Ngô Đình Thục là anh thứ hai trong gia đình Ngô Đình Diệm và là một linh mục ki-tô giáo La Mã. Chính Thục là người có công lớn nhất trong việc đưa Diệm lọt vào mắt xanh của người Mỹ, qua đó trở thành tổng thống của nền cộng hòa đệ nhất. Với công trạng này, cộng thêm việc là một linh mục trung thành cẩn cẩn với Vatican, năm 1960, Thục trở thành tổng giám mục đầu tiên của tổng giáo phận Huế. Từ đây, dòng họ nhà Ngô trở thành một gia tộc toàn trị ở Nam Việt Nam, với Diệm giữ chức tổng thống, Nhu là người đứng đầu ngành tình báo và an ninh, còn Thục trở thành lãnh tụ tinh thần của giáo hội ki-tô La Mã Việt Nam.
Tham vọng của Thục là trở thành vị hồng y đầu tiên của giáo hội ki-tô La Mã Việt Nam. Muốn vậy ông ta phải nhanh chóng biến nó trở thành quốc giáo ở Việt Nam. Với uy quyền của chức tổng giám mục, lại là anh trai của tổng thống, Thục đã nhanh chóng củng cố tổng giáo phận Huế thông qua việc xây mới nhà thờ phủ Cam, Trùng tu Tòa giám mục và Nhà chung, Sửa sang đại Chủng viện Phú Xuân Huế, Thành lập Liên chủng viện cho toàn tổng giáo phận Huế, thành lập Dòng mến thánh giá Huế, trùng tu và tôn tạo thánh địa La Vang...
Ngoài mục vụ giáo hội, Thục còn can dự trắng trợn vào công việc chính trị của VNCH. Ông ta can dự vào nhiều vụ dàn xếp, mua quan bán chức trong chính giới. Thậm chí ông ta còn lấy tư cách anh Tổng thống để ra lệnh mở kho tài sản quốc gia để lấy vật liệu xây dựng xây các công trình nhà thờ. Giới linh mục cũng theo đó mà lộng hành, người dân có việc không tới chính quyền mà ra thẳng nhà thờ xin xỏ. Và chỉ cần có vị linh mục phê vào lá đơn là đại diện chính quyền phải chấp hành răm rắp. Khi còn là Giám mục cai quản tông tòa Vĩnh Long, tới cuối tuần là quan chức VNCH lại lũ lượt từ Huế hành hương về Vĩnh Long để "thỉnh an cha", Diệm-Nhu đều biết nhưng vì Thục là huynh lại là đức cha nên cũng không tiện nhắc nhở.
Tháng 05/1963, Thục kỉ niệm 25 được thụ phong linh mục. Trùng thời gian này lại là đại lễ Phật đản lần thứ 2507. Là tổng giám mục quyền lực nhất nước, lại là anh trai của tổng thống, Thục cảm thấy bị sỉ nhục khi không nhận được điện văn chúc mừng của các Thượng tọa Phật giáo tại Huế. Để trả thù, cha Thục dùng tình huynh đệ can thiệp với chính quyền Diệm ra lệnh cấm treo cờ Phật trong ngày Phật Đản với lý do "chỉ có quốc kỳ mới được treo nơi công cộng”. Bắt đầu từ đây, sự kiện "Pháp nạn Phật giáo 1963" bắt đầu bùng nổ dẫn đến việc tự thiêu của ngài Thích Quảng Đức ngày 11/06/1963, giáng một đòn dư luận mạnh mẽ vào chế độ Diệm. Mấy tháng sau đó, liên tiếp xuất hiện các cuộc biểu tình. Những làn sóng dư luận mạnh mẽ do sự kiện Phật giáo gây ra ở trong nước và trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ đã là giọt nước tràn ly dẫn đến việc Mỹ cho lật đổ Diệm để tìm một “con ngựa” khác. Do vậy, có thể nói trong sự nghiệp của Diệm, thành cũng nhờ Thục mà bại cũng vì Thục.
Truyện rằng:
Có kẻ họ Ngô tên là Thục
Lấy thần quyền cai trị dân ta,
Tưởng đâu một nước cờ hay
Thành ra đại bại trắng tay cơ đồ.
Tấm áo hồng còn chưa kịp khoác
Đã vội vàng khoác chiếc áo tang,
Bởi vì giấc mộng "hồng y"
Làm cho huynh đệ cách ly dương trần.
Phút cuối đời ẩn trong tu viện
Có khi nào tự hỏi vì sao,
Ngô gia theo chúa mấy đời
Mà nay tan tác dòng đời lạc trôi?
Chúa nào cứu được bề tôi ?
Gieo nhân gặt quả tàn đời họ Ngô.
Nguyễn Phước Tùng
(TP.HCM, 09/07/2020)
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=726377201547881&set=gm.2649754198631567&type=3&theater&ifg=1
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét