Thượng đế, Thần linh, Thiên chú.a, Đấng sáng thế, Ông trời,...đều là những ông thần bánh vẽ, không có nguồn gốc hay thân thế, các vị này đều do con người nhào nặn ra và tự tôn xưng lên để thờ phượng cầu xin. Tùy theo phong tục tập quán và quan niệm truyền thống tín ngưỡng của từng vùng miền lãnh thổ mà sản sinh ra nhiều thượng đế thần linh khác nhau. Thời cổ đại con người thấy sét đánh hay thiên tai bão lụt, động đất, sóng thần, núi lửa phun trào, dịch bệnh, hạn hán, mất mùa...thì bảo đó là do thượng đế thần linh nổi gi.ận tr.ừng phạt dân vùng đó sống không đẹp lòng ngài,... rồi người ta bắt Trâu bò, dê cừu,...đồng nam, đồng nữ,...đưa lên giàn hỏa thiêu đốt hoặc chọc t.iết lấy má.u và thịt để cử hành nghi thức Hiến tế thượng đế thần linh vô cùng long trọng với tất cả tấm lòng thành ăn năn hối hận, cầu xin thượng đế thần linh nhận lễ vật này mà nguôi cơn thịnh nộ, xót thương xá t.ội ban ơn cứu độ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu trở lại,...VD: Câu chuyện truyền thuyết Đại Hồng Thủy Noah của người Do Thái. Còn VN thì lý giải các trận bão lụt nước dâng hằng năm là do sự th.ù h.ằn của ông thần Thủy Tinh dâng nước lên tr.ả th.ù năm xưa bị th.ua Sơn Tinh trong câu chuyện truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyện cổ Hy Lạp còn lý giải hiện tượng sóng thần là do có con Rồng thần rất lớn đang nằm ngủ say dưới đáy biển, tỉnh thoảng nó nằm mơ hay cựa mình co duỗi chân là làm cho mặt biển đang yên lặng trở nên dậy sóng ba đào. Người Trung Quốc giải thích hiện tượng núi lửa phun trào là do hồi xưa Tôn Ngộ Không đại náo Thiên Cung đã đập vỡ cái lò Bát Quái dùng để luyện tiên đan trường sinh bất lão của Thái Thượng Lão Quân, những mảnh vỡ này văng tung tóe rớt xuống trần gian bốc cháy thành những ngọn núi lửa. Hiện tượng thời tiết thay đổi bốn mùa rõ rệt trong năm cũng được người xưa nhào nặn ra các vị thần cai quản bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông.
Chỉ một hiện tượng trời mưa thôi thì mỗi dân tộc vùng miền đã giải thích theo kiểu khác nhau rồi, người Do Thái vùng Trung Đông thì bảo do ông thiên chú.a chứa nước trong cái túi trên các tầng trời, khi nào muốn mưa thì chú.a hay các thiên thần nắm sợi dây giật cho túi nước nghiêng cho nước đổ xuống đất tạo mưa, nếu giật mạnh thì mưa to, giật nhẹ thì mưa vừa, mưa nhỏ. Người Trung Quốc thì lý giải rằng do ông Long Vương vốn là một con Rồng tu luyện thành tiên được Ngọc Đế giao cho cai quản tất cả sông hồ biển cả dưới trần gian, mỗi lần làm mưa là Long Vương bay lên trời thò cái vòi rồng xuống sông hỗ hút nước lên chứa đầy trong bụng, rồi muốn làm mưa chỗ nào thì bay đến chỗ đó phun ra, giống như máy bay phun nước chữa cháy rừng vậy đó. Do ông Long Vương này làm việc không có khoa học trình tự bài bản, tính già lẩm cẩm hay quên trước quên sau nên hay phun mưa lung tung chỗ thừa chỗ thiếu dẫn đến chỗ thì mưa ngập lụt nhiều ngày, chỗ thì thiếu mưa trầm trọng mấy tháng trời dẫn đến hạn hán khô cằn.😂 Còn tín ngưỡng Việt Nam cũng có các vị nữ thần làm mưa dân gian gọi là Tứ Pháp gồm: Pháp Vân ( thần Mây) Pháp Vũ ( thần mưa) Pháp Lôi ( Thần sấm) Pháp Điện ( Thần chớp ), đang được thờ trong nhiều ngôi chùa nổi tiếng ở Miền Bắc....
Còn cái vụ thần sáng tạo ra vũ trụ muôn lòai cũng phong phú và đa dạng không kém, người Do Thái có ông thiên chúa Jehova nhào nặn ra vũ trụ muôn loài trong vòng 6 ngày là hoàn mỹ, ngày thứ bảy ngài ấy nghỉ ngơi thư giãn sau một tuần làm việc căng thẳng mệt nhọc. Rồi ra luật cấm tín đồ không được làm việc vào ngày cuối tuần phải ngơi đi nhà thờ cầu nguyện thiên chú.a vào ngày Sa Bát (Satuday) 😍
Người dân tộc ở châu Phi cũng có truyền thuyết về vị thần sáng tạo của riêng họ, họ giải thích màu da của con người trên thế giới sở dĩ có các màu: vàng, trắng, đen, đỏ là do khởi thủy thần này lấy bột nặn ra 4 con người đầu tiên thần này thương người da đen nhất nên thần lấy tượng này hơ trên ngọn lửa già nên sau này có người nước da đen thui, là do thần hơ trên ngọn lửa kỹ quá, còn da đỏ là cũng hơ kỹ nhưng không lâu bằng da đen, kế đến da vàng hơ sơ sơ rám rám rồi thôi, còn da trắng là do thần để nguyên không hơ lửa.😊
Người Ấn Độ thì nhào nặn ra đấng Prama ( trời Phạm Thiên) thần này cũng tự sinh ra chính mình từ một bông hoa Sen dưới nước, sau này sinh ra một quả trứng vàng quả trứng này bị vỡ tạo ra vũ trụ, các con người đầu tiên được sinh ra từ nhiều bộ trên cơ thể của ông và có hàng trăm nhân dạng khác nhau.
Trung Quốc thì có ông Ngọc Hoàng Thượng Đế là đấng sáng tạo cha đẻ của vũ trụ muôn loài.
Việt Nam có sự tích về Thần Trụ Trời để giải thích nguồn gốc vũ trụ muôn loài, là vị thần xuất hiện đầu tiên trong lúc trời đất hỗn mang lẫn lộn, chính Thần trụ trời đã đào đá xây nên một trụ cột chống trời khổng lồ để tách mặt đất và bầu trời ra riêng biệt, nhưng người VN giải thích vũ trụ thế giới muôn loài được tạo dựng bằng công sức của nhiều vị thần phối hợp làm nhịp nhàng, mỗi người một việc làm không chồng lấn, phối hợp ăn ý rất bài bản trong thời gian khá dài, chứ không phải do chỉ duy nhất một vị thần sáng tạo làm từ A đến Z như thần của người Do Thái, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều thần sáng tạo của các dân tộc khác:
Thuở ấy, chưa có thế gian, chưa có muôn vật. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm. Bỗng một vị thần khổng lồ xuất hiện. Thần dùng đầu đội trời lên cao. Rồi thần đắp đất đá thành một cái cột để chống trời. Cột càng được đắp lên cao bao nhiêu thì bầu trời càng cao rộng ra bấy nhiêu. Thần hì hục đào đắp để nâng vòm trời lên mãi lên mãi...Có nét tương tự như tích Bàn Cổ Khai Thiên Lập Địa thuở Hồng Hoang mờ mịt chưa phân rõ Trời và Đất theo thần thoại Trung Quốc cổ xưa.
Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời tròn như chiếc bát úp.[1] Nơi trời đất giáp nhau gọi là chân trời. Khi trời đất đã ổn định, rạch ròi, thần phá đi cái cột, hất tung đất đá khắp nơi. Vì thế, cột trụ trời bây giờ không còn nữa, nhưng vết tích của cột vẫn còn ở núi Yên Phụ (Kim Môn, Hải Dương).[2] Còn những nơi đất đá văng đến, thì thành núi đồi, gò đống; những chỗ bị đào thì thành biển sâu hồ rộng.
Rồi những thần khác xuất hiện nối tiếp công việc xây dựng nên cõi thế gian này. Các vị thần đó rất nhiều, như thần Sao, thần Sông, thần Núi, thần Biển...
Dân gian đã ghi công của các vị thần này trong câu hát được lưu truyền từ đời này sang đời khác:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét