Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

TỘI ÁC THIÊN CHÚA GIÁO - LOẠN LÊ VĂN KHÔI VÀ LINH MỤC MARCHAND ( CỐ DU )

 Tóm tắt:

Nhà Nguyễn, cụ thể là vua Minh Mạng vô cùng ác cảm đạo Thiên chúa. Không phải vua chúa Việt Nam không cùng ý thức hệ với Thiên chúa giáo, mà tôn giáo nào đeo mặt nạ, đó là họ dùng chiêu bài tôn giáo để mưu cầu chính trị.
Việc Thiên chúa giáo bài trừ tín ngưỡng địa phương, róc bỏ thờ cúng gia tiên không phải là cái u nhọt trong văn hoá dân tộc, mà là nền quân chủ phong kiến - vua là thiên tử, nay té ra “ông trời” khác là Giê su Kito, thì hỏi rằng quốc gia phương Đông nào chấp nhận.
Khoảng 300 năm trước, thành Phiên An, sau là Gia Định (nay là vùng đất TPHCM) là vùng đất rộng người thưa. Khi phó vương là Lê Văn Duyệt trấn nhậm vùng này có nhận một người con nuôi tên là Lê Văn Khôi.
Khôi vì tị hiềm với cựu triều nên nổi loạn đánh chiếm thành Phiên An và Lục tỉnh Nam kỳ (1833-1835). Vua Minh Mạng lệnh khác tướng soái xuất quân tiễu trừ nghịch tặc. Sau khi quân triều đình bình định phong trào nổi loạn của Khôi, triều đình tóm đầu các trọng phạm đóng củi di lý những về Kinh đô Phú Xuân trị tội theo quân pháp.
Trong nhóm phản loạn có kẻ cầm đầu là Marchand (âm Hán Việt là Phú Hoài Nhân, thường gọi là Cố Du).
Marchand được trị theo quân pháp là bò tùng xẻo. Còn nói điển nhã chút là tội lăng trì.
Sự biến thành Phiên An hay loạn Lê Văn Khôi cùng với tên giáo sĩ đầu sỏ Marchand là một vết nhơ trong lịch sử Thiên chúa giáo thời Nguyễn.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét