Chúa Giê Su không nói 80% những điều ghi trong Thánh kinh .
Nếu sự khám phá này được phổ biến tới đại chúng thì cái huyền thoại Do Thái - Kytô đã bị quật nhào bởi một cơn gió lốc khó có hy vọng phục hồi.
( Tiến sĩ William Harwood )
Một nhóm khoảng 200 học giả chuyên về Thánh Kinh ( Bible experts ) thuộc mọi tông phái trong Kytô giáo đã cùng nhau nghiên cứu Thánh kinh trong nhiều năm , từ 1985, và có những phiên họp định kỳ để bỏ phiếu về những câu mà người ta cho rằng Giê Su nói ở trong Thánh kinh và những phép lạ Giê Su làm, được kể trong Thánh kinh. Thể thức bầu phiếu của họ là đưa ra 4 loại nút màu khác nhau : Nếu nhà khảo cứu cho rằng lời nói hay phép lạ đó "đúng" là Giê Su nói hay làm thì bỏ nút màu đỏ, "không đúng "thì nút màu đen, "có thể đúng thì nút màu hồng, "có thể đúng, có thể không" thì nút màu xám. Kết quả ? Giê Su không nói 80% những điều ghi trong Thánh kinh và Giê Su CÓ THỂ chỉ có khả năng chửa lành một số bệnh tâm thần liên hệ đến sự cử động của thân thể ( psychosomatic) hay mẩn da ( skin rashes).
Ngoài ra Giê Su KHÔNG HỀ thực hiện một phép lạ nào như đi trên nước, làm yên một cơn bảo tố ngoài biển, hay cứu người chết sống lại, đuổi qủy ám ra khỏi người, biến nước thành rượu v..v..., tất cả chỉ là huyền thoại Hi Lạp của thi sĩ Home ( The Seminar scholars believe tho Gospel writers borrowed from the Greek poet Homer), hoặc phóng đại qúa mức để nhấn mạnh đến quyền năng của Giê Su ( The Seminar fellows suggest that the Gospel writers exagerated the stories in order to emphasize Jesus' power).. Đây là công việc nghiên cứu trí thức của các chuyên gia về mọi ngành, dựa trên rất nhiều tài liệu và sự kiện lịch sử viết bằng cổ ngữ, văn bản gốc Thánh kinh viết bằng tiếng Hy lạp , những sự kiện khoa học v.vvv, chứ không phải của người ngoại đạo.
Về cuốn Thánh kinh, học gỉa Lloyd M. Graham viết :
Cuốn Thánh Kinh không phải là "lời của Thượng Đế" mà là những cóp nhặt từ những nguồn tài liệu nhân gian. Vườn Địa Đàng , Adam và Eve được lấy từ các chuyện của dân Babylone; trận "lụt cả"hay Hồng thủy chỉ là sự phóng đại của khoảng 400 câu chuyện về lụt ; chuyện cái tàu lớn của Noah chúng ta có thể thấy trong cả tá những chuyện huyền thoại về Hồng Thủy; ngay cả tên các con của Noah cũng là các tên cóp nhặt, cũng như những chuyện như hy sinh Isaac, phán xét Solomon, Samson xô đổ cột; cái tên Moses cũng lấy từ tên Mises của dân Syrie, các luật của Thượng Đế lấy từ luật của Hammurabi. Đấng cứu thế được dẫn xuất từ đấng cứu thế Madhi của Ai Cập, một vài câu được chép lại nguyên văn từ kinh điển Ai Cập. Giữa Giê Su và nhân vật Horus của Ai Cập , Gereald Massey kiếm thấy 137 điểm tương tự, và giữa đấng Ky tô và Krishna có cả vài trăm điểm giống nhau. Làm sao mà Thánh kinh có thể coi là những lời mặc khải của Thượng Đế? "
Trong cuốn "Những vị Thần cuối cùng của huyền thoại: GiaVê và Giê su" Mythology's last Gods: Yahweh and Giêsu ",p.16 ) , Tiến sĩ William Harwood, một tín đồ Gia Tô đã tỉnh ngộ và bỏ được một niềm tin sai lầm sau khi nghiên cứu lịch sử các tôn giáo trong đế quốc La Mã và khám phá ra rằng "bí tích"ăn thịt uống máu Chúa ( Eucharist) mà ông đã tin và thọ hưởng cái bí tích rùng rợn này hàng tuần và trong nhiều năm , đã có từ 3000 năm trước khi Giê su ra đời, và rằng các Thần hay Thượng Đế ( Gods) chỉ là những sản phẩm tưởng tượng của con ngưòi, đã viết:
"Người ta đã khám phá ra rằng, từng quyển một trong Thánh Kinh đều chứa những sai lầm về sự kiện , những phỏng đoán không chính xác, những kỹ thuật làm hợp lý hóa, những điều tiên tri về những sự việc đã xảy ra , ghép với những điều tiên tri về tương lai đã được chứng tỏ là không chính xác, và không còn sai lầm gì nữa là chứa nhũng lời nói láo cố ý . Nếu sự khám phá này được phổ biến tới đại chúng thì cái huyền thoại Do Thái - Kytô đã bị quật nhào bởi một cơn gió lốc khó có hy vọng phục hồi.
Trước nguy cơ bị loại bỏ này , Giáo Hoàng đương thời ( John PAUl II ) bổ nhiệm một số sử gia của chính ông ta để khảo sát những kết luận về Thánh Kinh của những sử gia thế tục và tìm ra trong những bằng chứng của họ những sơ hở mà Giáo Hoàng tin rằng thể nào cũng phải có . Kết quả là những sử gia của Giáo Hoàng cũng phải xác nhận là Thánh Kinh của họ thực ra chỉ là một ảo tưởng sai sự thực. Họ phúc trình kết quả lên Giáo Hoàng , và khi Ngài lập tức dẹp bỏ cái phúc trình này đi thì họ không còn là tín đồ Ca Tô nữa. Rồi Giáo Hoàng ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền của Ngài phát minh ra một phương pháp luận khác để đánh đổ phương pháp của những sử gia trên , một phương pháp luận được tạo ra với mục đích rõ rệt là phải đi đến kết luận là cuốn Thánh Kinh của Do Thái -Ky Tô không phải là một tác phẩm hoang đường , không cần để ý đến chuyện phải xuyên tạc những bằng chứng đến cở nào để đi tới mục đích trên . Cái phương pháp luận đó là "Thần học "...
Đó là quyền lực của chính trị Thần quyền của thế giới mà, mặc dù đã có hàng ngàn tác phẩm nghiên cứu và bài khảo cứu phủ bác toàn bộ Thánh Kinh Do Thái-Ky Tô, cho tới ngày nay , 90% dân chúng trong những xã hội mà tôn giáo chính là Ky Tô giáo không hề biết đến sự hiện hữu của những bằng chứng bất khả phủ bác là quyển Thánh Kinh chỉ là một tác phẩm giả tưởng.
Có bao nhiêu tín đồ Gia Tô La Mã giáo biết được điều này , và có bao nhiêu tín đồ Gia Tô tin được điều này ? Có bao nhiêu tín đồ Gia Tô đã đọc những tác phẩm của những chuyên gia phê bình Thánh Kinh từng câu , từng chữ một và vạch ra những điều sai trái trong Thánh Kinh, trái ngược hẳn với những lời giảng lệch lạc , méo mó , ngoài toàn bộ vấn đề ( out of context ) của hàng giáo phẩm Gia Tô , những ngưòi dựa trên một niềm tin không suy luận , tự cho mình cái độc quyền có khả năng hiểu và giảng Thánh Kinh, coi thường và hạ thấp trí tuệ của các tín đồ ?
Chúng ta đã thấy Giáo Hoàng và Giáo hội đã dùng những thủ đoạn lừa dối như thế nào để duy trì quyền lực trên đám tín đồ kém hiểu biết . Tại sao giáo hội phải làm như vậy ? Vì quyền lực thế tục cũng như tài sản của Giáo hội Gia Tô La Mã tùy thuộc ở số đông tín đồ nên Giáo hội rất sợ tín đồ biết đến cái bản chất thực sự của Giáo hội cũng như những sai lầm trong Thánh Kinh, những sai lầm mà chính Giáo Hoàng hay Giáo hội cũng không thể phủ nhận. Chúng ta nên nhớ rằng đã một thời Giáo hội cấm tín đồ đọc Thánh Kinh, vi phạm luật này có thể bị xử tịch thu tài sản , bị vạ tuyệt thông, hay bị tử hình. Về sự việc này, Bác Sĩ Nguyễn văn Thọ ( Ibid, trg.43) , đã viết như sau:
"Tôi mới đầu không hiểu tại sao Giáo hội cấm không cho giáo dân có Kinh Thánh hay đọc Kinh Thánh, nhất là bằng chữ Quốc ngữ. Dần dà tôi mới thấy sự cấm đoán đó hết sức là hữu lí , vì nếu cứ để cho giáo dân đọc Kinh Thánh, dần dà họ sẽ bới ra được những cái dở của Kinh Thánh, những chổ dịch sai, dịch bậy của Kinh Thánh, những chổ thêm, bớt vào Kinh Thánh...Ngày nay người ta đã bới móc ra rằng Kinh Thánh có nhiều đoạn mâu thuẩn nhau; năm quyển Cựu Ước đầu tiên không phải do Maisen viết mà do nhiều người viết về sau này; Jeremiah, Daniel cũng do nhiều người viết ở nhiều thế kỷ khác nhau; Thánh thư do giáo đoàn Hebrews, Thánh thư Thessa lonians II, Thánh thư Peter II không phải do Paul và Peter viết ra. Thực là điên cái đầu..."
TÁC PHẨM NGŨ KINH
Sau nhiều năm nghiên cứu, từ năm 1985, hội nghị các chuyên gia KyTô Giáo nghiên cứu về nhân vật Giê -Su ( The Jesus Seminar ),gồm khoảng 200 học giả thuộc mọi tông phái trong Ky Tô Giáo, đã viết trong tác phẩm " Ngũ Kinh "( The Five Gospels,trg 2 ) như sau :
"Chúa Ky Tô (Giê Su ) của tín điều và tín lý, trong thời Trung Cổ đã là một niềm tin vững chắc , không còn thuyết phục được những người ( khoa học gia ) đã nhìn thấy những vòm trời ( như trong Thánh kinh mô tả ) qua kính thiên văn của Galileo. Những Thần thánh và Qủy dữ cổ xưa đã bị quét ra khỏi những vòm trời đó bằng cái kính đáng kể này. Copernicus, Kepler và Galileo đã triệt phá những trụ xứ huyền hoặc ( Thiên đường ) của các Thần ( hay Thượng đế ) và Satan và để lại cho chúng ta những thiên đường thế tục.
Nguồn:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét