(1). Ngày 25 tháng 12, ngày Nôen mà cả thế giới đang kỷ niệm, không phải là ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus.
A. Sự thật rằng ngày 25 tháng 12 chẳng liên quan tới giáng sinh của Đức Chúa Jêsus là một lý thuyết đã được chấp nhận là sự thật thông qua các phương tiện truyền thông cũng như lịch sử hội thánh một cách công khai. Vậy thì làm sao một ngày chẳng liên quan tới Đức Chúa Jêsus đã biến thành ngày giáng sinh? Từ bây giờ chúng ta hãy tìm xem nguồn gốc ấy.
Nguồn gốc của ngày Nôen
Ngày 25 tháng 12 vốn là ngày đông chí của La Mã chúc mừng giáng sinh của mặt trời. Đương thời ấy, đạo Mithra tin vào thần mặt trời đã lan truyền rộng rãi trên khắp La Mã. Những người tôn kính thần mặt trời tin rằng mặt trời đã sanh ra vào ngày đông chí, là ngày mà buổi chiều ngắn nhất trong một năm. Tại vì họ cho rằng thời gian buổi chiều tăng thêm sau đông chí là vì mặt trời mới sanh ra và càng ngày sức mạnh của nó càng tăng lên.
Họ coi ngày 25 tháng 12 là đông chí và tổ chức lễ hội với quy mô lớn tại khắp La Mã trước và sau ngày này. Dĩ nhiên, đối với những Cơ Đốc nhân ban đầu thì đây là ngày vô nghĩa, nhưng khi ý chí gìn giữ lẽ thật suy yếu đi thì tình huống đã biến đổi. Hội thánh La Mã đã trở nên thế tục hóa sau khi hoàng thất công nhận tôn giáo của họ, thậm chí họ còn tìm cách để tham gia vào lễ hội của thần mặt trời nhằm mục đích để mở rộng thế lực của hội thánh. Chính vì thế họ đã bắt đầu chấp nhận lễ hội của đạo thần mặt trời, định ngày 25 tháng 12 - ngày sinh của thần mặt trời thành ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus vào năm 354 SCN, rồi kỷ niệm ngày đó.
《Lịch sử hội thánh, trang 141》
Cơ Đốc giáo và tập quán ngoại đạo:
Hội thánh Cơ Đốc đã chấp nhận nhiều tư tưởng và biểu tượng của ngoại đạo. Ví dụ như họ đã quyết định ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus là ngày 25 tháng 12 - ngày thờ phượng mặt trời.
Những phong tục bắt nguồn từ tư tưởng ngoại đạo
Các loại phong tục liên quan đến ngày Nôen như nhạc giáng sinh được vang ra trên đường phố, quà tặng lẫn nhau, cây thông được trang trí với màu sắc đa dạng v.v... đều liên quan sâu sắc với tư tưởng ngoại đạo.
Việc trao tặng quà lẫn nhau đã bắt nguồn từ ngày tế lễ thần nông của La Mã. Tại La Mã cổ đại, vào cuối tháng 12, có ngày lễ Sigillalia, là phong tục tặng quà như búp bê cho các trẻ em, mà lễ ấy đã được phổ biến trong hội thánh sau khi ngày Nôen biến thành ngày lễ của Cơ Đốc giáo.
Cây thông Nôen được trang trí bằng nhiều đồ vật cũng giống vậy. Các địa phương như Babylôn cổ đại, Ai Cập, La Mã v.v... đều có tư tưởng sùng bái cây thường xanh, cho nên vào năm mới, họ trang trí xung quanh nhà bằng cây thường xanh, cử hành nghi thức đẩy lùi ác thần, và cũng trang trí cây bằng trái đỏ biểu tượng cho mặt trời.
Những phong tục bắt nguồn từ tư tưởng ngoại đạo như thế này đã vào trong hội thánh ngay cả trước khi ngày 25 tháng 12 biến thành ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus, rồi được thịnh hành trên khắp thế giới khi ngày Nôen trở thành ngày lễ kiên cố của Cơ Đốc giáo.
Luật lệ ngoại đạo gớm ghiếc trước mặt Đức Chúa Trời
Kinh Thánh đã tiên tri trước rằng hội thánh sẽ phạm hành vi tôn kính thần mặt trời như ngày Nôen.
Êxêchiên 8:15-16 “Ngài phán cùng ta rằng: Hỡi con người, thấy chưa? Ngươi sẽ còn thấy những sự gớm ghiếc lớn hơn nữa! Kế đó, Ngài đem ta vào hành lang trong của nhà Ðức Giêhôva; nầy, nơi lối vào đền thờ Ðức Giêhôva, giữa hiên cửa và bàn thờ, ta thấy có ước chừng hai mươi lăm người sấp lưng về phía đền thờ Ðức Giêhôva và xây mặt về phía đông, hướng về phương đông mà thờ lạy mặt trời.”
Theo như lời tiên tri của Đức Chúa Trời, hành vi tôn kính thần mặt trời đang diễn ra trong đền thờ chí thánh một cách tinh xảo. Vậy thì những kẻ theo luật lệ và phong tục của tôn giáo ngoại bang sẽ ra sao?
Êxêchiên 11:10-12 “Các ngươi sẽ ngã bởi gươm; ta sẽ đoán xét các ngươi trong bờ cõi Ysơraên, các ngươi sẽ biết rằng ta là Ðức Giêhôva. Thành nầy sẽ chẳng làm nồi cho các ngươi, các ngươi sẽ chẳng làm thịt giữa nó; ta sẽ đoán xét các ngươi trong bờ cõi Ysơraên. Bấy giờ các ngươi sẽ biết ta là Ðức Giêhôva, vì các ngươi đã không bước theo lề luật ta, không giữ theo mạng lịnh ta; nhưng đã làm theo mạng lịnh các nước chung quanh mình.”
Đức Chúa Trời coi gớm ghiếc cho những kẻ theo luật lệ của ngoại bang chứ không phải là luật lệ của Đức Chúa Trời, và cảnh báo rằng Ngài sẽ phán xét họ. Người dân của Đức Chúa Trời phải phân biệt trọn vẹn điều đẹp lòng Đức Chúa Trời và điều không đẹp lòng Đức Chúa Trời. Dầu là ngày mà cả thế giới kỷ niệm một cách to lớn, nhưng việc giữ ngày Nôen là hành vi tôn kính thần tượng mà Đức Chúa Trời không đẹp lòng. Chúng ta nên phải trở thành các thánh đồ chân thật làm đẹp lòng Đức Chúa Trời bằng cách quý trọng và giữ các luật lệ mà Đức Chúa Trời phán hãy giữ.
《Lịch sử hội thánh, trang 174-175, Lee Gun Sa》
Ngày giáng sinh: Việc kỷ niệm đầu tiên ngày giáng sinh của Đấng Christ vào ngày 25 tháng 12 (Ngày Nôen) đã xuất hiện năm 354 sau công nguyên, là ở đời Liverius - tổng giám mục La Mã. Và vào năm 379, ngày này lại được kỷ niệm ở thành Constantinople, và được truyền đến Ai Cập và Paletin. Nếu nói riêng về sự khởi nguyên ngày Nôen thì ấy là từ phong tục của nước La Mã mà có. Ở nước La Mã, những ngày gần cuối tháng 12 mỗi năm đã có ba lễ lớn liên tiếp được tổ chức và kỷ niệm kéo dài cho đến cuối tháng 12.
Lễ đầu tiên là Saturnalia (Từ ngày 12 đến 24 tháng 12), là lễ của nước La Mã cổ đại kỷ niệm thần nông - Saturn. Trong những ngày lễ này, mọi người đều uống rượu và say sưa buông tuồng; không phân biệt kẻ giàu, người nghèo; không kể người chủ, kẻ tôi tớ.
Lễ thứ hai là Sigillaria (cuối tháng 12). Trong lễ này, người La Mã cổ đại tặng búp bê cho trẻ em để vui chơi.
Lễ thứ ba là Brumalia, là lễ đông chí kỷ niệm sự mọc lên của mặt trời.
Tuy nhiên, những Cơ Đốc nhân không thể dự những lễ như vậy, tìm một lễ riêng cho họ để kỷ niệm sự ra đời của Đức Chúa Jêsus. Theo họ, việc kỷ niệm giáng sinh Đức Chúa Jêsus sau khi mặt trời mọc lên là hợp lý. Thói quen và phong tục ngoại đạo đó đã trở nên là ngày kỷ niệm giáng sinh Đấng Christ vào 25-12, ngày thực chất là sinh nhật của thần mặt trời. Ấy là khởi nguyên của ngày Nôen.
《Báo Văn Hóa, Hàn Quốc, ngày 24 tháng 12 năm 2007》
Ngày 25 tháng 12, ngày Nôen, tức là ngày giáng sinh mà chúng ta kỷ niệm hàng năm đã bắt nguồn từ đâu? Người ta thường biết rằng đó là “ngày giáng sinh của Đức Chúa Jêsus Christ” nhưng thực ra đó không phải là sự thật căn cứ lịch sử.
Ngày Nôen bắt đầu được kỷ niệm vào ngày 25 tháng 12 vào thế kỷ thứ 4 SCN. Hội thánh La Mã (hội thánh tây phương) bắt đầu kỷ niệm ngày giáng sinh vào ngày 25 tháng 12 từ năm 354 để gần gũi với ngoại đạo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét