Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 11 tháng 5, 2021

MỘT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU THÔNG TIN: “... MỘT SỐ XỨ ĐẠO XUẤT HIỆN CÁC TỔ CHỨC CÓ TÍNH CHẤT BÁN VŨ TRANG”?

 Minh Thạnh giới thiệu sách của Nhà xuất bản Khoa học xã hội

“Các tổ chức có tính chất bán vũ trang” là điều tôi đã nhận thấy ở đạo Vatican tại Việt Nam? Tuy nhiên, do đây là những tổ chức bí mật, hoạt động lén lút, nên không có căn cứ rõ ràng để biết bài? Tôi vẫn lưu lý đến vấn đề này và tìm tài liệu chứng cứ?
Nay do có căn cứ xác đáng về thông tin việc này từ một quyển sách của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, nên trước hết xin giới thiệu quyển sách đến bạn đọc.
Xin giới thiệu sách: “Biến đổi của Công giáo đối với phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay”, tác giả Tiến sĩ Nguyễn Thị Quế Hương (chủ biên) "Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam- Viện Nghiên cứu Tôn giáo", tập thể tác giả tham gia gồm:
PGS.TS. Nguyễn Hồng Dương
ThS. Dương Văn Biên
TS. Ngô Quốc Đông
ThS. Nguyễn Thế Nam
ThS. Nguyễn Thị Bích Ngoan
Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2020.
Trang 206 quyển sách trên có thông tin như sau: “Đáng lưu ý ở một số xứ đạo xuất hiện các tổ chức có tính chất bán vũ trang, nhiều hội đoàn được hình thành nhưng hoạt động lén lút dưới nhiều hình thức.” Tựa đề bài này là một cụm từ trích nguyên văn từ thông tin vừa dẫn (trong ngoặc kép).
Đoạn văn trên có ghi chú như sau: “2. Xem: Kỷ yếu nghiên cứu đề tài nhánh: Thực trạng và xu hướng phát triển Công giáo ở nước ta, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001, tr.58-59.”
Xin giới thiệu ảnh chụp trang sách có thông tin để bạn đọc xem, vì nói đến các tổ chức “bán vũ trang” của một tôn giáo là vấn đề hệ trọng.
oOo
Thông tin xác định đạo Vatican tại Việt Nam có các “tổ chức có tính chất bán vũ trang” có xuất xứ như trên, dưới đây là các bình luận của tôi về thông tin đó?
Lực lượng vũ trang đạo Vatican tại Việt Nam đã có từ thế kỷ XIX. Một số trận đánh đã được tường thuật lại như trận Trà Kiệu. Đến năm 1946, lực lượng vũ trang Phát Diệm được hình thành, hoạt động mở rộng cả đồng bằng Bắc Bộ?
Tại miền Nam, tiếp tay với Pháp như Phát Diệm cũng có một lực lượng vũ trang đạo Vatican hoạt động ở Bến Tre. Tuy nhiên, lực lượng này nhỏ hơn Phát Diệm?
Những lực lượng vũ trang đạo Vatican tại Việt Nam hợp tác với thực dân Pháp trong chiến tranh chống Pháp gây ra nợ máu với Việt Minh và với nhân dân?
Lực lượng vũ trang Phát Diệm được Giám mục Lê Hữu Từ lãnh đạo, linh mục Hoàng Quỳnh chỉ huy, nên là một lực lượng vũ trang coi như chính thức của đạo Vatican?
Xu hướng vũ trang hóa các đơn vị đạo Vatican là một xu hướng tất yếu của một tôn giáo kỷ luật thép, tập quyền mạnh, tinh thần cố kết vượt trội, giáo lý cơ bản mang nội hàm bạo lực (xin xem Kinh Thánh Cựu Ước)?
TRONG BỐI CẢNH KHÔNG THỂ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG, THÌ ĐẠO VATICAN SẼ TỔ CHỨC CÁC “TỔ CHỨC CÓ TÍNH CHẤT BÁN VŨ TRANG” (cụm từ trong sách được giới thiệu) và nếu không thể công khai, thì “hoạt động lén lút dưới nhiều hình thức” (cụm từ trong sách được giới thiệu)?
Tính chất bán vũ trang, theo tôi, đó là một lực lượng vũ trang trong tình trạng không có vũ khí quân dụng? Nếu được chuẩn bị vũ khí quân dụng thì “các tổ chức có tính chất bán vũ trang” sẽ trở thành lực lượng vũ trang, kiểu “dân quân"?
Vì vậy, vấn đề bình luận trước tiên đối với thông tin trong sách “Biến đổi của Công giáo đối với phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay” thế nào là tính chất “bán vũ trang”?
Hiện nay, ở nước ta tàng trữ vũ khí quân dụng là tội phạm hình sự? Tuy vậy, nếu “các tổ chức bán vũ trang có tính chất dạy lý thuyết sử dụng vũ khí như chương trình huấn luyện quân sự ở trường học thì có sai phạm không? Còn để thao tác trên súng thì có lẽ chỉ mất vài giờ là có thể sử dụng?
Cho nên, vấn đề “các tổ chức có tính chất bán vũ trang” không phải ở chỗ họ huấn luyện sử dụng vũ khí hay không?
Vì đây “một số xứ đạo xuất hiện các tổ chức chuẩn bị tính chất bán vũ trang” là hoạt động lén lút, bí mật, nên chỉ có thể bàn luận, suy đoán?
Cách đây 20 năm, tôi có làm việc với một kỹ sư trẻ lúc đó, vừa tốt nghiệp đại học, sinh hoạt trong tổ chức sinh viên Công giáo, vào thời điểm này cũng lén lút, nhưng có những biểu hiện cho thấy “tính chất bán vũ trang”? Anh này được chọn ra để sinh hoạt hẹp trong một tổ chức mà anh đôi lần lỡ lời nên tôi mới biết?
Dường như anh này có nhiệm vụ làm quen với súng đạn. Sách huấn luyện thì photo trong thư viện. Anh này rũ tôi đi bắn súng thể thao ở Bến Dược, Củ Chi, theo từng đợt, có vẻ là khi được duyệt chi để có tiền để đi bắn từ đâu đó (nói bắn súng thể thao nhưng bắn AK 47, AR 15, K 59...)? (chi phí đạn do tôi bắn thì tôi chịu).
Cộng với tự “huấn luyện quân sự” bằng đi bắn súng thể thao, được hướng dẫn viên khu du lịch Bến Dược, Củ Chi chỉ dẫn chi tiết thực hành sử dụng súng, anh này quan tâm ôn luyện lý thuyết cùng với một số nam sinh viên Công giáo được tuyển chọn sinh hoạt riêng, nên có thế suy đoán nhưng thanh niên như vậy thuộc một tổ chức có tính chất “bán vũ trang” của xứ đạo (người này sinh hoạt ở hai cơ sở đạo Vatican, một cơ sở là nhà thờ dòng trên đường Kỳ Đồng, Quận 3, một giáo xứ ở Hóc Môn, xóm đạo người Bắc di cư 1954)?
Đến tiệc đám hỏi của anh này thì thấy khoảng hai bàn riêng của một nhóm thanh niên sinh hoạt chung tổ chức, chỉ bằng gọi tên Thánh tử đạo, tính cách như những thành viên hội kín gặp nhau?
Tính chất bán vũ trang trong sinh hoạt của người này là tập họp lực lượng cực nhanh? Có điện thoại tập họp, dù bận việc gì cũng đi tập trung liền? Tuy có lẽ trong đó có nhiều lần diễn tập, nhưng tổ chức không mang “tính chất bán vũ trang” không tập họp thành viên như vậy?
Tôi cũng có tiếp xúc với một trường hợp khác, nam sinh viên Công giáo, được tuyển sinh hoạt riêng, theo mô thức, kỷ luật hướng đạo, nhưng hoạt động dã ngoại rất mạnh bạo, leo núi, đi dây... kiểu quân trường? Anh nói nhà đạo dòng (cũng Bắc di cư) nên mới được tuyển đi sinh hoạt dã ngoại không tốn tiền? Tuy vậy, hỏi về huấn luyện vũ khí thì người này không nói, cũng không qua “bắn súng thể thao” ở Củ Chi, khác với trường hợp trên?
Một khi hoạt động lén lút, thì “các tổ chức có tính chất bán vũ trang” được đạo Vatican che dấu, người ngoài không thể nhận diện. Vũ khí thì không rồi, nhưng việc triển khai lực lượng thì càng khó mà thấy? Tuy nhiên có một lần tôi thấy hoạt động triển khai lực lượng bảo vệ rất chuyên nghiệp, xem ra còn chuyên nghiệp hơn dân quân tự vệ?
Đó là khi đưa tang một Tổng giám mục trên đường Lê Duẩn. Lực lượng bảo vệ đám tang là một số đông thanh niên tín đồ đạo Vatican mặc áo trắng chiếm lĩnh các ngã tư rồi nối tay tạo hàng rào chặn xe, chặn người, giữ trật tự một cách bài bản? Họ dàn quân rất chuyên nghiệp, chuẩn bị dây để thiếu người thì giăng, tổng chỉ huy dùng loa thùng di động phát lệnh.
Cho nên, nói “có tính chất bán vũ trang” như sách “Biến đổi của Công giáo đối với phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay” thì có lẽ không phải vũ trang chuẩn bị dùng súng (dù không loại trừ yếu tố này), nhưng trước hết là kỷ luật quân sự của các tổ chức đó và trên hết là tinh thần liều mình tử đạo?
Còn một trường hợp khác, qua các kênh truyền hình và qua YouTube, chúng ta thấy ở những vụ biểu tình của đạo Vatican ở Hà Tĩnh, Nghệ An, có một số thanh niên bịt mặt, đội nón bảo hiểm lao lên hàng đầu ném đá vào công an? Đây có phải là những người thuộc “các tổ chức có tính chất bán vũ trang” mà sách được giới thiệu nói đến không? Có lẽ chỉ có thể nghi vấn mà không thể kết luận?
Trở lại, hai bàn ăn toàn nam thanh niên cùng một tổ chức ở nhà thờ trong đám cưới của người theo đạo Vatican nói đến ở trên luôn cảnh giác các bàn khác nghe lỏm, đến khi ra về thì thấy phần lớn họ sử dụng cùng kiểu nón bảo hiểm như người kỹ sư làm việc với tôi, loại nón có khung hàm dưới và kính chắn, không thấy được mặt? Họ dùng loại nón này vì “có tính chất bán vũ trang” dùng như một kiểu bịt mặt thường xuyên?
Một sự kiện nữa “có tính chất bán vũ trang” mà tôi đã gặp, là một lần bị hư xe giữa đường, đồng trống nên tôi và hai thanh niên cùng xe đi lang thang vào một nghĩa trang chôn toàn người theo đạo Vatican xem khi chờ tài xế sửa xe. Gần nghĩa trang có một phụ nữ địa phương, nhìn chúng tôi với đôi mắt dò xét người lạ, nhưng không đuổi. Nghĩa trang có rào, cửa khép, nên chúng tôi mở cửa vào xem. Nhưng không lâu, có một toán thanh niên, ra vẻ băng đảng, chở nhau ra và hỏi chúng tôi vào đất thánh làm gì rồi mời ra rất căng thẳng (tôi nói không có người thân chôn ở đây, chỉ vào xem vì tò mò). Tôi đoán đây là lực lượng thanh niên bảo vệ giáo xứ, “có tính chất bán vũ trang” hay không thì cũng có thể, nhưng hung khí từ một nhóm bạo lực thì rất rõ? Chúng tôi chẳng những ra ngay mà còn đẩy xe ra xa nghĩa trang đó mới sửa tiếp?
Những ghi nhận đơn lẻ như vậy chỉ có thể cho phép bàn luận bên ngoài, không thể kết luận gì? Nhưng nội dung thông tin từ sách “Biến đổi của Công giáo đối với phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay”, chúng ta hiểu rằng đạo Vatican là một đạo đủ thủ pháp CHIẾN THUẬT?
“Một số xứ đạo xuất hiện các tổ chức “có tính chất bán vũ trang” là họ tính đến nhiều mục tiêu: Vừa chuẩn bị có khi dùng đến (chuyển thành lực lượng vũ trang?), vừa hình thành những tổ chức kỷ luật cao, tinh nhuệ như lực lượng quân sự, hun đúc tinh thần hy sinh liều mình tử đạo?
Đoạn tiếp theo thông tin dẫn trên, các tác giả sách “Biến đổi của Công giáo đối với phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay” viết:
“Tuy nhiên, từ sau khi Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004 có hiệu lực thì hội đoàn các tôn giáo bất hợp pháp về nguyên tắc không được phép hoạt động, chỉ trừ những hội đoàn phục vụ nghi lễ tôn giáo”.
Câu này khó hiểu và mâu thuẫn, vì một khi đã hoạt động lén lút rồi, là ĐÃ BẤT HỢP PHÁP, thì hoạt động đâu cần phép? Đặt vấn đề không được phép là không thích hợp vì bề ngoài, đạo Vatican làm gì có “các tổ chức có tính chất bán vũ trang”, khi mà đạo Vatican chỉ xây dựng tổ chức bí mật đối với loại hình này?
FACEBOOK MINH THẠNH THÔNG BÁO:
Facebook Minh Thạnh hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với nội dung các bình luận phản hồi, nội dung thể hiện ngoài bài viết dưới mọi hình thức: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video gồm cả do bạn đọc gởi đến, hay do Facebook hiển thị từ trích dẫn nguồn trong bài.
Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với mọi hình thức đăng tải lại, khai thác, sử dụng, trích dẫn bài viết, dù trong những trường hợp không hạn chế những việc trên.
Hoàn toàn không chịu trách nhiệm đối với những suy đoán, rút ra kết luận, liên hệ chủ quan, riêng tư, tùy tiện, không căn cứ chính xác vào nội dung ngôn từ bài viết.
Hoàn toàn không chịu trách nhiệm liên hệ đến những danh từ riêng không được nói đến trong bài. Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về các câu trả lời đối với những câu hỏi được nêu ra trong bài viết.
Hoàn toàn không chịu trách nhiệm về những nội dung thông tin, bình luận, số liệu, tư liệu, trích dẫn nêu trong bài có tựa đề đặt dấu hỏi, hoặc nêu trong câu hỏi, hoặc dưới dạng câu hỏi hoặc kèm những hình thức thể hiện nghi vấn khác.
Cảnh báo có Facebook Minh Thạnh giả.
Hoan nghênh ý kiến phê bình, đóng góp từ bạn đọc và tích cực điều chỉnh nếu xét thấy phù hợp.
Facebook Minh Thạnh







Dịch nghĩa: NẾU NHÀ THỜ XIN TIỀN, CHÚNG TA CHỚ CÓ ĐƯA MÀ HÃY CẦU NGUYỆN CHO HỌ, CHÚA SẼ GIÚP HỌ ĐIỀU ĐÓ. Cha hoạ sĩ nào khuyên á.c vậy, c.on chiên mà không góp tiền thì nhà thờ cám cũng éo có mà hốc ấy chứ. 😆








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét