Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Về bức thư “Chê Chúa” của Einstein - Letter "God damn" by Einstein

Thông tin điện tử và báo chí loan báo rộng rãi là một bức thư của khoa học gia Albert Einstein viết từ năm 1954, được mang ra bán đấu giá trên eBay với giá đầu tiên là 3 triệu đô-la, và hy vọng giá mua chính thức có thể lên gấp đôi.

Bức thư đó có gì đặc biệt mà báo chí điện tử cũng như báo giấy phải đăng lên như một tin quan trọng. Tôi đã đọc bức thư đó và thấy nội dung chẳng có gì đặc biệt, toàn những điều mà giới trí thức và khoa học gia châu Âu đã biết từ lâu, ít ra là từ 200 năm nay.
Thật vậy, trong thư Einstein viết: Từ “Gót” đối với tôi không gì khác hơn là sự biểu thị và là sản phẩm của những sự yếu kém của con người, cuốn Kinh Thánh là một tập hợp hầu hết là những truyền thuyết thời sơ khai, có một giá trị nào đó, tuy nhiên chỉ hợp với trẻ con. Không có một sự diễn giải nào dù tinh tế đến đâu có thể thay đổi được điều này. Những sự diễn giải tinh chế này tự bản chất của chúng đã khác nhau nhiều và hầu như chẳng liên quan gì đến văn bản gốc của cuốn Kinh Thánh.

Đối với tôi, đạo Do Thái, giống như mọi đạo khác, chỉ là một hóa thân của những sự mê tín của thời sơ khai. Và dân tộc Do Thái mà tôi hoan hỷ thuộc dân tộc này… không có phẩm chất gì khác so với các dân tộc khác. Kinh nghiệm của tôi là, họ không có gì tốt hơn những nhóm nhân loại khác, tuy rằng họ được bảo vệ khỏi những ung thư tệ hại nhất vì không đủ quyền lực. Ngoài ra tôi không thấy bất kỳ điểm nào về người Do Thái để có thể cho rằng dân tộc Do Thái là dân tộc được Gót chọn.

(The word "God" is for me nothing more than the expression and product of human weaknesses, the Bible a collection of worthy, but largely primitive legends which are nevertheless pretty childish. No interpretation however subtle can (for me) change that. These refined interpretations are by their nature very varied and have almost nothing to do with the original text. For me the pure Jewish religion is, like all other religions, an incarnation of primitive superstitions. And the Jewish people to whom I gladly belong ... have no different quality for me than all other people. As far as my experience goes, they are also no better than other human groups, although they are protected from the worst cancers by a lack of power. Otherwise I cannot see anything “chosen” about them.)
 Albert Einstein (1879-1955), 
 
Những điều Einstein viết ở trên đâu có gì đặc biệt vì đó là những điều mà thiên hạ đã biết từ lâu, trừ đám con chiên mù mờ, sống trong những ngục tù tâm linh. So với những nhận định về Gót, về Giê-su ngày nay thì những điều Einstein viết ở trên chỉ là những điều thông thường đã được biết nhiều trong thế giới văn minh hiện đại. Còn những chi tiết động trời hơn về Gót, về Giê-su mà ít người biết đến, vì không muốn biết đến, hoặc không đủ khả năng để mà biết đến.
Thật vậy, nếu chúng ta đọc Richard Dawkins trong cuốn “Ảo Tưởng Về Gót” (The God Delusion), ấn bản 2008, thì chúng ta có thể thấy tác giả nhận định về Gót như thế nào, không chỉ là sản phẩm của những sự yếu kém của con người, không chỉ là những sự mê tín của thời sơ khai, mà còn là một nhân vật đạo đức thấp kém và tàn bạo nhất thế gian, do đó không ai còn có thể tin được những luận điệu thần học lừa dối tín đồ như Gót toàn năng, nhân từ, quá thương yêu thế gian v.v… Thực chất của Gót trong Cựu Ước là như thế nào? Richard Dawkins viết:
Không cần phải bàn cãi gì nữa, Thiên Chúa trong Cựu Ước là nhân vật xấu xa đáng ghét nhất trong mọi chuyện giả tưởng: ghen tuông đố kỵ và hãnh diện vì thế; một kẻ nhỏ nhen lặt vặt, bất công, có tính đồng bóng tự cho là có quyền năng và bất khoan dung; một kẻ hay trả thù; một kẻ khát máu diệt dân tộc khác; một kẻ ghét phái nữ, sợ đồng giống luyến ái, kỳ thị chủng tộc, giết hại trẻ con, chủ trương diệt chủng, dạy cha mẹ giết con cái, độc hại như bệnh dịch, có bệnh tâm thần hoang tưởng về quyền lực, của cải, và toàn năng [megalomaniacal], thích thú trong sự đau đớn và những trò tàn ác, bạo dâm [sadomasochistic], là kẻ hiếp đáp ác ôn thất thường.
[The God of the Old Testament is arguably the most unpleasant character in all fiction: jealous and proud of it; a petty, unjust, unforgiving control-freak; a vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser; a misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully.]
 
CJ Werleman cũng viết trong cuốn “Gót thù ghét các người. Hãy thù ghét lại ông ta” (God hated you. Hate him back):
Mục đích của tôi là mang Gót trở lại cho quần chúng, nhắc nhở cho họ biết thực sự Gót là cái gì. Gót, như thể hiện trong chính cuốn Kinh Thánh của ông ta, là một tên ưa trả thù, đồng bóng, giết con nít, diệt chủng, tàn nhẫn, diệt dân tộc khác, ghét phái nữ, kẻ hiếp đáp ở trên trời.
(My aim was to bring God back to the people, reminding them of who God really is. God, as depicted in his own Bible, is a vindictive, capricious, baby killing, genocidal, merciless, ethnic-cleansing, misogynistic, sky-bully)
 
Ngoài ra, CJ Werleman cũng còn chứng minh là Giê-su toàn là nói láo trong cuốn “Giê-su Nói Láo: Ông Ta Chỉ Là Người Thường. Vạch Trần Tân Ước” (Jesus Lied: He Was Only Human. Debunking the New Testament). Tác giả viết:
“Qua từng mạch văn một, chúng tôi sẽ phá hủy nền tảng cơ cấu tạo thành huyền thoại về Giê-su, như là một siêu sao (trong tôn giáo). Điều này sẽ để lại cho quý vị ba kết luận chung cùng là: 1. Giê-su nói láo; 2. Những người viết tiểu sử Giê-su nói láo; 3. Ki Tô giáo thực ra được đặt trên nền tảng những chuyện tào lao mà những người có khả năng đặt ra.”

(Thread by thread, we will destroy the fabric that is the myth of Jesus Christ, Superstar. This will leave you with three ultimate conclusions, that 1. Jesus lied; 2 Jesus’ biographers lied; 3. Christianity is actually founded on talected horse-crappery).
Điều Giê-su nói láo nhất là hứa hẹn sẽ trở lại trần ngay khi một số người theo ông ta vẫn còn sống, nhưng nay đã 2000 năm rồi mà đâu có ai thấy ông ta ở đâu. Điều nói láo vĩ đại thứ hai của Giê-su là: “Nếu có đức tin chỉ bằng hạt cải thì có bảo núi này rời đi thì núi sẽ tự động bò xuống biển”. Điều nói láo thứ ba của Giê-su là dạy tín đồ: “Cầu gì thì sẽ được nấy”. Và còn nhiều nữa. Quý vị có thể mua 2 cuốn e-book của Werleman ở Amazon.com.
Dù rằng những điều trên trong bức thư thiên hạ đã biết từ lâu, nhưng bức thư trở thành rất đặc biệt vì đó là của Einstein, một người Do Thái. Là người Do Thái nhưng Einstein không cho rằng dân tộc Do Thái có gì vượt trội hơn các dân tộc khác về đạo đức, và cũng không có lý do gì để tin đó là dân được Gót chọn. Chúng ta nên để ý là Einstein đã nhận xét rất đúng khi nói rằng, dân tộc Do Thái không bị những ung thư tệ hại nhất vì không đủ quyền lực. Einstein ý nói ung thư là những sự dã man tàn bạo của Do Thái trong Cựu Ước, nghe lời Gót đi tận diệt các dân tộc không phải là Do Thái.

Ngày nay, dân tộc Do Thái chỉ có trên dưới 20 triệu và không đủ sức để làm theo ý Gót trước những cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc v.v…, chỉ còn có thể tàn bạo đối với dân Palestine mà thôi. Einstein cũng cho rằng Gót hiện thân thành người chỉ là truyền thuyết cho trẻ con nghe, sự mê tín của thời sơ khai. Nhưng đặc biệt hơn cả là, Einstein là một thiên tài vật lý của thế kỷ 20, cha đẻ của thuyết Tương Đối, nền tảng lý thuyết của Big Bang, người có đầu óc xuất chúng, được giới khoa học trên thế giới ngưỡng mộ… trừ con chiên Mít.

Và chúng ta đã biết, thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, và thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người, cùng với nhau đã phá sập thuyết Sáng Tạo trong nền thần học Ki Tô giáo, và trên thế giới ngày nay, không còn chỗ đâu cho Gót hay con Gót dự phần vào những quy luật thiên nhiên. Một con người đặc biệt với một đầu óc sáng suốt như Einstein nên quan điểm về Gót, về dân tộc Do Thái của ông ta đã nói lên những sự thật đau lòng cho Ki Tô giáo và Do Thái giáo, đã xóa bỏ những lời tuyên truyền láo của Ki Tô giáo trước đây, diễn giải lệch lạc vài câu Einstein nói đến Gót, và cho rằng Einstein tin ở Gót để quảng cáo Ki Tô giáo. Chúng ta hãy đọc nhận định của Richard Dawkins trên richarddawkins.net:
Không thể hoàn toàn trách những người biện giải cho Ki Tô giáo khi họ tuyên bố rằng Einstein là một tín đồ Ki Tô. Einstein thường hay nhắc đến từ Gót như là một ẩn dụ thi vị.. ông ta không ngờ là ngày nay người ta trích dẫn ông một cách bất lương đến mức độ nào. Cho nên thật là thú vị khi thấy bức thư này, viết ít lâu trước khi qua đời, sẽ chôn vùi vĩnh viễn huyền thoại Einstein tin ở Gót. Cùng với nhiều nguồn tài liệu khác, cuối cùng thì bức thư này đã khẳng định Einstein là, theo nghĩa thực tế của từ ngữ, một người “vô thần”.
Khi bức thư được đưa ra bán đấu giá ở Luân Đôn năm 2008, tôi không thành công mua nó để làm một quà tặng cho Tổ chức Richard Dawkins. Tôi chỉ có thể ra một giá nhỏ so với giá bán sau cùng [khi đó là $404.000.00. TCN], và thấp hơn nhiều so với giá đặt tối thiểu nay là 3 triệu đồng. Tôi hy vọng người nào mua được trong cuộc đấu giá này sẽ trưng bày nó thật nổi, cùng với bản dịch sang tiếng Anh và các tiếng khác.
 
Albert Einstein's Historic 1954 "God Letter"
by Richard Dawkins posted on September 17, 2012 02:34PM GMT 
Religious apologists cannot entirely be blamed for claiming Albert Einstein as one of their own. He was fond of quoting "God" as a poetic metaphor, he couldn't have anticipated the extent of today's dishonest quote-mining. So it is good to see this letter, written shortly before his death, which should lay to rest, once and for all, the eager myth that Einstein believed in God. Along with various other sources, this letter finally confirms that Einstein was, in every realistic sense of the word, an atheist. When the letter came up for auction in London, in 2008, I made a futile attempt to buy it as a gift for the Richard Dawkins Foundation. I could offer only a small fraction of the eventual price, and even that was far less than the $3M now being asked as a minimum. I hope that whoever wins this auction will display it prominently, complete with translations into English and other languages.
 
Để đọc cho vui và không phê bình, chúng ta hãy đọc vài ý kiến của con chiên Mít:
 
Einstein không tin Chúa và ông đã chết xương cốt rả rời lâu rồi thành tro bụi ngày hôm nay, nhưng Chúa vẫn đang sống (Jesus is the Living God). Nhà thờ và Chúa vẫn còn tồn tại trên 2000 năm nay và đang sống mạnh mẽ cùng hết nước Mỹ là nước được Chúa thương yêu ban phước nhiều nhất. Đế quốc La Mã đã từng muốn tiêu diệt đạo Chúa nhưng họ đã bị tiêu diệt và Chúa vẫn sống. Tại Mỹ, hàng ngày người ta vẫn còn in Thánh Kinh cho cùng thế giới và mãi mãi sẽ tiếp tục in Thánh Kinh là quyển sách có nhiều độc giả nhất trong trên 17 thế kỷ qua. Quả thực, Chúa quá linh thiêng cho những ai tin Chúa, không thể nào chối cãi được quyền lực và sự linh thiêng khủng khiếp của Chúa. Bây giờ có thể linh hồn của Einstein đang đứng ngoài song cửa lạnh lẽo (nếu không nói là đang ở địa ngục nóng cháy) chờ đợi mỏi mòn Chúa ra tay rước mình vào bên trong Thiên đường của Chúa.
Con người có giỏi đến mức như Einstien (sic) mà không tự đặt câu hỏi " mục đích của đời sống là gì? và tại sao chúng ta tồn tại" thì quả cũng là một loài ngu xuẩn nhất.
 
Thêm một quan điểm ngược dòng con chiên:
 
Tôi nghĩ chính phủ Việt Nam nên mua lá thư này và trưng bày nó ngay trong đại sảnh của khu công nghệ Hòa Lạc đang được xây dựng vì nó mang đậm sắc thái của khoa học, và xã hội phù hợp với tinh thần hướng tới văn minh của dân tộc Việt Nam, cũng như của nhân loại trên khắp thế giới .
 
Và vài quan điểm của độc giả Mỹ:
… Thanks for this, an important document of which copies should be sent to faith-heads in general and the "last-minute-conversionists" in particular.
…Isn't the petty, unjust, unforgiving control-freak, vindictive, bloodthirsty ethnic cleanser, misogynistic, homophobic, racist, infanticidal, genocidal, filicidal, pestilential, megalomaniacal, sadomasochistic, capriciously malevolent bully (thanks to Shroedinger's Cat, for the reminder) of the OT and the milksop zombie of the NT one and the same supposed god? 
 
Trần Chung Ngọc
 
Phụ lục: Bản dịch sang tiếng Anh từ nguyên bản bức thư bằng tiếng Đức:
 
Spurred on by Brower’s repeated suggestions I have read a lot of your book in recent days; thanks very much for sending it. What especially struck me about it was this. With regard to the factual views on life and human society we are very similar Your personal ideal with the struggle for freedom from self-centred wishes, struggle for the brightening up and ennoblement of existence with emphasis on the purely human, whereby the lifeless thing can only be regarded as a means which may be granted no dominant function. (It is this view in particular, which connects us as a real “un-American attitude”.)
All the same, without Brower’s encouragement I would never have got round to giving your book any detailed attention, because it is, for me, written in very inaccessible language. The word God is for me nothing more than the expression and product of human weaknesses, the Bible a collection of worthy, but largely primitive legends which are nevertheless pretty childish... No interpretation however subtle can (for me) change that.
These refined interpretations are by their nature very varied and have almost nothing to do with the original text. For me the pure Jewish religion is, like all other religions, an incarnation of primitive superstitions. And the Jewish nation to whom I gladly belong and in whose mentality I am steeped have no different dignity for me than any other nations. As far as my experience goes, it is also no whit better than other human groups, although it is protected from the worst excesses by lack of power. Apart from that I can see nothing 'chosen' about it.

I find it particularly painful that you claim a privileged position and try to defend it by two walls of pride, an external one as a human being and an internal one as a Jew. As a human you claim, as it were, a dispensation from otherwise accepted causality, as a Jew the privilege of monotheism. But a limited causality is no longer a causality, as our wonderful Spinoza, perhaps first, so astutely recognized. And the animistic view of the natural religions is in principle not revoked by monopolization. With such walls we can only attain a certain self-deception, but our moral efforts are not challenged by them. Rather the reverse.
Now that I have quite openly articulated our differences in intellectual convictions it is clear to me that we are quite close in essential things, like our evaluations of human behaviour. What separates us is only intellectual detail or 'rationalisation' in Freudian language. Therefore I think that we would understand each other quite well if we talk about concrete things.
With friendly thanks and best wishes,

A. Einstein
 
Phóng ảnh bản gốc:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét