Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

TOÀN BỘ SỰ THẬT VỀ GIÁO HỘI LA MÃ VÀ TẬP THỂ CON CHIÊN NGƯỜI VIỆT

 Nguyễn Mạnh Quang

TẬP 1
CHƯƠNG 7
CÁC CHỦ TRƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH NGƯỢC NGẠO CỦA GHLM
GÂY NÊN NHỮNG KHU RỪNG TỘI ÁC CHỐNG NHÂN LOẠI
Chương sách này nói về những chính sách cực kỳ dã man được do Giáo Hội La Mã chủ trương và được các ngụy quyền Ca-tô tay sai của giáo triều Vatican cũng như các con chiên Ki-tô tại các quốc gia địa phương triệt để thi hành từ A đến Z.
1.-/ Cưỡng Bách Người Dân Việt Nam Phải Dùng Từ
Công Giáo Thay Vì Ki Tô Hoặc CaTô, Da Tô Hay Cơ Đô Giáo
Cũng nên biết từ Roman Christianity hay Catholicism được người Pháp và người Anh gọi là “đạo Catholic” (The Catholicism) gọi tắt là “đạo Ca-tô” hay còn gọi là Giáo Hội Ki-tô La Mã (The Roman Catholic Church). Người Việt Nam thường gọi tôn giáo này bằng một số danh xưng khác nhau như đạo Thiên Chúa, đạo Da-tô, đạo Ca-tô, đạo Ki-tô, đạo Cơ-đốc, đạo Chúa, đạo Giê-su. Sự kiện này được ông Nguyễn Hy Thần (tác giả bài viết “Danh Từ “Công Giáo”: Chữ và Nghĩa”) nói rõ như sau:
“Sách báo Việt Nam viết trước thập niên 1960 khi đề cập đến Catholics thì dùng chữ Thiên Chúa Giáo, đạo Gia-tô, đạo Ki-tô hay đạo Cơ Đốc. Viết về đạo Catholics, cuốn “Việt Nam Văn Hóa Sử Cương” của Đào Duy Anh (viết năm 1938), nói rằng:
“Từ thế kỷ 16, 17, Cơ Đốc giáo do các giáo sĩ Bồ Đào Nha và Pháp Lan Tây truyền sang nước ta thì ở nước ta lại có thêm một tôn giáo mới theo nghi thức La Mã giáo hội.
Toàn bộ Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (viết vào khoảng năm 1950) không hề dùng chữ công giáo. Những danh từ công giáo cũng vắng bóng trong những tác phẩm văn học viết trước thập niên 1950.
Như vậy, qua sự tìm hiểu trên căn bản ngôn ngữ học bên trên, cũng thừa để kết luận hai chữ “công giáo” được bắt đầu dùng để chỉ đạo Cơ Đốc (Catholics) vào cuối thập niên 1950 hoặc đầu thập niên 1960.
“Một ví dụ như trong “Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười” (Nguyễn Hiến Lê, năm 1954), dùng danh từ đạo Gia-tô để chỉ Catholics. Sách báo thời tiền chiến (Tự Lực Văn Đoàn…) cũng chỉ dùng Thiên Chúa Giáo, đạo Cơ Đốc hoặc đạo Gia-tô.
Những cuốn sử khác như Việt Nam Việt Sử Tân Biên của Phạm Văn Sơn hoặc Việt Nam Chiến Sử (do Phòng Quân Sử VNCH xuất bản) ngoài chữ Cơ Đốc giáo hoặc Gia-tô giáo thì thỉnh thoảng có dùng chững công giáo. Tuy nhiên, 2 cuốn này được phát hành vào cuối thập niên 1970, là hai chữ công giáo đã ra được 15 năm rồi!”
Từ cuối năm 1954, lợi dụng việc được Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican đưa lên nắm chính quyền với chức vụ thủ tương để quản lý công việc nội chính cho hai thế lực xâm lược này, con chiên Ngô Đình Diệm toa rập với nhóm tu sĩ áo đen người Việt cưỡng bách nhân dân miền Nam Việt Nam phải sử dụng danh xưng “Công Giáo” trong:
1.-/ Các văn thư hành chánh:
2.-/ Các sách giáo khoa trong các trường học,
3.-/ Các cơ quan truyền thông (báo chí, các đài truyền thanh và i truyền hình, v.v…,
4.-/ Các lãnh vực khác
Sự kiện này đưọc Linh-mục Vũ Đình Hoạt nói rõ trong sách Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan với nguyên văn như sau:
"Nếu nói hoặc viết chỉ nguyên Công giáo mà thôi, thì đó phải hiểu và bắt buộc phải hiểu chứ không thể hiểu khác đi được: đó chính là Giáo Hội La Mã hoặc Vatican mà Đức Giáo Hoàng là vị lãnh đạo tinh thần tối cao của toàn thể Thế Giới Công Giáo. Riêng tại Việt Nam kể từ năm 1533 cho đến năm 1954 khi mà các danh từ Thần Học và Kinh Thánh chưa được Hàn Lâm Viện Hóa, nói cách khác chưa được Đại Chủng Viện thuần túy Việt Nam dịch thuật các sách giáo khoa và Phụng Vụ cũng như Kinh Thánh các danh từ cổ như Thiên Chúa Giáo hoặc Gia Tô Giáo trong các sách vở lịch sử hay "Nhà Đạo" vẫn được hiểu cách chung là Đạo Công Giáo, vì lẽ khi đó chưa có đạo Tin Lành trên đất nước Việt Nam, và các nhà truyền giáo cũng chỉ nguyên thuộc Hội Truyền Giáo Thừa Sai Ba Lê (MEP) mà thôi. Kể từ năm 1954 về sau này khi mà đã có Đại Chủng Viện Việt Nam chuyên môn dịch các sách Kinh Đạo Thần (Kinh Thánh, Đạo Đức và Thần Học), lúc ấy mới có sự phân biệt rõ "Công Giáo" (Catholic), bắt nguồn từ Kinh Tin Kính "Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền". (Sách lễ giáo dân sở di trú và tị nạn USCC. Hoa Thịnh Đốn, trang 1370). Vậy kể từ năm 1954 về sau này, các sách vở Việt Nam, nếu muốn trực chỉ nguyên Giáo Hội la Mã hoặc Vatican, thì bắt buộc phải dùng danh từ Công Giáo (Catholic), chứ không thể nào dùng danh từ Thiên Chúa Giáo hoặc Gia- tô hoặc Ki Tô được. "
2.-/ Chủ Trương và Hành Động Hủy Diệt
Các Nền Văn Hóa, Văn Minh Và Các Tôn Giáo Khác
A.-/ Nguồn gốc của chủ trương hủy diệt các nền văn hóa, văn minh và các tôn giáo khác: Nguồn gốc và chủ trương dã man và khốn nạn này bắt nguồn từ trong kinh thánh Ki-tô. Khởi nguyên của chủ trương này đã được nói rõ trong các sách Phục Luật, Xuất Hành, Leviticus (26:1-18), v.v…, trong Cựu Ước. Thí dụ như sách Phục Luật và sách Xuất Hành đều nói rõ về chủ trương khốn nạn này như dưới đây:
"Phá sạch những nơi thờ thần của họ (Thánh Kinh Tin Lành dùng cụm từ “chúng nó” thay cho “họ") trên núi cao, trên đồi, dưới bóng cây xanh. Đập tan bàn thờ, đâp vụn cột đền, lấy lửa đốt rụi hết các tượng của họ. Đục khoét cho mất hết mọi hình chạm trổ các tượng thần của họ, * và xóa tên những thần ấy ở những nơi đó." (Phục Luật 12:2-3). "Phải giết những kẻ tiên tri nào dám nhân danh các vị thần khác mà nói (Phục Luật 18:20). Chớ theo những vị thần của các dân tộc ở chung quanh các ngươi (Phục Luật 6:14). Phải dứt khoát giết những người đi lễ (bất kỳ) vị thần nào khác ngoài Giê-hô-va (Xuất Hành 22:20).
Sách Leviticus (26:1) cũng viết:
"Các ngươi không được tạo ra những hình tượng nào để sùng bái cho chính các ngươi; các ngươi cũng không được khắc chạm một hình ảnh nào hay dựng nên một trụ cột thiêng liêng nào để nâng cao cho chính các ngươi; ở trong vùng các ngươi cư ngụ, các ngươi cũng không được dựng nên một hòn đá nào có khắc chạm để cúi đầu nghiêng mình trước nó; vì rằng Ta là Thượng Đế của các ngươi.” (You shall not make idols for yourselves; neither carved image nor sacred shall you rear up for yourselves; nor shall you set up an engraved stone in your land, to bow down to it; for I am the Lord you God).
Từ khi được cho ra đời vào giữa thập niên 310, Giáo Hội La Mã dùng cả trăm phương ngàn kế để thực thi chủ trương đại gian đại ác cực kỳ khốn nạn này..
B.-/ Chủ trường và thành tích hủy diệt nền văn minh nhân loại do chính Giáo Hội La Mã chủ trương, chủ động, trực tiếp chỉ đạo và phát động: Tư tưởng biến thành hành động. Trong tiết mục A ở trên, chúng ta đã thấy rõ tư tưởng cực kỳ độc ác và hết sức dã man được ghi lại rõ ràng trong kinh thánh Ki-tô (đã có từ trước khi Jesus chào đời khoảng hơn một ngàn năm). Trong tiết mục B này, độc giả sẽ thấy những tư tưởng khốn nạn trên đây trong kinh thánh Ki-tô được Giáo Hội La Mã dựa vào đó mà khai triển rồi chủ động, phát động và trực tiếp chỉ đạo việc tiến hành các chính sách và chiến dịch “diệt tận gốc, trốc tận rễ” tất cả các nền văn hóa, văn minh và các tôn giáo không phải là Ki-tô giáo để nắm quyền bá chủ toàn cầu hầu cưỡng bách tất cả các dân tộc trên trái đất này phải theo đạo Ki-tô và nằm dưới ách thống trị của giáo triều Vatican.
Nói đến thành tích hủy diệt nền văn minh nhân loại và thành tích giết người, cướp của Giáo Hội La Mã. NẾU muốn nói cho đủ, thiết nghĩ rằng phải dùng đến mấy chục ngàn trang giấy cũng chưa nói hểt. Vì giới hạn của chương sách này, chúng tôi chỉ nêu lên một số tài liệu nói về một số những trường hợp mà giáo hội đã tàn phá hay hủy diệt các di sản văn hóa cũng như các công trình kiến trúc của các dân tộc chẳng may bị quân lính thập ác của giáo hội tiến đến. Một trong những trường hợp này được:
1.-/ Sách The Dark Side of Christian History ghi lại như sau:
“Giáo Hội đốt không biết bao nhiêu là tác phẩm văn chương. Năm 391, tín đồ Ki-tô giáo đã đốt những thư viện lớn nhất trên thế giới ở Alexandria (Ai Cập) trong đố có tới 7000 ngàn cuốn sách. Tất cả những sách này là của Gnostic Basilides, 36 quyển của Porphtry rất nhiều cuộn của 27 trường phái Mysteries và 270 ngàn tài liệu do Ptolemy Philadelphus thâu thập được cũng đề bị đốt hết. Những hàn lâm viện cổ xưa để học hỏi đều bị đóng cửa. Mọi vấn đề giáo dục cho những người ngoài Giáo Hội đều bị chấm dứt.”
2.-/ Trong cuốn Công Giáo Chính Sử, Giáo sư Trần Chung Ngọc dịch nguyên văn mấy đọan trong cuốn Deceptions and Myths of The Bible (Secaucus, N.J: Carol Publishing Group, 1975) nơi trang 444 - 447) nói về thành tích tội ác của Giáo Hội La Mã trong những hành động:
2.1.-/Tàn sát hàng triệu người thuộc các tôn giáo khác,
2.2.-/ Hủy diệt công trình văn hóa và văn minh của các dân tộc nạn nhân ở Âu Châu và ở vùng Trung Đông trong thời Trung Cổ.
Dưới đây là mấy đoạn tài liệu này:
"Sự hủy diệt mọi chứng tích về phái Tự Ngộ và những nguồn tài liệu về đa thần là "việc làm đầu tiên" của Kitô Giáo. Chính các nhà truyền giáo đã khởi sự ở Antioch như được nói đến trong sách "Công Vụ Các Sứ Đồ" (Acts) Do lệnh của Giáo Hội Gia-tô La Mã, tất cả kinh sách của những người ủng hộ phải Tự Ngộ đều bị đốt, cũng như 36 cuốn của Porphyry (Porphyry là một triết gia (232-305) có chủ trương cho rằng triết lý là phương tiện giải thoát và nhấn mạnh đến lối tu khổ hạnh để tinh khiết hóa con người; TCN) Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) đốt thư viện Apollo chứa đầy kiến thức cổ xưa. Hoàng Đế Theodosius [Roman Emperor (379-395)] đốt sạch 27 ngàn tài liệu về học phái huyền bí vì những tài liệu này chứa những căn bản giáo lý của Ngũ Kinh.
Sự hủy diệt văn hóa này vãn tiếp tục sau khi những nhà lập giáo đã qua đời. Những tín đồ cuồng tín mà họ đào tạo ra tiếp tục công việc này: Thập tự quân (trong các cuộc chiiến Thập Tự kéo dài từ năm 1095 đên năm 1291 - NMQ) đốt tất cả các sách vở mà họ có thể kiếm ra được, kể cả những cuốn nguyên bản thánh thư Do Thái. Năm 1233, những tác phẩm của Mainmonides (một triết gia Do Thái xuất sắc, 1135-1204; TCN) bị đốt cùng với 12 ngàn cuốn của Kinh Talmud (Thánh Kinh của Do Thái Giáo; TCN). Năm 1244, 18 ngàn cuốn sách đủ loại bị hủy. Theo Draper, Hồng Y Ximenes đã đốt 80 ngàn bản văn của Ả Rập ở Công Trường Granada. Ở Tân Thế Giới (Mỹ Châu), toàn bộ kiến thức cổ xưa bị người Kitô Tây Ban Nha phá hủy cùng với đền đài chứa đựng kiến thức này.
Sau khi phá hủy mọi chứng tích, các nhà lập giáo Kitô đầu tiên đã có thể thay thế những kiến thức cổ xưa này bằng những điều vô nghĩa của họ. Và để chứng minh những điều vô nghĩa này, họ đã thay đổi lời lẽ và gài vào đó những câu không có trong những nguyên bản, ... Về cùng một chủ đề này, Massey viết như sau:
"Trong 4 thế kỷ đầu, họ đã hủy bỏ những tài liêu quan trọng nhất về mọi sự hiểu biết trung thực về nguồn gốc thực của sự mê tín trong Kitô Giáo. Những huyền thoại được viết và in ra như là lịch sử nhân loại, mọi tư tưởng khác đều bị dẹp bỏ hay cưỡng bách phải chấp nhận sự gian dối."
"Theo giáo lý của họ thì "máu của Chúa Kitô đã rửa sạch tội lỗi của thế giới," nhưng tội lỗi vãn còn với chúng ta ngày nay. Cái mà thực sự bị rửa sạch chính là sự lành mạnh của thế giới. Với thời gian, giáo lý của họ đã làm tâm thức Tây Phương đau đớn đến nỗi Agibard ở Lyons phải viết như sau:"Cái thế giới bất hạnh này dưới sự chuyên chế điên rồ, những điều mà người Kitô giáo tin, thực ra là những điều vô nghĩa đến độ từ xưa tới nay không ai có thể làm cho người ngoại đạo tin được." Nếu độc giả không tin và muốn có một thí dụ thì chúng tôi xin cống hiến một chuyện trong Kitô giáo vè Thánh John trong Phúc Âm. Theo lịch sử các Thánh thì John, khi đã rất già, làm cho Hoàng Đế Domitian nổi giận. Để trừng phạt John, Domitian sai người ném John vào một cái vạc chứa dầu và nhựa thông. Và khi người ta châm lửa, dầu bắt đầu sôi thì đám đông ở ngoài nghe thấy một tiếng hát trong ngọn lửa. Khi vạc dầu sôi cạn hết thì John vẫn còn sống và không hề hấn gì. Jerome, Eusebius, Tertullan, tất cả đều kể lại cái phép lạ này và những điều hoang tưởng trong đó. Và nay, nếu những tin đồ Kitô xuất sắc có thể tin được sự vô lý này thì họ có thể tin bất cứ cái gì, ngay cả Thánh Kinh." (Lloyd. M Graham, 447-448.”
Đầy đủ hơn nữa, xin mời quý độc giảo vào đọc Chương 8 “Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại Và Những Thành Tích Tàn Sát Lương Dân” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH08.php), sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.
Hy vọng rằng, sau khi đọc những bản văn lịch sử trên đây, độc giả có thể căn cứ vào đó mà nhìn ra bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Giáo Hội La Mã hay giáo triều Vatican.
3.-/ Những Kế Sách Đối Nội Của Giáo Hội La Mã
Theo sử tìm hiểu của chúng tôi, những kế sách đối nội của Giáo Hội La Mã là:
A.-/ Những thủ đoạn gian manh xảo quỵệt để phỉnh gạt và lừa dối tín đồ cũng như nhân dân dưới quyền. Thủ đoạn này được sử dụng để mê hoặc các đối tượng bằng những chuyện siêu hoang đường, siêu láo toét (giống chuyện về Thánh John nói trên), những phép mầu, pháp lạ cũng với những bánh vẽ thiên đường, Chúa sẽ đền ơn, Chúa sẽ trả ơn, v.v…
Độc giả có thể kiểm chứng vấn đề này bằng cách tìm đọc các sách trong Cựu Ước cũng như trong Tân Ước. Một số trong những khu rừng về những chuyện láo toét này là:
1.-/ Chuyện hai cục đất sét có hình người được đặt tên là Adam và Eva và được gọi là ông bà tổ của loài người,
2.-/ Chuyện tội tổ tông,
3.-/ Chuyện con rắn biết nói tiếng người (tiếng Do Thái)
4.-/ Chuyện thằng Cain lấy vợ (phải chăng là nó lấy mẹ nó là bà Eve?)
5.-/ Sự mẫu thuẫn trong tín lý Chúa toàn năng, toàn thiện và có mặt ở khắp mọi nơi,
6.-/ Chuyện loạn luân của ông già Lot với hai con con gái ruột của ông ta,
7.-/ Chuyện tín lý Chúa Ba Ngôi, (một chuyện loạn luân khác),
8.-/ Chuyện Đức Mẹ Đồng Trinh,
9.-/ Chuyện Jesus hóa phép làm cho 5 cái bánh mì và 2 con cá thành một khối lượng bánh mì và cá đến nối hơn 5 ngàn người ăn không không hết,
10.-/ Chuyện Lò Luyện Ngục (Prugatory),
11.-/ Chuyện giáo hoàng không lầm lẫn,
12.-/ Hàng ngàn chuyện Đức Mẹ hiện ra ở nhiều nơi trên thế giới, v.v…
Hầu hết những chuyện láo toét trên đây cùng với một những chuyện loạn luân, những chuyện đại nghich bất đao trong kinh thánh Ki-tô cũng như trong “cái tôn giáo ác ôn” này đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã, nơi:
Chương 3 “Một Số Tín Lý Hoang Đường Đã Có Trước Hội Nghị Nicaea Năm 235” (https://www.sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH03.php), và
Chương 4 “Một Số Tín Lý, Nguyên Tắc, Quyết Định Của Giáo Hội La Mã Sau Hội Nghị Nicaea” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH04.php)
B.-/ Sử dụng bạo lực của đám đông hay của nhà nước: Thủ đoạn này được Giáo Hội La Mã sử dụng để:
1.-/ Khủng bố những kẻ nào tỏ ra nghi ngờ các tín lý Ki-tô hay bị nghi ngờ là không tuyệt đối trung thành với giáo hoàng hay Giáo Hội La Mã,
2.-/ Hãm hại và tàn sát:
a.-/ Tất cả những người nào tỏ ra bất khuất, vẫn cho rằng tất cả những tín lý Ki-tô đều là những chuyện láo toét hay những chuyện tội ác, và
b.-/ Tất cả những người nào mà họ cho là kẻ thù cúa Ki-tô giáo hay Giáo Hội La Mã.
Đây là sử thật và sự thật này đã được sách sử ghi lại rõ ràng.
Tất cả sách sử nói về vấn đề này đều ghi nhận rằng năm 1232, giáo triều Vatican cho thiết lập các Toà Án Dị Giáo để truy lùng, tiêu diệt hay tóm cổ, giam giữ, tra tấn và xử lý những thành phần nằm dưới ách thống trị của giáo hội bị nghi ngờ hay bị gán cho là không tin tưởng vào hệ thống lý thuyết thần học quái đản trong hệ phái tôn giao này. Các tòa án ác ôn này hoành hành ở nước Pháp cũng như ở nhiều nước Âu Châu khác cho đến khi Cách Mạng Pháp bùng nổ vào năm 1789 mới chấm dứt. Trong khi đó thì ở Tây Ban Nha và các thuộc địa của đế quốc này, các tòa án khốn nạn trên đây vẫn còn tác oai tác quái cho đến năm 1820. Sau đó, các tòa án ác ôn này được giáo hội cho lột xác biến thành:
1.-/ Thánh Bộ Truyền Giáo ở Rome, và
2.-/ Các chế độ đạo phiệt Ca-tô do giáo hội thiết lập tại các địa phương như ở Tây Ban Nha và Croatia trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, ở Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 và ở Rwanda vào năm 1994. (còn tiếp)














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét