Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2020

NHỮNG BỨC TƯỢNG KHÓC RA MÁU LÀ TRÒ BỊP BỢM CỦA GIÁO HỘI CÔN GIÁO LA MÃ

 Từ những năm 1980 đến nay, có rất nhiều báo cáo về các “bức tượng khóc ra nước mắt, chảy máu” xuất phát từ các bức tượng của Côn giáo La Mã và Chính thống giáo phương Đông. Các báo cáo này đến từ khắp nơi trên thế giới. Một trong những báo cáo đến từ một Nhà thờ Chính thống giáo St. George's Antiochean ở Cicero, Illinois, ngoại ô Chicago.

Trong khi số lượng báo cáo về các “bức tượng khóc” đã tăng lên trong những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, một phần là do phương tiện truyền thông quan tâm, các sự kiện tương tự đã được ghi nhận kể từ thế kỷ XVI.
1)CÁC BỨC TƯỢNG KHÓC ĐƯỢC GHI NHẬN
+ Năm 1719, một bức tượng của “Thánh Lucy đang khóc” ở thị trấn Syracuse trên đảo Sicily. Syracuse dường như là điểm khởi nguồn của các tài liệu hiện đại về các “bức tượng khóc” vì đây là địa điểm xảy ra một vụ việc được báo cáo rộng rãi vào năm 1953. Đôi mắt của bức tượng Đức mẹ đồng trinh được trao cho một cặp vợ chồng mới cưới bắt đầu sinh ra một chất mà theo phân tích đã chứng minh là giống như nước mắt của con người?. Câu chuyện về bức tượng đã được phổ biến rộng rãi thông qua các giới Côn giáo La Mã. Sự việc đã được phân tích từ cả góc độ cận tâm lý học, như một hiện tượng lừa đảo và bịp bợp.
+ Năm 1995, một bức tượng Madonna được tuyên bố là “khóc ra máu” tại thị trấn Civitavecchia ở Ý. Máu trên bức tượng sau đó đã được kiểm chứng cho thấy đó là máu của một người nam. Tuy nhiên chủ sở hữu của bức tượng, Fabio Gregori đã từ chối xét nghiệm DNA. Sau vụ việc xảy ra ở Civitavecchia, hàng chục bức tượng chảy máu khác đã được báo cáo. Tuy nhiên hầu như tất cả đã được chứng minh là trò lừa đảo, dấu máu thực chất là sơn màu đỏ hoặc nước đã rơi trên khuôn mặt của bức tượng.
+ Năm 1996, một biểu tượng trên Nhà thờ Chúa Giáng sinh ở Bethlehem, Israel, bắt đầu rơi nước mắt, một hiện tượng được nhiều người theo đạo Thiến chúa và Hồi giáo nhìn thấy. Trong trường hợp này, đôi mắt trên biểu tượng cũng được báo cáo là “đã nháy mắt” với những người đang xem nó.
+ Năm 2002 xuất hiện “bức đức mẹ khóc” tại Tây Úc. Theo Tổng giám mục Côn giáo Brisbane John Bathersby, chất màu đỏ chảy ra từ các bức tượng là chất tổng hợp. Ông nói trong một cuộc họp báo: “Chất thấm ra từ các bức tượng, rất giống chất được bán trên thị trường và có thể chất đó đã được sử dụng bởi bàn tay con người”. Ông ấy đã ra lệnh dỡ bỏ các bức tượng, một cuộc điều tra tương tự ở Tây Úc năm ngoái cũng đã kết luận rằng những bức tượng chảy máu và khóc như vậy không phải là một phép lạ mà nó chỉ là trò bịp.
+ Năm 2002, pho tượng “Thánh Padre Pio ở Messina, Sicily” được cho là đã chảy nước mắt. Ngay lập tức, các quan chức của giáo hội công giáo ra lệnh kiểm tra cho thấy đó là khóc giả và chỉ là một trò lừa bịp
+ Năm 2004 tại trung tâm côn giáo của người Việt tại Úc xảy ra bức tượng đức mẹ cùng chảy dầu và chảy máu. Giáo hội Công giáo đã chính thức tuyên bố các đồ tạo tác bị thấm dầu và “chảy máu” tại Trung tâm Công giáo Việt Nam Inala nước Úc là đồ giả.
+ Năm 2008, người làm công cho nhà thờ là Vincenzo Di Costanzo đã bị đưa ra xét xử ở miền bắc Ý vì tạo ra máu giả trên một bức tượng của Maria khi ADN của ông trùng với máu trên pho tượng
+ Vào năm 2018, tại Nhà thờ Côn giáo Đức Mẹ Guadalupe ở Hobbs, New Mexico, một bức tượng Đức Mẹ được cho là đang chảy nước mắt. Giáo phận Công giáo Las Cruces tiết lộ rằng các cuộc kiểm tra xác nhận những giọt nước mắt trên thực tế có thành phần hóa học của dầu ô liu thơm hoa hồng.
2)CHUYÊN GIA GIẢI MÃ TRÒ BỊP CỦA BỨC TƯỢNG KHÓC
Tiến sĩ Garlaschelli đã làm cho “bức tượng riêng mình khóc”, khiến người xem bối rối khi tin rằng bức tượng có thể rơi nước mắt mà không cần bất kỳ thiết bị hỗ trợ cơ học, hoặc điện tử nào hoặc việc sử dụng hóa chất hút nước.
Bí quyết được ông ấy tiết lộ là sử dụng một bức tượng rỗng làm bằng thạch cao mỏng. Nếu nó được phủ một lớp kính không thấm nước và đổ nước vào tâm rỗng từ một lỗ nhỏ trên đầu.
Lớp thạch cao hấp thụ chất lỏng nhưng lớp kính ngăn không cho nó đổ ra ngoài. Nhưng nếu tạo lỗ nhỏ khó nhận thấy trên lớp kính, thì những giọt nước sẽ trào ra như thể nhờ sự can thiệp của thần thánh - chứ không phải do lực hút mao mạch, sự chuyển động của nước qua vật liệu giống như bọt biển (bọt biển có khả năng hấp thụ chất lỏng và thải ra chất lỏng khi bị nén).
Tiến sĩ Garlaschelli cho biết: '' Tôi nhận thấy rằng, trong số những phép lạ khóc lóc này, phép lạ duy nhất được Giáo hội Côn giáo chấp nhận đã xảy ra ở Siracusa vào năm 1953. Đây là trường hợp được ghi chép tốt nhất, với nhiều nhân chứng cho trường hợp bức tượng khóc”.
Bức tượng Madonna khóc duy nhất được Giáo hội Công giáo La Mã chính thức chấp nhận đã bị vạch trần là đồ giả bởi bởi chính ông, người đã sử dụng kiến thức logic, suy luận và kiến ​​thức về lực hút mao mạch.
Tiến sĩ Garlaschelli nói. Một trong những nơi nổi tiếng nhất là tại Civitavecchia gần Rome, nơi rơi ra những “giọt nước mắt máu". Tiến sĩ Garlaschelli tin rằng những giọt “nước mắt đẫm máu” là một tuyên bố khoe mẽ hơn là phép màu.
3) KẾT LẠI
Qua các điều tra và giải mã của chuyên gia, thì những vụ “bức tượng khóc” chỉ là trò lừa bịp bợm và hiện tượng tự nhiên bình thường (ví dụ, một vết rò rỉ phía trên bức tượng). Thực tế đủ những trò bịp bợm đã được phanh phui, ngay cả trong số những người nổi tiếng về lòng trung thực và mộ đạo. Những chất được được tìm thấy ở các pho tượng là các chất tổng hợp ( có màu giống màu của máu), dầu ô liu với các chất tạo hương, cũng như máu của một số đối tượng lừa đảo bỏ vào bức tượng. Chuyện bức tượng khóc trên thế giới chỉ là trò bịp bợp của giới chăn chiens và các đối tượng lừa đảo nhằm tăng doanh thu cho nhà thờ nơi chúng làm việc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[2] Nickell, Joe. Looking for a Miracle. Amherst, N.Y.: Prometheus Press, 1998.
[3] Rogo, Scott. Miracles: A Parascientific Inquiry into Wondrous Phenomena. New York: Dial Press, 1982.
[4] Liem, Joseph Nguyen Thanh. "Catholic Church says weeping statues fake." Skeptic [Altadena, CA], vol. 11, no. 2, 2004, p. 12. Accessed 9 Oct. 2020.
https://www.facebook.com/groups/443140173110305/post_tags/?post_tag_id=758852651539054



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét