Trở lại đầu thế kỷ 11, Thiên Chúa Giáo chia thành hai giáo phái với hai giáo quyền thù nghịch nhau. Ðó là giáo hội Công Giáo La-mã (Roman Catholic) đóng đô tại Vatican và giáo hội Chính Thống Giáo (The Eastern Orthodox Church) đóng đô tại Byzantine, còn được gọi là Constantinople tức Istanbul, thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay.
– Lý do thứ nhất là vào năm 1091, quân Hồi Giáo tấn công Byzantine. Hoàng đế Alexius Comnenus đứng đầu giáo hội Chính Thống Giáo tuy không ưa Công Giáo nhưng cũng đành phải viết văn thư chính thức yêu cầu giáo hoàng La Mã đem quân đến cứu giúp. Vatican lúc đó muốn giúp Vatican thì ít nhưng điều quan tâm hàng đầu là tái chiếm thánh địa Jerusalem để giáo dân toàn Âu Châu được tự do đến đó hành hương. Mối thù lớn nhất của dân Công Giáo Âu Châu đối với đạo Hồi Giáo là trong thời gian chiếm đóng Jerusalem, quân Hồi Giáo đã triệt phá “Nhà thờ Kính Mộ Chúa” (Church of the Holy Sepulchure – ý chỉ mồ chôn của Jesus). Tội triệt phá nhà thờ Kính Mộ Chúa đã trở thành lý do chính cho các cuộc thánh chiến trả thù của Công Giáo.
– Lý do thứ hai được nêu lên là những vụ người Hồi Giáo hành hạ những người Công Giáo Âu châu đi hành hương ở Jerusalem năm 1076.. Những người đi hành hương sống sót trở về Âu Châu đã kể nhiều chuyện về sự ngược đãi của người Hồi Giáo khiến cho dân Âu Châu rất phẩn nộ. Tu sĩ Peter Hermit là người hết sức cuồng nhiệt vận động quần chúng tín đồ Công Giáo ở các nước Âu Châu tham gia cuộc “Thánh Chiến Chống Hồi Giáo”, để rồi từ đây các cuộc chém giết nhau dành quyền lực thống trị giữa hai tôn giáo được ngụy trang bằng danh từ thánh chiến đã kéo dài gần hai thế kỷ, đã để lại nhiều máu và nước mắt cho nhiều triệu người, thiết nghĩ đây là bài học để đời cho nhân loại từ cổ chí kim.
Các giáo dân Âu châu đa số thời đó đa số là những nông dân thất học và cuồng tín nhất là giới thanh thiếu niên, trong số đó có rất nhiều trẻ vị thành niên đã mù quáng ghi tên tham gia vào đoàn quân chữ thập. Lịch sử Âu châu đã gọi đoàn quân chữ thập này là “Ðoàn quân nông dân” hoặc “Ðoàn quân con nít” (Popular Crusade – The Children’s Crusade).. Vào thời kỳ đó, Âu Châu đang ở trong bóng tối tinh thần (The Dark Age) nên từ vua tới dân, từ tu sĩ đến các bổn đạo, tất cả đều không có một sự hiểu biết nào về Hồi Giáo, không có một chút kiến thức nào về tình hình chính trị xã hội và địa thế của các nước phương Ðông. Sự thiển cận về kiến thức và tinh thần cuồng tín tôn giáo đã mau chóng biến việc tái chiếm Jerusalem khỏi tay quân Hồi Giáo thành một khát vọng thiêng liêng vô cùng cuồng nhiệt. Chỉ trong một thời gian ngắn có hàng trăm ngàn nông dân ghi tên đầu quân, trong số đó có ít nhất là 60,000 trẻ vị thành niên !
– Cuộc Thập Tự Chiến Thứ Nhất (1096-1099)
Như trên đã trình bày, sự vận động cho cuộc viễn chinh đầu tiên của đoàn quân Thập Tự khởi đầu từ những năm 1091 do sự cầu viện của hoàng đế Byzantine, nhưng mãi tới năm 1096, tức 5 năm sau mới thực hiện được. Ðoàn quân Thập tự gồm hàng trăm ngàn người được điều khiển bởi các hiệp sĩ chuyên nghiệp, xuất phát từ hai nước Ý và Pháp. Ðoàn quân của Pháp chia làm hai nhánh: Nhánh quân ở miền Bắc tập trung tại Normandie, nhánh quân ở miền Nam tập trung tại Toulouse. Cả hai nhánh này tiến quân thẳng tới Constantinople.
Trên đường hành quân, khi đi ngang qua đồng bằng sông Rhin, đoàn quân Thập tự của Pháp đã lùng bắt những người Do Thái rồi đưa họ ra bãi hoang chém giết tập thể. Hiện nay tại những vùng đồng bằng sông Rhin thuộc nước Ðức có nhiều nơi vẫn còn ghi dấu bằng những bia đá ghi tên những người Do Thái bị sát hại trong dịp này.
Vào mùa thu năm 1096, một đạo quân thứ ba của Pháp tập trung tại Clairmont đi thẳng đến Rome để kết hợp với 50,000 quân Ý. Sau đó liên quân Pháp-Ý cũng kéo đến Constantinople. . Vua và triều đình Byzantine vô cùng ngạc nhiên khi thấy đoàn quân Thập Tự chỉ là một đám nông dân rách rưới bẩn thỉu và có quá nhiều trẻ vị thành niên ngơ ngác. Vua Byzantine lập tức ra lệnh cho quân đội ngăn chận không cho đoàn quân ô hợp này vào thành phố. Tuy nhiên, nhà vua cung cấp cho đoàn quân này số lương thực và cho quân đội áp tống đám quân Thập Tự này đến Boporus thuộc miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ… Trong lúc đoàn quân Thập Tự này trú đóng tại Boporus thì bị quân Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ bất ngờ tấn công giết chết rất nhiều. Ðoàn quân còn lại thì tiếp tục đi tới Anatolia, một thành phố thuộc phần đất Á Châu của Thổ Nhĩ Kỳ, rồi đến bao vây thành phố Hồi Giáo Antioch ở phía cực Nam nước Thổ. Trong lúc đang bao vây thành Antioch, đoàn quân Thập Tự bất ngờ bị quân Hồi Giáo Iraq kéo đến bao vây vòng ngoài từ ngày 21-10-1097 đến ngày 3-6-1098. Ðoàn quân Thập Tự bị kẹt ở giữa vì thành Antioch quá kiên cố không thể xâm nhập, trong khi đó đoàn quân Iraq lại quá hùng hậu nên quân Thập tự không thể phá được vòng vây. Sau hơn 5 tháng bị vây hãm quá chặt, quân Thập tự bị cạn hết lương thực nên bị chết đói rất nhiều. Cuối cùng, ngày 3-6-1098, đoàn quân Thập Tự buộc lòng phải chấp nhận một trận quyết tử để mở đường máu phá vỡ vòng vây của quân Hồi giáo Iraq.
Ðoàn quân Thập Tự tiếp tục lên đường trong hơn một năm mới tới được Jerusalem. tại thành phố thánh địa này lúc đó có rất ít quân Hồi Giáo phòng thủ nên đoàn quân Thập Tự đã chiếm thành phố thánh địa một cách dễ dàng vào ngày 15-7-1099. Sau khi chiếm Jerusalem, Thập tự quân ra lệnh cấm người Hồi Giáo không được leo lên tháp cao ở đền thờ để kêu gọi mọi người đọc kinh, không được ăn chay trong thánh Ramadan, không được xây đền thờ mới và cấm sửa chữa đền thờ cũ. Tất cả những tín đồ Thiên Chúa Giáo cải sang đạo Hồi đều bị tử hình. Chỉ trong vòng vài tuần lễ đầu chiếm đóng Jerusalem, đoàn quân Thập Tự đã tàn sát những đàn ông Do Thái và người Hồi Giáo Ả Rập tổng cộng lên đến 30,000 người. Thánh địa của cả ba tôn giáo lớn biến thành một nhà xác khổng lồ. Lý do là số người chết nhiều hơn số quân số quân Thập Tự tại Jerusalem, và không có ai lo chuyện chôn người chết cả. Cho tới 5 tháng sau, các cống rãnh và các thung lũng ở Jerusalem vẫn còn sặc mùi hôi thối của các xác chết. Một điều ghê sợ và hãi hùng nhất là quạ, kênh kênh bay đầy trời để ăn xác người chết và cả chó hoang cũng ăn xác người chết.
Cuộc chiến tranh thứ nhất của đoàn quân Thập Tự Công Giáo La Mã (The First Crusade) là một ấn tượng ghê tởm nhất đối với người Hồi Giáo và Do thái giáo, và là một bài học kinh nghiệm nhớ đời cho toàn thế giới Hồi Giáo về sự man rợ khủng khiếp của bọn tín đồ Công Giáo cuồng tín.. Tuy nhiên, cũng do cuộc chiến tranh này mà người Âu Châu đã có cơ hội hiểu biết về thế giới Ả Rập và Hồi Giáo. Họ không ngờ thế giới Hồi Giáo quá rộng lớn, bao trùm một vùng lãnh thổ từ Bắc Phi qua Âu Châu tới tận Viễn Ðông. Họ không ngờ Hồi Giáo cũng là một nền văn minh, trong đó có môn toán học tiến bộ vượt xa Âu Châu. Cũng từ đó, người Âu Châu đã dần dần tự tìm hiểu để tự giải thoát họ ra khỏi thời đại “đen tối” (The Dark Age).
Về bằng chứng giết người tàn bạo của quân Thập Tự tại Jerusalem trong những ngày đầu của cuộc “thánh chiến” hiện nay vẫn còn một chứng tích lịch sử độc đáo. Ðó là bức thư của vị tướng tổng chỉ huy quân Thập Tự gửi từ Jerusalem về Vatican để báo cáo các tin mừng chiến thắng lên Giáo hoàng Urban II. Bức thư này hiện được lưu trữ tại Văn khố của Tòa thánh. Trong thư có đoạn viết như sau: “Ðức thánh cha có biết chúng con đã đối xử với kẻ thù của chúng ta ở Jerusalem ra sao không? Tại cổng thành Solomon và trong Ðền thánh, đoàn kỵ binh của chúng con phải đi qua những vũng máu dơ bẩn của quân Hồi Giáo Saracenes ngập cao đến đầu gối của những con ngựa”. (“Deceptions and Myths of the Bible”, by Lloyd Graham, trang 462). Kết quả lớn nhất của cuộc viễn chinh đầu tiên của đoàn quân thập tự là sự hình thành một vương quốc trực thuộc Vatican. Vương quốc này trải dài khoảng 800 miles dọc theo bờ biển Ðịa Trung Hải mang tên “Vương Quốc La Tinh Jerusalem” (Latin Kingdom of Jerusalem) bao gồm: Hai tỉnh Antioch và Edessa ở phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, nước Syria, nước Liban, xứ Judea và xứ Gallilee, trong đó có thành phố thánh địa Jerusalem.
“Tòa Thánh Vatican” trực tiếp cai trị bằng cách phong vương cho người đứng đầu vương quốc này. Nhưng thay vì gọi là “vua” của vương quốc, toà thánh gọi là “Người bảo vệ Mộ Chúa” (Protector of the Holy Sepulchere). Vương quốc La Tinh Jerusalem tồn tại được 88 năm (từ 1099 đến 1187) qua 7 đời vua do Vatican chọn lựa và tấn phong. Trong 88 năm cai trị vương quốc Jerusalem, quân Thập Tự đã tàn sát rất nhiều người Hồi Giáo và Do Thái Giáo, bất kể họ là người già, phụ nữ hay trẻ em (hiện nay chúng ta cũng còn được nghe những luận điệu theo kiểu tuyền truyền của Vatican là: “Người Do Thái đã giết Chúa Jesus”). Quân Thập Tự cũng xây cất rất nhiều pháo đài và lâu đài phòng thủ kiên cố để bảo vệ vương quốc, đến nay vẫn còn những di tích lịch sử để lại tại các nước Trung Ðông dọc theo bờ biển Ðịa Trung Hải.
– Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Hai (1147-1149)
Nguyên nhân dẫn đến cuộc Thập Tự Chinh thứ hai (The Second Crusade) là do biến cố quân Hồi Giáo thuộc giáo phái Sunni từ các nước Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ tấn công tái chiếm tỉnh Edessa thuộc Vương quốc La Tinh Jerusalem. Ðể thực hiện quyết tâm phục thù, Vatican ra lệnh cho vua Pháp là Louis VII và vua Ý là Conrad III phối hợp với nhau tổ chức cuộc Thập Tự Chinh thứ hai. Năm 1147, liên quân Pháp-Ý trong đoàn quân Thập Tự lên đường đến Thổ Nhĩ Kỳ để chiếm lại Edessa nhưng đã gặp sức chống trả mãnh liệt của quân Hồi Giáo, cuối cùng liên quân Pháp-Ý đã hoàn toàn bị đánh bại. Họ phải rút tàn quân chạy về phía Nam thuộc lãnh thổ Liban và Syria. Nhưng mãi đến hai năm sau vào năm 1149, toàn bộ đám tàn quân này đã bị quân Hồi tiêu diệt tại Damacus (thủ đô Syria ngày nay).
– Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Ba (1190-1192)
Ðối với Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo thì Jerusalem là thánh địa duy nhất của họ. Ðối với người Hồi Giáo thì thánh địa quan trọng nhất là Mecca (thủ đô của nước Ả Rập Saudi).. Thánh địa thứ hai là Medina, một thành phố cách thủ đô Mecca 250 dặm về phía bắc và Jerusalem là thánh địa thứ ba của Hồi Giáo. Vì tương truyền rằng Muhammad đã lên trời từ thành phố này. Quân Thập Tự của Vatican chiếm Jerusalem vào năm 1096 là một kỷ niệm ô nhục và đau đớn cho thế giới Hồi Giáo. Người Hồi Giáo đã phải nuốt hận chịu đựng trong gần một thế kỷ mới có cơ hội phục thù. Cái nhân của cơ hội phục thù là sự xuất hiện của một nhân vật lừng danh thế giới Hồi Giáo, đó là vị tướng Saladin (1137-1193) gốc người Kurd theo giáo phái Sunni. Ông được dân Ai Cập và Syria tôn lên làm vua (Sultan). Nhân vật Saladin trở nên một nhân vật huyền thoại trong nhiều tác phẩm văn chương của các nước Âu Châu thời đó… Quả thật, Saladin đã thu phục được nhân tâm của nhiều dân tộc theo đạo Hồi. Dưới sự lãnh đạo của ông, quân Hồi đã tái chiếm Jerusalem và nhiều phần đất khác của vương quốc La Tinh vào năm 1187. Toàn thế giới Hồi Giáo Ả Rập vui mừng vì thánh địa thứ ba đã được tái chiếm và danh dự của Hồi Giáo đã được phục hồi.
Nỗi vui mừng chiến thắng của Hồi Giáo càng lớn bao nhiêu, thì nỗi đau của Vatcian và Giáo Hội Công Giáo càng thấm thía và ê chề bấy nhiêu. Do rút tỉa của những kinh nghiệm thất bại trước đây, lần này Vatican chuẩn bị chu đáo hơn với sự hội ý của ba ông vua đầy quyền lực tại Âu Châu là vua Pháp, vua Ðức và đặc biệt là vua Anh Richard I – người được mệnh danh là “Richard Trái tim Sư tử” (Richard The Lion-Hearted) . Cũng xin nói thêm đây là Giáo Hội Công Giáo Anh tách rời khỏi giáo quyền Vatican do vua Henri VIII chủ xướng vào năm 1534. Trước đó, các vua Anh đều thần phục giáo quyền Vatican như hầu hết các vua khác ở Âu châu.
Cuộc Thập Tự Chinh thứ ba có tới 3 hoàng đế Âu châu điều khiển nên các sử gia thường gọi cuộc Thập Tự Chinh này là “Cuộc Thập tự chinh của các vua” (The Crusade of the Kings). Vua Anh đích thân điều khiển cuộc viễn chinh từ 1190 cho đến khi chiến dịch kết thúc vào năm 1191. Trong hai năm chinh chiến, đoàn quân chữ Thập tái chiếm hầu hết lãnh thổ của Vương quốc La Tinh Jerusalem. Nhưng thành phố quan trọng nhất là thánh địa Jerusalem thì lại không chiếm được… Quân Hồi Giáo chận đứng đoàn quân chữ thập của Richard I tại thành phố Acre ở phía bắc Jerusalem. Trong thời gian trú đóng tại Acre (1191-1192) vua Anh Richard “The Lion-Hearted” đã ra lệnh chém đầu tập thể trên 3000 người Hồi Giáo Ả Rập. Vụ giết người một cách tập thể này đã đi vào lịch sử Hồi Giáo như một bằng chứng về tội ác diệt chủng của Giáo Hội Công Giáo La Mã (The Cross and the Crescent, by Malcom Billing, trang 116). Hiện nay, tại thư viện Quốc Gia của Pháp có lưu trữ một bức họa thời Trung Cổ vẽ cảnh vua Richard I ngồi trên khán đài tươi cười chứng kiến đoàn quân Thập Tự chém đầu tập thể những người Hồi Giáo.
– Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Tư (1201-1204)
Giáo Hội Công Giáo La Mã rất thù ghét Giáo Hội Chính Thống Giáo (The Eastern Orthodox Church) là một giáo hội Thiên Chúa Giáo tách rời khỏi giáo quyền Vatican vào giữa thế kỷ 11. Trong thời gian quân Thập Tự chiếm đóng Jerusalem, các tín đồ đạo Chính Thống Giáo ở Âu châu bị cấm không được hành hương đến thánh địa. Các giáo dân và tu sĩ đạo Chính Thống Giáo tại Jerusalem đều bị ngược đãi tàn tệ. Ðó chính là những lý do khiến cho hoàng đế Byzantine và Giáo Hội Chính Thống Giáo không thể ngồi yên trước sự lộng hành của Vatican. Ðể tránh bị lâm vào thế “lưỡng đầu thọ địch”, hoàng đế Byzantine và Giáo Hội Chính Thống Giáo thương thuyết với vua Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ, kết quả hai bên đạt tới việc ký kết hòa ước cam kết không gây chiến tranh xâm chiếm lẫn nhau, để họ rảnh tay đối phó với Vatican.
Hòa ước Byzantine – Thổ Nhĩ Kỳ làm cho mối bất hòa giữa Vatican và Chính Thống Giáo ngày càng trở nên sâu sắc. Bọn quá khích cầm đầu ở Âu Châu lúc đó là các hiệp sĩ (Knights) trong những nước Công Giáo cuồng tín đã lập những kiến nghị yêu cầu tòa thánh Vatican phát động cuộc Thập Tự Chinh thứ tư để tiêu diệt đế quốc Byzantine và Chính Thống Giáo. Cuộc “thánh chiến” lần này được Vatican uỷ nhiệm cho các thủ lãnh hiệp sĩ Ý và Ðức thực hiện. Trên danh nghĩa, cuộc Thập Tự Chinh thứ tư nhằm trừng phạt Byzantine và Chính Thống Giáo, nhưng mục tiêu chính là để tiêu diệt một đồng minh tương lai của Hồi Giáo. Cuộc chiến kéo dài trong 3 năm từ 1201 đến 1204, đoàn quân Thập Tự chiếm trọn lãnh thổ đế quốc Byzantine. Vatican đặt tên cho lãnh thổ này là “Ðế quốc La Tinh Constantinople”. Vatican chia đế quốc này thành nhiều thái ấp (feuds) và phong chức lãnh chúa cho các hiệp sĩ (Knights) có công để cai trị các thái ấp đó. Vatican đã biến toàn đế quốc Byzantine xưa thành một xã hội phong kiến. Các lãnh chúa có toàn quyền hành xử như: Bắt và bán hay trao đổi nô lệ, có quyền thu thuế của dân và một phần lớn được trích ra để nộp về cho Vatican. Nhưng “Ðế quốc La Tinh Constantinople” chỉ tồn tại được 57 năm, tính từ năm 1204 cho đến năm 1261 thì chấm dứt.
– Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Năm (1217-1221)
Cuộc Thập Tự Chinh thứ năm không có một nguyên nhân chính trị hay tôn giáo nào mà hoàn toàn do sự bốc đồng của vua Andrew nước Hungary. Nước Hungary chỉ là một nước nhỏ nằm ở giữa Châu Âu.. Vua Andrew là người cuồng tín và có quá nhiều ảo vọng quyền lực. Ông ta đã không lượng trước sức của mình, tự ý thành lập một đạo quân Thập Tự rồi kéo quân đến tấn công một nước xa xôi là Ai Cập.. Nhưng ông ta may mắn đã thành công trong việc chiếm thành phố Dannietta của Ai Cập. Người Ai Cập nhân danh Hồi Giáo thương thuyết với Andrew là: “Nếu vua Andrew chịu trả lại thành phố Dannietta cho Ai Cập thì Hồi Giáo sẽ trả lại Jerusalem cho Giáo Hội Công Giáo Vatican. Vua Andrew đã kiêu hãnh bác bỏ đề nghị này và kéo quân tiến đánh thủ đô Cairo của Ai Cập. Ðiều này đã làm cho quân Hồi Giáo Ai Cập hết sức phẩn nộ đã mãnh liệt phản công. Cuối cùng quân Hồi Giáo tiêu diệt hoàn toàn quân Thập Tự và vua Andrew cũng bị giết thảm vào năm 1221.
– Cuộc Thập Tự Chinh Thứ Sáu (1228-1229)
Cuộc Thập Tự Chinh lần này do Vatican giao cho vua Ðức là Frederic II thực hiện để trả thù cho vua Andrew. Vatican đã cấp cho vua Frederic một ngân khoản rất lớn để võ trang thật hùng hậu cho đoàn quân Thập Tự. Tuy nhiên, vua Frederic là một con người bất tài và kém cõi, ông đã phạm phải nhiều lỗi lầm nghiêm trọng về chiến thuật, nên toàn bộ đoàn quân Thập Tự mới đặt chân lên vùng đất Ai Cập đã bị quân Hồi Giáo Ai Cập tiêu diệt. Riêng bản thân vua Frederic II bị quân Hồi Giáo Ai Cập bắt sống. Vatican đã phải điều đình và trả một số tiền rất lớn để chuộc mạng cho Frederic, y được quân Hồi Giáo phóng thích cho về nước an toàn..
– Cuộc Thập Tự Chinh Cuối Cùng (1248-1254) (Thứ bảy)
Lý do dẫn đến cuộc Thập Tự Chinh thứ 7 là vụ quân Hồi Giáo định chiếm lại thánh địa Jerusalem vào năm 1244. Vatican trao nhiệm vụ tổ chức cuộc “thánh chiến” cho vua Pháp Louis IX. Nhà vua tuân lệnh và nhận tiền của Vatican chuẩn bị tổ chức cuộc viễn chinh Thập Tự lần thứ 7 trong vòng 4 năm. Nhưng vua Louis IX của Pháp cũng là một người bất tài ngang ngửa với vua Frederic II của Ðức, vào năm 1248, vua Louis IX đích thân chỉ huy cuộc viễn chinh, kéo quân qua các nước Syria, Liban, Palestine… đi tới đâu đều bị quân Hồi Giáo phục kích tấn công đến đó. Cuộc chiến kéo dài không phân thắng bại, khiến quân Thập tự vô cùng chán nản. Sáu năm sau, đoàn quân Thập Tự vẫn không tới được Jerusalem. Nhưng đến năm 1254, quân Hồi tổng phản công khắp nơi khiến cho đoàn quân Thập Tự của Louis IX phải tan rã và bỏ chạy, những kẻ sống sót tìm đường trở lại Âu Châu.
Ðến năm 1291, quân Hồi Giáo chiếm lại tất cả những phần đất đã mất về tay đoàn quân Thập Tự trước đây, chấm dứt hoàn toàn Vương quốc La Tinh Jerusalem sau 195 năm tồn tại. Cũng xin nói thêm ở đây là trong lịch sử các cuộc “thánh chiến” của đoàn quân Thập Tự có hai vua Pháp tên Louis tham dự. Vua Louis VII bị thất bại nhục nhã trong cuộc Thập Tự Chinh lần thứ hai (1147-1149) và vua Louis IX bị thất bại trong cuộc Thập Tự Chinh cuối cùng (1248-1254). Tuy nhiên, Louis IX là con cưng của vatican nên ông vua kém tài này đã được Vatican Phong Thánh. Vì thế, người Pháp không còn gọi là vua Louis IX nữa mà gọi là Saint Louis (thánh Louis). Tên của ông “thánh” đã được dùng để đặt tên cho một thành phố lớn tại Hoa Kỳ là St Louis city, bang Missouri vì thành phố này có nhiều người Mỹ gốc Pháp.
Ngày nay khi đọc lại các cuộc “thánh chiến” của các đoàn quân Thập Tự thời Trung Cổ, chúng ta sẽ gặp nhiều tài liệu lịch sử đưa ra những con số khác nhau về những cuộc chiến tranh của quân Thập Tự. Có tài liệu nói là 6 trận, có tài liệu nói 7, 8 hoặc nhiều hơn. Lý do chính yếu làm cho các sử gia bối rối không thể nêu lên con số chính xác về cuộc chiến của Thập Tự quân kéo dài gần 2 thế kỷ (195 năm). Trong thời gian dài dằng dặc đó đã xảy ra nhiều cuộc chuyển quân của Thập Tự quân giả dạng làm những đoàn người đi hành hương hoặc đoàn người đi buôn bán… Nhưng sau đó vẫn có thể thực hiện được những cuộc tấn công vào quân Hồi Giáo. Một điều phức tạp hơn nữa là sau thế kỷ II, nhiều giáo hội Công Giáo Âu Châu tách rời khỏi giáo quyền Vatican như Chính Thống Giáo, Anh giáo và Tin Lành. Thì Vatican cũng tổ chức những đoàn quân cũng mang danh là quân Thập Tự đi tàn sát những kẻ ly khai đó.. Trường hợp rõ nét nhất là cuộc Thập Tự Chinh lần thứ tư (1201-1204) Vatican đánh chiếm hoàn toàn lãnh thổ đế quốc Byzantine của Chính Thống Giáo, vậy có nên coi cuộc Thập Tự Chinh này là một trong những cuộc Thập Tự Chinh chống Hồi Giáo hay không ? Nhiều sử gia trả lời là có vì mục tiêu chính của Vatican là triệt hạ một đồng minh mới của Hồi Giáo. Nhưng riêng phía Hồi Giáo cũng chia ra làm hai giáo phái Sunni và Shiite đánh nhau trong 13 thế kỷ dài. Các tín đồ Hồi Giáo được gọi chung là Sunni, có nghĩa là “đa số”, nhưng vua Ali Talib (656-662, vì không thần phục các giáo sĩ của Sunni nên Ali đã lập ra một giáo phái mới là giáo phái Shiite. Sau này vào năm 680, vua Yazid (con của Muawiyah) đến Medina chận bắt con trai của Ali Talib là Husayn và giết nhiều người thuộc giáo phái Shiite. Năm sau, Yazid mang quân trở lại Medina (nơi ở cuối cùng của Muhammad) tàn phá và dìm thành phố thánh địa này trong biển máu. Ðể trả thù, giáo phái Shiite mang quân chiếm thánh địa Mecca và tàn phá nặng nề thành phố này. Từ đó đến nay, trải qua trên 13 thế kỷ, hai giáo phái Sunni và Shiite thường xuyên xung đột nhau nhiều trận đẫm máu… Số người tử trận cả hai bên có thể lên tới nhiều chục triệu người. Ðây là một thảm họa lớn nhất trong lịch sử của con người nói chung và thế giới Hồi Giáo nói riêng. Ðến nay các cuộc đánh bom tự sát ở Iraq có thể nói đều là sự xung đột của hai giáo phái Sunni và Shiite để tranh dành quyền lực.
Các cuộc chiến tranh của quân Thập Tự tại Trung Ðông trong thời Trung Cổ và có thể nói rằng còn kéo dài đến ngày nay đã làm cho tệ nạn buôn bán nộ lệ và tình dục trở thành một kỹ nghệ phát đạt.. Ngày xưa các phe Hồi Giáo cũng như quân Thập Tự khi giao chiến đều chú tâm bắt sống tù binh và bắt các thường dân ở các vùng chiếm đóng để đem bán tại các chợ ở khắp miền Trung Ðông. Các thiếu phụ, thiếu nữ đẹp luôn luôn là món hàng đắt giá nhất được các nhà giàu hoặc các quan quyền của cả hai phía mua về làm tì thiếp hay nô lệ tình dục. Trước đây vài năm (từ năm 2000 trở về trước) các bộ lạc nhỏ cũng thường đánh nhau và bắt các thiếu nữ trẻ trong vùng họ chiếm đóng, để trao đổi hay bán lại cho các bộ lạc khác để làm nô lệ tình dục, nhiều nhất là chế độ Taliban Afghanistan khi chưa xụp đổ.
Trong suốt 195 năm “thánh chiến” giữa những người Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo là một giá máu quá đắt mà con người phải trả cho tham vọng của những kẻ điên cuồng, họ lợi dụng tôn giáo để bành trướng quyền lực và mưu đồ thống trị thế giới bằng thần quyền. Chỉ tính riêng năm 1095, Giáo hoàng Urban II đi khắp các nước Công Giáo Âu Châu kích động quần chúng tín đồ Công Giáo đầu quân tham gia đoàn quân Thập Tự hoặc đóng góp tiền bạc để tài trợ cho “cuộc chiến thần thánh” nhằm bảo vệ ngôi mộ của Chúa. Nhưng “ngôi mộ của Chúa” chỉ là chuyện hão huyền vì nó chẳng bao giờ có. Nếu Chúa đã sống lại và lên trời thì làm gì có mộ của Chúa? Còn nếu Chúa đã bị quân La Mã đóng đinh trên thập tự giá thì theo luật của La Mã là mọi tử tội đã bị hành quyết bằng cách treo trên thập tự giá phải bị vứt xác ra bãi hoang cho kên kên và chó hoang ăn thịt. Trong lịch sử có ghi các hình luật của La Mã tuyệt đối không có chuyện xác tử tội được trao cho người nhà đem về chôn cất tử tế ở trong mồ. Chúa Jesus bị quân La Mã xếp vào loại tử tội nguy hiểm chẳng lẽ lại được La Mã dành cho một đặc ân ngoại lệ duy nhất là trao xác Jesus cho người nhà đem về chôn trong mồ hay sao? Chuyện ngôi mộ của Chúa Jesus là một chuyện hão huyền của bọn giáo sĩ Vatican bịp bợm. Nhưng cũng vì câu chuyện hão huyền ấy đã làm đổ máu của hơn ba triệu người, trong số đó có ít nhất là 60 ngàn trẻ em.
Vì vậy sử gia Lloyd M. Graham đã viết về vấn đề này như sau: “Chúng ta hãy quan tâm đến những cuộc chiến tranh của thập tự quân, đó là những cuộc chiến tranh khủng khiếp nhằm bảo vệ “ngôi mộ thánh của Chúa” mà nó chẳng bao giờ có thật, thế mà hơn ba triệu người đã bị giết một cách vô ích, oan uổng trong số đó có sáu mươi ngàn trẻ em” (“Deceptions and Myths of the Bible”). Ba triệu sinh linh là giá máu quá đắt mà nhân loại đã phải trả cho một chuyện hoang đường của tà đạo thần quyền Công Giáo La Mã. Ba triệu người đã tức tưởi chui xuống những nấm mồ có thật chỉ vì một nấm mồ không có thật của một người được mệnh danh là Chúa Cứu Thế !. Ngày nay chúng ta nghĩ gì về những chuyện hoang đường như đã nói ở trên, hay là chúng ta còn u tối nghe theo những tên đại bịp được mang danh là: “Những người đi rao giảng tình thương của Chúa”.
Thái Sơn
https://www.facebook.com/groups/1993155514291442
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét