Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Ứng Dụng Lý Duyên sinh và Duyên Khởi Trong Phật Giáo

 Chúng ta thường nghe nhà Phật nói đến thuyết Duyên Sinh và Duyên Khởi nhưng nhiều người cho nó là quá cao siêu khó hiểu và không biết ứng dụng nó trong đời sống hiện tại để mang lại hạnh phúc an lạc mình và mọi người, tôi xin nêu ra một VD điển hình để các bạn dễ hiểu và hình dung: Trường hợp một ông nọ đi chơi khuya về ngang một bụi tre rậm rạp lúc trời tối trăng lờ mờ, rồi một gió thổi qua ông ta nghe tiếng cót két, cọt kẹt như có ai đang ở trong lùm tre đang nghiếng răng rồi thấy cái bóng người thoát ẩn thoắt hiện trong đó, ông ta liền nhớ đến những câu chuyện ma mà mình nghe bà nội kể ma bắt người dấu trong bụi tre rồi lấy phân bò cho ăn, sợ quá ông liền co giò chạy thật nhanh để không bị con ma ấy bắt nhốt nên vấp cục đá té giập mũi gãy răng, bong gân,...phải nằm viện điều trị vừa tốn tiền, vừa đi toi mấy ngày làm công, không đi làm ra tiền dẫn đến bị vợ con lằng nhằng vì đi đứng không cẩn thận,... 

Duyên Sinh: Chính là cái duyên phát sinh ngay tại lùm tre do hai cây tre mọc sát vào nhau nên chỉ cần có một cơn gió nhẹ thổi ngang là hai cây tre này đong đưa cọ vào nhau nên phát ra tiếng kêu cót két cọt kẹt.

Duyên khởi: Từ chỗ nghe tiếng kêu cót két cọt kẹt này ông nọ lại nảy ra ý nghĩ là có ma, => sợ hãi =>Bỏ chạy => Vấp té => Bị thương => Tốn Tiền chữa trị => gia đình bất hòa,...dẫn đến nhiều cái duyên khác từ đó mà sinh ra => nhà Phật gọi là trùng trùng duyên khởi (có nghĩa là duyên khởi này nó phát sinh không có số lượng giới hạn cụ thể)

Tóm lại Duyên Khởi là phần thân ngọn cành lá, còn cái gốc chính là Duyên Sinh, nếu chúng ta hướng Duyên Sinh đến hướng tích cực thì nó sẽ phát sinh Duyên khởi tích cực. Nếu như ông này nghe tiếng kêu Cót két ban đầu ấy mà nghĩ đó là tiếng đàn một bài hát nào đó mà mình yêu thích thì ông ấy sẽ thấy tinh thần phấn chấn yêu đời và sẽ không có kết quả tội tệ như trên.  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét