạt đã quyết định như sau :
- Bàn thờ chính tại nhà thờ Lavang sẽ được gọi là "Bàn thờ dâng hiến giáo hội và Tổ Quốc Việt Nam, cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ" và 3 bàn thờ phụ để dâng kính Các Thành Tử Đạo của 3 miền Việt Nam. Các bàn thờ đều được làm bằng đá cẩm thạch lấy từ vùng núi Non Nước (Ngũ Hành Sơn) để tượng trưng cho Non Nước Việt nam.
- Một công trường rộng lớn, ở giữa lễ đài được xây dựng kiểu Đài Nam Giao của triều đình Huế để dùng vào những ngày lễ hội (tương tự như lễ hội tế Nam Giao của các vua nhà Nguyễn).
Ngày 20.7.1961, TGM Ngô Đình Thục viết lời phi lộ trên tờ Nguyệt San Đức Mẹ La Vang số 1 nhấn mạnh : "La Vang là của chung toàn thể quốc dân Việt Nam, cả lương lẫn giáo". Ngày 1.6.1961, TGM Ngô Đình Thục thay mặt HĐGMVN gửi hiệu triệu đi toàn quốc như sau : "Ta vui mừng ban phép và dạy tổ chức Đại Hội kính Đức Mẹ La Vang năm 1961". Nha Chiến Tranh Tâm Lý của chính phủ VNCH được lệnh quyên tiền của đồng bào từ Nam chí Bắc không phân biệt lương giáo. Linh Địa La Vang, tr. 103-109).
Danh tiếng Linh Địa La Vang còn được tung ra khắp năm châu nhờ cuộc phát hành Bưu Hoa Đức Mẹ La Vang. Lần đầu tiên trong lịch sử Bưu Chính Việt Nam, một con tem với đề tài tôn giáo Đức Mẹ La Vang được Phát hành ngày song thất 7.7.1962. Trước đây, giới sưu tập đã có dịp thưởng thức những loại tem thắng cảnh như nhà thờ chính tòa Phủ Cam Huế (1958), tháp Thiên Mụ (1959), qua năm 1964, tem Giáo Sĩ Đắc Lộ. Hôm nay họ lại có dịp sưu tập những cánh tem Bưu Chính mang chân dung Mẹ từ ái của Việt Nam : Đức Mẹ La Vang.
Phóng viên Nhật Báo Viễn Đông Journal d’Extrême Orient mô tả sự tấp nập tại công thự Bưu điện Saigon trong buổi phát hành tem thơ Đức Mẹ La Vang : Sáng nay, 7/7/1962, ngay từ khi mới mở các ghi-sê, hàng ngàn người thuộc đủ quốc tịch đã tràn ngập bưu sảnh Saigon, những linh mục, chủng sinh, sinh viên, học sinh, để mua những con tem mới dâng kính đức Mẹ La Vang do sở Bưu điện phát hành. Tổng Hội Những Người Công Giáo Ái Mộ Tem Thơ (Association Catholique des Amis du Timbre) đã cho biết rằng họ rất yêu mến loại tem Đức Mẹ La Vang của Việt Nam vì tính các lịch sử cũng như công trình ấn loát của loại tem ấy... Tem thơ Đức Mẹ La Vang mang chân dung Đức Mẹ đặt Chúa Hài Đồng trên địa cầu, phía sau là mấy bụi trúc tốt tươi nằm bên cạnh Mẹ, đó là quốc huy của nước Việt Nam Công Hòa" (Linh Địa La Vang 133-134 - Điều này ngụ ý thế quyền Việt Nam Cộng Hòa phải phục tòng thần quyền là HĐGMVN – chú thích của Charlie Nguyễn).
Đức Hồng y giáo chủ Hoa kỳ Francis Spellman đã đến thăm Linh địa La Vang ngày 7/1/1955 và làm lễ nơi bàn thờ Đức Mẹ. Ngài tuyên bố "Tôi cầu nguyện và tôi tin chắc Đức Mẹ La Vang sẽ thắng" không nói rõ "ai thắng ai" – LĐLV, tr. 138). Hồng y Agagianian, Đặc sứ Toàn quyền Tòa Thánh đến thăm La Vang ngày 21/2/1959, Ngài tuyên bố : "Tôi khẩn khoản nài xin lòng nhân lành Thiên Chúa sẽ đổ xuống như mưa trên trời cho giáo hội và dân tộc Việt Nam để vinh danh Chúa Ki-tô Vua, để sáng danh giáo hội Công Giáo là Mẹ lành, hầu nên một đoàn chiên dưới sự điều khiển của một chủ chiên" (LĐLV, 139-140: Từ ngữ Công Giáo "nên một đoàn chiên" có nghĩa là cả nước VN sẽ trở thành toàn tòng Công Giáo – Ch. N).
Hơn một thế kỷ qua kể từ khi Đức Mẹ "hiện ra" tại La Vang, linh địa La Vang vẫn khiêm tốn nằm giữa cảnh rừng hoang núi vắng không mấy ai được biết. Trong thời gian lâu dài trên, đoàn con của Đức Mẹ sống quằn quại giữa những kỳ cấm đạo liên tiếp và bao biến cố chính trị xáo trộn. Vì thế, các Đức Giám mục Bề trên của địa phận Huế lúc bấy giờ như Đức Cha Labarielle, Đức Cha Tabert, Đức Cha Á Thánh Cuénot, Đức Cha Pellerin, Đức Cha Sohier và Đức Cha Ponviane phải im hơi lặng tiếng đối với Linh Địa La Vang.
Trái lại, trong thời gian việc đạo được bằng an phồn thịnh từ 1886 đến 1963, La Vang được lớn hơn, được đẹp hơn và được sùng mộ hơn. Trước tiên là do sự lo lắng của các Đức Cha Địa phận như Đức Cha Gaspar, Đức Cha Allys, Đức Cha Chobanon, Đức Cha Lemasle, Đức Cha Urritia và Đức Tổng Giám mục Ngô Đình Thục... Các đấng vì lòng thành kính Đức Mẹ La Vang đã nỗ lực tô điểm La Vang bằng tinh thần và bằng vật chất để Linh địa La Vang trở thành giáo đô của một dân tộc. Các Đức Giám Mục gốc Bình Trị Thiên rất sùng kính Đức Mẹ La Vang như Đức Cha Đominico Hồ Ngọc Cẩn, Đức Cha Phêrô Ngô Đình Thục, Đức Cha Anselmo Lê Hữu Từ, Đức Cha Simon Hòa Hiền và Đức Cha Phancixô Xavie Nguyễn Văn Thuận... (LĐLV 143-144 – xin lưu ý danh từ "Giáo Đô" Ch. N.)
Cụ Ngô Đình Diệm sinh ngày 3.01.1901 tại Huế, trong gia dình Công Giáo kỳ cựu. Nguyên quán làng Đại Phong (Quảng Bình). Trú quán tại làng Phương Quả (Thừa Thiên). Đến 20 tuổi đã vào trường Hành chánh làm tri phủ Hải Lăng nơi có thánh địa La Vang, ở gần nhà thờ La Vang một thời gian thì ông phải xa nhà Đức Mẹ mà đi làm Tổng đốc Bình Thuận, rồi ông lại trở về Huế giữ chức Thượng thư Bộ Lại... Đến ngày 27/1/1955, cụ Ngô trở về nước với chức thủ tướng chính phủ... Từ khi lên làm Tổng thống (10/1955), cụ Ngô mỗi năm đều ra Quảng Trị, việc đầu tiên là cụ tới La Vang để cầu khẩn Đức Mẹ. Chẳng hạn như ngày 18/6/1961, sau lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, cụ đến viếng đền Mẹ La Vang với một cử chỉ đạo đức tỏ lòng thành kính Đức Mẹ đặc biệt. Đoàn xe dừng lại ở đầu đường trải nhựa, cụ xuống xe, cởi giầy từ đó đi chân không đến cửa để thờ... (LĐLV, 134-135).
Ngày 8/8/1961, HĐGMVN quyết định tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc kéo dài ba năm. Lễ Bế Mạc trọng thể dự tính sẽ được tổ chức vào tháng 8/1964 dưới sự chủ tọa của một Đức Hồng Y đại diện Tòa Thánh. Đức Cha Ngô Đình Thục được HĐGM đề cử đứng ra khẩn xin Tòa Thánh chấp thuận đề nghị cử Đức Hồng Y Agaginian, bộ trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo sang Việt Nam chủ tọa đại lễ này. Nhưng Công Đồng Vatican II họp tại La Mã tháng 10/1963 đã bác bỏ đề nghị của TGM Ngô Đình Thục và ra lệnh hoãn Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc tại La Vang vô thời hạn (LĐLV, tr. 124-125)"
Mấy trang sách nói trên cũng cho chúng ta nhận thức được vai trò hết sức quan trọng của HĐGMVN đối với vận mệnh đất nước như thế nào. Vai trò của HĐGM lại càng trở nên quan yếu hơn nữa trong một quốc gia có chính quyền nằm trong tay người Công Giáo. Những trang sách này cũng là những bằng cớ lịch sử không thể chối cãi chứng tỏ HĐGMVN và chế độ Diệm đã có quyết tâm biến Công Giáo thành quốc giáo. Đó là ước mơ sâu kín và mãnh liệt nhất của hàng giáo phẩm và giáo dân cuồng tín Việt Nam. Ước mơ thấy được thể hiện thường xuyên trong các lời kinh cầu nguyện. Xin quý độc giả cứ lật mấy cuốn sách kinh nguyện Công Giáo Việt ngữ ra đọc sẽ thấy nhan nhản những bằng cớ cụ thể. Trong suốt thời gian Pháp thuộc, các giáo sĩ Tây Phương vẫn cố gieo vào đầu óc các tu sĩ và giáo dân Việt Nam một "châm ngôn nô lệ" nổi tiếng : "Nước Pháp là trưởng nữ Hội Thánh và là Mẹ Việt Nam" (France, fille ainée de l’Eglise, mère du Việt Nam). Nhiều tài liệu lịch sử đã chứng minh TGM Ngô Đình Thục rất trung thành với thực dân Pháp. Tổng giám mục Ngô Đình Thục và HĐGMVN đã cố gắng hết sức mình để thực hiện "châm ngôn nô lệ" nói trên trong suốt thời gian Ngô Đình Diệm làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa.
Sự thật lịch sử là Giáo quyền Công Giáo do HĐGMVN đứng đầu và Thế quyền Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam, do Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã phối hợp chặt chẽ với nhau trong âm mưu hiến dâng tổ quốc Việt Nam cho bọn thực dân đế quốc. Nếu không có chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, nếu không có cuộc đảo chánh thành công của phe cấp tiến tại Vatican trong Tháng Mười năm 1962 (Công Đồng Vatican II khai mạc vào tháng Mười năm 1962 là một cuộc đảo chánh thành công của phe Công Giáo Cấp Tiến Âu Châu loại trừ phe bảo thủ của giáo hội do Pio XII và Spellman lãnh đạo. Phe bảo thủ Công Giáo này chính là siêu quyền lực quốc tế cũ đã đưa Kennedy gốc Công Giáo Ái Nhĩ Lan và thầy tu Diệm lên nắm chính quyền tại Mỹ và Việt Nam). Nhất là nếu không có cuộc Cách Mạng 1/11 :1963 thì Tổ Quốc Việt Nam có thể đã bị xóa bỏ vĩnh viễn. Lịch sử thế giới đã chứng minh không có một chế độ độc tài nào khủng khiếp và nham hiểm cho bằng độc tài Công Giáo. Một khi Công Giáo đã trở thành quốc giáo thì "châm ngôn nô lệ" nói trên sẽ thành hiện thực. Bọn thực dân đế quốc chỉ mong đợi Việt Nam trở thành toàn tòng Công Giáo thì nước pháp sẽ chính thức là mẹ của Việt Nam, tất nhiên Vatican sẽ là bà ngoại của dân tộc ta ! Các tôn giáo khác nhất định sẽ bị tiêu diệt và mọi truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc sẽ không còn. Một khi Văn Hóa truyền thông bị tiêu diệt thì dân tộc ta chỉ còn là cái xác không hồn. Có nhận thức được điều này mới thấy rõ Công Giáo là đại họa khủng khiếp nhất của dân tộc ta từ trước đến nay.
Trong "Vatican Thú Tội và Xin Lỗi" giáo sư sử học Nguyễn Mạnh Quang đã viết : "Giáo hội La Mã đã liên kết chặt chẽ với các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, Phát xít Ý, Đức Quốc Xã trong việc đánh chiếm các đất đai tại lục địa Phi, Mỹ và Á Châu để củng cố quyền lực và thực thi chính sách bất khoan dung "diệt tận gốc rễ" tất cả các tôn giáo và văn hóa khác mà Giáo Hội đã quyết tâm theo đuổi từ ngàn xưa. Tất cả những sự kiện trên đều cho chúng ta thấy rằng Vatican là một đế quốc thực dân xâm lược thâm độc nhất, gian ác nhất, bạo ngược nhất và dã man nhất trong lịch sử nhân loại từ thời thượng cổ cho đến ngày nay" (Sdc. tr. 270-271).
"Riêng về tội ác mưu toan hủy diệt các tôn giáo khác và nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam, sách sử ghi rõ : Kế hoạch Puginier nhằm xé nhỏ nước Việt Nam ra thành nhiều mảnh biến thành những tiểu quốc theo biên giới sắc tộc và địa lý, rồi hủy diệt tất cả ảnh hưởng của nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Kế hoạch này được Tiến sĩ Cao Huy Thuần trình bày rõ ràng trong cuốn "Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Pháp tại Việt Nam" (Sdc, tr. 270-271). Tội ác của những Việt gian đội lốt tôn giáo là không thể tha thứ.
Càng nghiên cứu về lịch sử bành trướng của đạo Công Giáo, chúng ta càng ngạc nhiên và không khỏi rùng mình ghê sợ trước những núi tội ác của nó vì mức độ khủng khiếp đã vượt quá sức tưởng tượng của mọi người bình thường chúng ta. Có nhận thức được điều này chúng ta mới cảm thấy hú hồn hú vía vì dân tộc Việt Nam ta quả đã được cứu thoát khỏi đại họa diệt vong trong đường tơ kẻ tóc vào ngày 1 tháng 11 năm 1963 ! Đây là một vấn đề thuộc lịch sử mà phần đông chúng ta chưa nhận thức đúng giá trị của nó. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không dám lạm bàn rộng thêm tại đây và xin để Lịch sử Việt nam sau này sẽ làm sáng tỏ.
Bài viết này chỉ giới hạn trong việc đề cập đến các sách Kinh nguyện Công Giáo bằng Việt ngữ mà thôi. Chúng tôi thiết nghĩ HĐGMVN là cơ quan lãnh đạo cao cấp nhất của giáo hội Công Giáo Việt Nam phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của các kinh sách nguyện Công Giáo trên phương diện luật pháp quốc gia. Ngoài ra, chúng tôi đòi hỏi HĐGMVN phải trả lời trước tòa án lương tâm và lương tri của dân tộc Việt Nam, về những tác hại tinh thần và văn hóa mà các sách kinh nguyện Công Giáo đã gây ra cho dân tộc từ trước đến nay.
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hiện do Hồng Y Phạm Đình Tụng làm chủ tịch, trụ sở đặt tại số 40, Phố Nhà Chung, Hà nội. Hồng Y Phạm Đình Tụng sinh quán tại Phát Diệm, quê hương lừng danh của Cha Việt gian Phê-rô Maria Phạm Ngọc Chi và LM Mafia Hoàng Quỳnh. Nếu Hồng Y Phạm Đình Tụng không phải là hậu duệ xuất sắc bén gót của các tiền bối khét tiếng bán nước hại dân như Trần Lục, Lê Hữu Từ thì ông đã long trọng lên tiếng xưng thú các núi tội lỗi của giáo hội Công Giáo Việt Nam trước quốc dân và đã làm lễ sám hối trước bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam từ lâu rồi.
Trong tác phẩm "The Next Pope – An A to Z of Holy See", một cuốn sách chính trị bán chạy nhất trong năm 1995 tại Mỹ (One of the Year’s Political Blockbuster, Harper Collins Publisher – 1995), ký giả Peter Hebblethwaite viết : "Không có một cuộc bầu cử nào thu hút sự tập trung chú ý của Giáo hội Công Giáo và toàn thế giới cho bằng cuộc bầu cử Giáo Hoàng. Bởi vì đằng sau những bức tường của Vatican, lịch sử thế giới đang được hình thành" (Behind those walls, history is being made); "Có sáu nước Cộng Sản hoặc cựu Cộng Sản sẽ lái Hội đồng Hồng y của Vatican về phía bảo thủ cực hữu. Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng, Tổng Giám Mục Hà Nội, 75 tuổi, và Jaime Luca Ortega Alamino, Tổng Giám Mục Havana, Cuba, sinh ngày 18/10/1936, có triển vọng là những kẻ chủ chốt trong quá trình tan rã chế độ CS của họ" (There are six from Communist or ex-Communist countries who will swing the college of cardinals to the right. Paul Joseph Pham Đinh Tung, arbishop of Hanoi, seventy five, and Jaime Luca Ortege Alamino, arbishop of Havana – Cuba, born October 1936, will expect to preside over the disintegration of their regimes – page 170).
Trong bối cảnh thế giới hiện nay đang diễn ra một cuộc cách mạng tâm linh, tên tội phạm lớn nhất của lịch sử nhân loại là Vatican cũng đã phải long trọng làm lễ xưng thú hàng núi tội ác chống loài người của nó trong 17 thế kỷ qua. Hầu hết các giáo hội Công Giáo Tây phương cũng đã có những hành vi thú tội tương tự từ lâu. Dân tộc Việt nam đã kiên nhẫn chờ đời sự thú tội muộn màng của HĐGMVN, nhưng đến nay chúng ta đã phải thở dài thất vọng. Sự im lặng hoàn toàn của Giáo hội Công Giáo Việt Nam trước các vấn đề lương tâm là một hành vi cực kỳ ngoan cố và không thể chấp nhận được. Chúng tôi thiết nghĩ nay đã đến lúc các tội ác phản quốc của Công Giáo Việt Nam cần phải được dân tộc Việt Nam đem ra tra vấn. Do đó, chúng tôi xin đặt vấn đề trách nhiệm của HĐGMVN trước công tâm phán xét của toàn thể đồng bào trong cũng như ngoài nước, nhất là trách nhiệm của HĐGMVN về những tác hại của các sách Kinh Nguyện Công Giáo
https://www.facebook.com/groups/443140173110305/permalink/685690682188585/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét