“Tình Yêu” hay “Bác Ái” của Kitô giáo có thể đánh đồng với
“Từ Bi” của Phật giáo được không?
Câu trả lời dứt khoát: không thể đánh đồng hai khái niệm
này. Cho dù trong ngôn ngữ bình dân, người ta thường gộp chung "Từ Bi Bác
Ái" vào làm một. Nhưng trên căn bản Thần học và Phật học, đây là hai phạm
trù hoàn toàn khác nhau, nếu không muốn nói là đối lập nhau.
Tuy nhiên, trong mục vụ, cha cố vẫn ra rả nhồi nhét vào đầu
con chiên “Chúa là đấng từ bi”, như đã thấy qua clip “Em bé 5 tuổi hát đáp ca”
được tung lên mạng trong thời gian gần đây…
Từ Bi không hề là độc quyền riêng của Phật giáo. Thời Đức
Phật, Ngài đã từng dạy Từ Bi cho ngoại đạo Bà-la-môn, Ni-kiền-tử v.v… Từ Bi
thật sự là đời sống đạo đức cần thiết cho tất cả mọi con người trên hành tinh
này, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, dĩ nhiên trong đó có Công giáo… Nếu
người Công giáo biết sống Từ Bi, điều đó tốt thôi! Nhưng cái chúng ta cần phê
phán, chính là sự thiếu liêm khiết trí thức của giới cầm bút Công giáo… Trong
“đối thoại liên tôn”, họ đã cố tình nâng giá trị học thuật Kitô giáo về Tình
Yêu Bác Ái, bằng cách hạ thấp, xuyên tạc học thuyết Từ Bi của đạo Phật. Với
thâm ý lạc dẫn, họ đã so sánh khập khiểng, vặn vẹo chữ nghĩa, đánh tráo khái
niệm, tung hứng đủ trò, nhằm định hướng độc giả vào nhận thức lệch lạc: Bác Ái
của Kitô giáo cao siêu hơn Từ Bi của đạo Phật (?)...
Nực cười là một mặt họ xuyên tạc, bôi bác giáo pháp Từ Bi.
Mặt khác, họ lại gán ghép cho “Chúa là đấng từ bi” như đã được biết trong Đáp
ca Thánh Vịnh 102…
Linh mục Dom Pierre Massein trong "Lời bạt" quyển
"Kitô giáo dưới mắt một Phật tử" của Buddhadasa. Bản dịch của Lm
Nguyễn Văn Tùng và Lm Nguyễn Bá Tùng. Nxb Ðịnh hướng tùng thư 1996 đã viết:
(Trích) "Tuy nhiên, bạn đọc sẽ phản đối rằng: Cho dù đẹp đẻ và có giá trị
như thế nào chăng nữa thì lòng Từ Bi Phật giáo có thể so sánh với Tình Yêu Kitô
giáo hay không? Hầu như không thể. Và đó cũng là ý kiến của chúng
tôi."(Hết trích). Ông giải thích thêm: (Trích) "Trong Phật giáo lòng
Từ Bi thuộc phạm trù phương tiện, trong khi đối với Kitô giáo, Tình Yêu lại
thuộc cứu cánh. Ðiều đáng chú ý trong tư tưởng Phật giáo chính là việc không
thể quan niệm Tình Yêu thuộc giai trật Tối hậu." (Hết trích). (Sđd trang
187)
Để có cái nhìn chính xác, cần quay về với giáo lý căn bản
của Phật giáo, xem thứ bậc của "Tình Yêu" nằm tại chỗ nào?
Trong thập nhị nhân duyên, vô minh đứng đầu, kế đến là hành,
rồi thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Trong mười
hai nhân duyên, chúng ta chú ý đến ái, thủ và hữu. Ðã yêu (ái) thì phải nắm giữ
lấy (thủ) cái mà mình yêu, và ý chí chiếm hữu (hữu), muốn sở hữu vật mình yêu.
Vì vậy nhận định của Linh mục Dom Pierre Massein: "Phật giáo không thể
quan niệm Tình Yêu thuộc giai trật Tối hậu" là chuẩn xác. Vì muốn đạt đến
"Tối hậu" thì phải loại bỏ "ái". Nhưng "ái" có
phải là Từ Bi hay không? Câu trả lời là: "không". Vì "ái"
là sản phẩm của vô minh. Ngược lại, Từ Bi là dụng của Tuệ giác. Trong Tứ vô
lượng tâm, "Từ" và "Bi" được khởi dụng từ Vô lượng tâm
định. Hành giả an trú, biến mãn trong định Vô lượng tâm này, từ đó câu hữu với
Từ, Bi, Hỷ, Xả mới có thể thành tựu bốn pháp Vô lượng tâm. Học giả Công giáo
chỉ biết quơ cào mớ từ ngữ, suy diễn lung tung… Họ không ngờ cái gọi là “tình
yêu bác ái” của Kitô giáo chỉ là "ái", tức sản phẩm của vô minh thuộc
Thập nhị nhân duyên trong giáo pháp đạo Phật…
Tình Yêu của Kitô giáo, như Gioan định nghĩa: "Thiên
Chúa là Tình Yêu" (1Ga 4: 7,8), đã minh định vị trí của Tình Yêu chính là
Thiên Chúa. Thế còn "Bác ái"? "Bác ái" có phải là thứ Tình
Yêu mà Gioan đã nói tới không? Dường như phải!, mà cũng dường như không
phải!...
Thần học Công giáo làm ra vẻ cao siêu bí hiểm, nhưng thực
chất tối tăm mù mịt, rối như nồi canh hẹ… Nếu Tình Yêu "cùng giai trật với
Tối hậu", nghĩa là Tình Yêu phải được lưu xuất từ Thiên Chúa, thì
"Bác ái" lại là hành vi mà Kitô hữu nhắm vào tha nhân… Bình thường,
tín đồ Kitô giáo nói: "Bác ái với đồng loại", chứ không nói:
"Bác ái với Thiên Chúa"… Nhưng với Thiên Chúa, họ phải nói là "Tình
Yêu Thiên Chúa". Tông đồ Phao-lô nói về Bác ái như sau: "Ðó là sự
nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, vênh vang, tự đắc, không làm điều bất
chính, không tư lợi, nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng lúc thấy sự gian
ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Ðức bác ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất
cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả" (1Cr 13:4,7). Điều đó chứng tỏ
"bác ái" thuộc phạm trù luân lý đạo đức. Nhưng "Tình Yêu"
được Thần học Công giáo gán cho bản chất “Tối Hậu”. Nếu đúng như vậy thì
"Bác Ái" chỉ là "ái" của Thập nhị nhân duyên, nghĩa là sản
phẩm của vô minh. Và “Tình Yêu” lại là bản chất của một thế lực siêu hình tưởng
mà Thần học Công giáo gọi là “Tối Hậu”, tức Thiên Chúa ảo với các thuộc tính ảo
như: có ngôi vị, tự hữu, quyền năng, sáng tạo…
Ðối với Phật giáo, Từ Bi trong Tứ vô lượng tâm và Ái của
Thập nhị nhân duyên không thể nhầm lẫn. Huống hồ nhầm lẫn Từ Bi của Phật giáo
với Bác Ái của Kitô giáo?...
Sự nhầm lẫn cố tình, nhằm mục đích đánh tráo khái niệm,
xuyên tạc giáo pháp Từ Bi của đạo Phật là điều thường thầy trong học thuật Thần
học Công giáo. Linh Mục Francois Varillon gọi Từ Bi là "đức bác ái của
Phật giáo"? Và so sánh: "giữa bác ái của Phật giáo(?) và bác ái của
Kitô giáo có một vực thẳm", ông ta cho rằng: "bác ái của Phật giáo
huyền ảo, thiếu thực tế, trẻ con, ngây ngô, buồn cười”...
Ðể minh họa cho nhận định của mình, ông ta đã trích dẫn một
câu chuyện của Phật giáo như sau: (Trích) "Khi Ðức Phật đi ngang qua một
cánh đồng cháy bỏng, có hàng ngàn các thần chạy đến để giương lọng trên đầu
Ngài, lúc đó Ngài tự biến mình ra thành nhiều Phật nhỏ cũng nhiều bằng số lọng
được giương lên để mọi thần đều được mãn nguyện. Một lần khác, Ngài đứng trước
một con sông không thể băng qua, thì có những chúng sanh tức khắc đến xây lên
nhiều chiếc cầu, Ðức Phật cũng tự nhân mình lên đúng với số cây cầu đã được xây
và ai nấy cũng nghĩ rằng Ngài đã đi qua trên chiếc cầu của mình chứ không phải
cầu của người khác.Ðức Phật thể hiện đức bác ái của mình để không làm mếch lòng
ai”(?) (Hết trích). Lm F.Varillon còn nhận định bôi bác rằng: “những chuyện đó
dù có nét rất dễ thương, nhưng không có nền tảng lịch sử, rất trẻ con”… Chưa
hết, ông ta còn đưa ra một số câu chuyện mà ông cho là thổi phòng, phóng đại,
như chuyện Ðức Phật nộp mình cho con hổ đói ăn thịt vì nó sắp ăn thịt con của nó.
Hoặc khi Ngài đang là một con thỏ rừng, Ðức Phật đã tự nướng mình để làm thức
ăn cho một số người Bà-la-môn đang đói. Thể hiện lòng bác ái bằng những truyền
thuyết thổi phòng, phóng đại như thế thật không đáng(?)…
Dĩ nhiên sau khi đã xiên xỏ, bôi bác, xuyên tạc giáo thuyết
Từ Bi của đạo Phật. Lm F.Varillon không quên đề cao “bác ái” của Ki tô giáo: “…
trong Phúc âm, chỉ có một câu nhỏ thôi cũng đủ: ‘Hãy cho người xin con!’
(Mat-thêu 5,42) chỉ có thế, không có truyền thuyết”(?)… (F.Varillon. Người Kitô
hữu trước các tôn giáo lớn ‘Un chrétien devant les grandes religions’. Bản Việt
ngữ của Tòa Giám mục Saigon. Trang 243).
Lm F.Varillon đã cố tình phịa ra cái gọi là "Bác ái của
Phật giáo"(?), với mục đích lạc dẫn đọc giả, bằng thủ đoạn đánh tráo khái
niệm, định hướng người đọc vào những so sánh khập khiểng: Bác ái Kitô giáo chỉ
giới hạn trong phạm vi đồng loại, tức giữa người với người, thì cái mà
F.Varillon gọi là "bác ái của Phật giáo" lại dàn trải rộng ra đến tất
cả mọi loài chúng sinh. Từ hóa sinh, thai sinh như: thần thánh, con người ,
muống thú, đến noãn sinh, thấp sinh như: gia cầm, chim chóc, các loài vi sinh,
phiêu sinh vật v.v… Ông ta tự đặt câu hỏi: "phải chăng Bác ái của Kitô
giáo thì nhỏ hẹp hơn Bác ái của Phật giáo?". Rồi cũng tự trả lời:
"Phúc âm của Ðức Giêsu Kitô không đòi hỏi người ta phải yêu thương những
ngọn cỏ ngoài đồng bằng chính mình và còn hơn cả mình! Thú vật và thực vật
không phải là anh em của ta… Ðây chưa phải là nghiêm túc, và ông Cuttat đã có
lý để nhắc lại ở đây một sự thật rất phổ thông, điều đó được biết là:
"Tham thì thâm" (thâm = lỗ), qui trop embrasse mal étreint".
(F.Varillon. Sđd. Trang 243). (Ý muốn nói nếu yêu hết tất cả muôn loài từ dã
thú, chim muông đến cây cỏ như vậy là tham!?…
Đúng như F.Varillon đã nói, Thánh kinh Kitô giáo dạy không
cần phải yêu thương muông thú và cây cỏ! Bằng chứng là cây vả (sung) bị rủa
chết khô khi trong cơn đói Giê-su không hái được quả của nó! (Mc 11: 20-21).
Một đàn heo hai ngàn con phải bỏ mạng dưới tay Giê-su trong một vụ trừ quỷ (Mc
5:11)… Ngay cả đối với con người. Thiên Chúa đã làm lụt đại hồng thủy, hủy diệt
thành Sodom, lấp Biển Đỏ cướp đi hàng chục vạn sinh linh! Thiết tưởng, đối với
Thiên Chúa của Kitô giáo, bác ái còn chưa có, huống hồ là Từ Bi của Phật
giáo!...
F.Varillon đã giải thích cái gọi là "tham thì
thâm" như sau: "Trong Phật giáo, người ta phải yêu kẻ khác cũng ít
như chính mình, khác với Kitô giáo: yêu người như chính mình". Và cũng từ
đây, F.Varillon đã xuyên tạc giáo pháp Vô ngã áp dụng vào đức Từ Bi của đạo
Phật: (Trích). "Tính cá nhân của người bên cạnh cũng y như của tôi, nó là
cái trống rỗng của thực tại (Vide de realité). Cái tôi của người bên cạnh là ảo
tưởng cũng như chính bản thân tôi, tất cả chỉ là ảo ảnh (maya) và chính vì thế,
để kéo cái tôi ra khỏi đau khổ, để giúp nó tự tắt mình đi, để dẫn đưa nó vào sự
dập tắt đó, ở Niết-bàn, để tiêu hủy nó. Làm sao người ta có thể thực sự yêu
được cái tôi ảo ảnh mà phải tiêu huỷ đi? Nếu con người ở cạnh tôi đó không được
hiểu một cách nghiêm túc thì làm sao có thể là đối tượng của một tình yêu
nghiêm túc? Maitri của Phật giáo chưa phải thật sự là bác ái: Nó là lòng cảm
thương (compassion), thương hại (pitié), đồng cảnh khổ (commisération). Cũng
chính vì thế mà nó có thể lan tỏa trên con người, loài cây, loài thú một cách
vô tội vạ. Nó không đến với chính hữu thể, nó không thể đến với hữu thể ở chiều
sâu của nó. Nó đến với nỗi khổ thể lý hay tinh thần của hữu thể." (Hết
trích). (F.Varillon. Sđd. Trang 243).
Nếu Linh mục F.Varillon cho rằng: Maitri mà ông cố tình gọi
là “bác ái của Phật giáo” chưa phải thật sự là bác ái của Kitô giáo. Phật giáo
cũng không cần phản đối sự xuyên tạc này. Vì Phật giáo cũng chưa bao giờ nhìn
nhận "Từ Bi" là "Bác ái". Cùng lắm Phật giáo chỉ nhận
"bác ái" chỉ là "ái" của Thập nhị nhân duyên, tức sản phẩm
của vô minh. Điều khôi hài là F.Varillon đã dày công dựng nên một người rơm rồi
tự tay mình quật xuống, tự sướng với nhận định: "Nó là lòng cảm thương
(compassion), thương hại (pitié), đồng cảnh khổ (commisération)” v.v…
F.Varillon cũng rất xảo quyệt khi muốn giải thích cặn kẻ về
cái mà ông ta gọi là "Bác ái Phật giáo", để làm nổi bật lên "Bác
ái Kitô giáo"… Ông ta quả quyết rằng: "Bác ái Phật giáo thực ra chỉ
là thuyết vị tha của mà người ta gọi sai là bác ái"(?). Nhận định của
F.Varillon ví như kẻ đánh bài một mình, tự ăn gian rồi tự thắng!... Mặc dù ông
thừa nhận những hành động "bác ái" của Ðức Phật như: nộp mình cho con
hổ đói ăn thịt vì nó sắp ăn thịt con của nó. Hoặc khi Ngài đang là một con thỏ
rừng, Ðức Phật đã tự nướng mình để làm thức ăn cho một số người Bà-la-môn đang
đói. Nhưng ông ta phải đính chính ngay: "Ðó không phải là một sự nhượng bộ
của tôi!". (F.Varillon. Sđd. Trang 243).
Nếu F.Varillon đã không chịu “nhượng bộ” trước tấm lòng Từ
Bi của Đức Phật, dĩ nhiên ông ta phải ra đòn trí mạng mà chính ông ta cũng thừa
nhận: "không mấy tao nhã, nhưng đành chịu cho sự thiếu tao nhã
thôi!"… Chúng ta có thể thấy rõ sự xảo ngôn, xảo biện qua nhận định “thiếu
tao nhã” này của F.Varillon: (Trích). "Thuyết vị tha của Phật giáo sau
cùng chỉ là một cách thức để trút bỏ khỏi lòng ham muốn, nó là thành phần kỹ
thuật từ bỏ. Vậy, chúng ta phải sử dụng nó như một liều thuốc xổ phải được sử
dụng để làm xổ ra, nhưng chính nó cũng phải được xổ ra ngoài, nếu không nó sẽ
có hại hơn có lợi. Bác ái của Phật giáo cũng gần giống như liều thuốc xổ này.
Nó dùng để làm xổ tất cả những gì là con người vốn sản sinh ra đau khổ, nhưng
chính liều thuốc xổ đó cũng phải được xổ ra ngoài, bởi thế giới duy nhất thật,
sau cùng, đó là thế giới của sự trống rỗng một cách hoàn vũ".(Hết trích).
(F.Varillon. Sđd. Trang 243).
Bác ái của Kitô giáo chính xác chỉ là "ái" của
Thập nhị nhân duyên, tức sản phẩm của vô minh. Nếu các nhà Thần học muốn làm
‘Thần học theo cung cách châu Á’, bằng cách vặn vẹo từ ngữ để biến Từ Bi thành
cái gọi là "Bác ái của Phật giáo”. Tự tay quật ngã người rơm do chính mình
tạo nên! Tự sướng với kiểu đánh bài một mình, tự ăn gian rồi tự thắng!.. Trò hề
vô liêm sỉ bất lương trí thức của học thuật Công giáo chỉ có thể đánh lừa được
con chiên của họ, không thể qua mặt được các Phật tử… Vì thế, khi Linh mục
F.Varillon bôi bác Từ Bi là "Bác ái của Phật giáo”, ví nó như một “liều
thuốc xổ". Chính họ và nền học thuật xỏ lá của họ mới cần dùng đến “liều
thuốc xổ” này để xổ ngay ra những cặn bã tệ hại của chứng bệnh thiếu lương
thiện trí thức mà giới cầm bút Công giáo hiện nay đang mắc phải…
Để tạm kết. Trở lại với clip em bé 5 tuổi hát đáp ca “Chúa
là đấng từ bi”, được tung lên mạng thời gian gần đây. Xin nói ngay, Thánh Vịnh
102 không hề có câu “Chúa là đấng từ bi”!...
Kẻ khốn cùng khóc lóc, than van, rên xiếc với thần Giê-hô-va
ẩn mặt, là hình ảnh có thể thấy ngay câu đầu tiên của TV 102. Đọc toàn bài TV
102, ta thấy Giê-hô-va không phải là “Chúa từ bi”. Ngược lại, Giê-hô-va là vị
thần với đầy đủ hỷ, nộ, ái, ố!...
“Ngài nổi trận lôi đình, ra oai nộ khí, nhấc tôi lên, rồi quẳng tôi ra xa” (Câu 11).
“Ngài làm tôi kiệt lực giữa đường đời, tuổi thọ tôi, Ngài rút ngắn lại. Xin đừng lấy mạng sống của tôi giữa cuộc đời dang dở…” (Câu 24,25).
TV 102 cũng chỉ ra Giê-hô-va là vị thần hám danh, bá đạo: “Chư dân các nước đều phải sợ uy danh Đức Giê-hô-va, mọi đế vương trên thế gian đều phải kính sợ sự vinh hiển của Ngài” (Câu 16).
“Ngài nổi trận lôi đình, ra oai nộ khí, nhấc tôi lên, rồi quẳng tôi ra xa” (Câu 11).
“Ngài làm tôi kiệt lực giữa đường đời, tuổi thọ tôi, Ngài rút ngắn lại. Xin đừng lấy mạng sống của tôi giữa cuộc đời dang dở…” (Câu 24,25).
TV 102 cũng chỉ ra Giê-hô-va là vị thần hám danh, bá đạo: “Chư dân các nước đều phải sợ uy danh Đức Giê-hô-va, mọi đế vương trên thế gian đều phải kính sợ sự vinh hiển của Ngài” (Câu 16).
Thế thì ở đâu ra câu đáp ca Thánh Vịnh 102: “Chúa là đấng từ
bi”?...
Trong bài này, tôi đã
đề cập đến tương quan giữa Từ Bi và Bác Ái. Vạch ra sự thiếu lương thiện trí
thức của giới cầm bút Công giáo khi họ cố tình xuyên tạc Từ Bi của đạo Phật để
nâng giá trị Bác Ái của Công giáo lên… Nực cười là khi Linh mục F.Varillon bôi
bác, ví Từ Bi của đạo Phật như “liều thuốc xổ” mà chính ông ta thừa nhận “thiếu
tao nhã”!. Hội đồng Giám mục VN lại rất thiếu thông minh khi buộc Chúa của họ
phải dùng “liều thuốc xổ” đó!... Cộng đoàn lại cùng nhau “xổ” đáp ca “Chúa là
đấng từ bi” giữa Thánh lễ Mi-sa! Chính họ đã tạo nên bầu không khí ô nhiễm
trong Thánh lễ chỉ vì kém hiểu biết, tự tiện dùng “thuốc xổ” mà không chịu “đọc
kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”!...
Fb Tài Ngô
Fb Tài Ngô
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét