Tìm kiếm Blog này

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

Đức Phật là ai và Đức Phật có phải là “Thượng đế” không?

Một trong những nhầm lẫn cơ bản của nhiều người ở Việt Nam, trong đó có nhiều Phật tử, là họ cho rằng Đức Phật không có thật, Đức Phật là “Thượng đế” ở trên Trời. Thực tế, Đức Phật là một nhân vật có thật, một con người bằng xương bằng thịt.

Khái niệm về một vị Phật: Đức Phật là ai?

Một vị Phật là một người đã hoàn toàn phát triển được các phẩm chất tích cực và loại bỏ mọi phẩm chất tiêu cực. Trước khi đạt được giác ngộ, một vị Phật cũng là một người thường như bạn và tôi. Giác ngộ được ví với việc thức tỉnh, khi một người trải qua sự chuyển hoá toàn diện về mặt tâm linh từ trạng thái mê mờ sang trạng thái thức tỉnh. Chúng ta có thể nói rằng một vị Phật là thể hiện đỉnh cao nhất của quá trình trưởng dưỡng tâm linh, do các vị Phật đã thành tựu hiểu biết toàn tri – chính là trí tuệ giác ngộ tối thượng.

Bài liên quan

Đức Phật trong lịch sử, tức Phật Thích Ca Mâu Ni, hay Đức Phật Cồ Đàm (Gautama), sống cách đây khoảng 2.500 năm tại Ấn Độ. Tuy nhiên, Ngài không phải là đức Phật đầu tiên, và sẽ không phải là đức Phật cuối cùng. Ngài thuyết giảng rằng trong thời đại này (eon - một khoảng thời gian rất dài, có thể so sánh với thời gian từ lúc hình thành của vũ trụ mà chúng ta biết), sẽ có 1.000 vị Phật toàn giác thuyết giảng về Phật giáo (sau khi Phật giáo đã bị hoàn toàn lãng quên). Theo các kinh sách Phật giáo, Đức Phật thứ nhất, thứ hai, thứ ba là Câu Lưu Tôn Phật (Krakucchanda), Câu Na Hàm Mâu Ni Phật (Kanakamuni), Ca Diếp Phật (Kashyapa), sau đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), Đức Phật trong lịch sử sống cách đây khoảng 2.500 năm, và Đức Phật tiếp theo sẽ là Đức Phật Di Lặc (Maitreya).

Một vị Phật khác với “Chúa trời”, “thần linh” hay “đấng tối cao”… theo cách hiểu của các tôn giáo Ki tô, Do Thái, Hồi giáo và nhiều tôn giáo khác ở chỗ, Đức Phật không phải là đấng sáng tạo ra vũ trụ, không phải là đấng toàn năng có thể ban phúc giáng họa cho con người. Trái lại, Phật là người đã giác ngộ, thấu đạt được sự thật – chân lý – và mang chân lý đó truyền giảng lại cho những người khác, giúp chúng sinh nhờ thực hành tu tập, trưởng dưỡng tâm linh mà cũng thành tựu giác ngộ được như vậy.  Nhờ năng lực giác ngộ, một vị Phật có hiểu biết toàn tri, thấu đạt vạn pháp và có thể bằng cách đó đem lại lợi ích to lớn cho các chúng sinh khác.

Như vậy, mọi chúng sinh đều tự chủ về cuộc sống cũng như khả năng thành tựu giác ngộ của bản thân, đều có thể đạt đến trạng thái Phật quả (mặc dù có thể phải mất nhiều kiếp). Đức Phật đã chỉ ra con đường đến với chân lý, nhưng không ai khác ngoài mỗi người phải tự mình tiến bước trên hành trình tâm linh của chính mình.

duc phat thic ca mau ni

Tóm tắt, lược sử về Đức Phật

Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ra đời năm 624 trước Tây lịch tại kinh thành Ca Tỳ La Vệ - một vương quốc nhỏ ngay dưới chân rặng núi Hy Mã Lạp Sơn. Cha của Ngài là vua của bộ tộc Thích Ca (Skakya). Mười hai năm trước khi ra đời, các tu sĩ Ấn giáo đã tiên tri rằng, Thái tử Tất Đat Đa Cồ Đàm (sau này chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) sẽ là một vị vua vĩ đại hoặc sẽ trở thành một nhà hiền triết lừng danh của thế giới loài người. Vì không muốn Ngài trở thành tu sĩ, cha của Ngài đã giữ Ngài bên trong cung điện. Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên trong sự xa hoa của một bậc vua chúa, không được phép nhìn thấy thế giới bên ngoài, được các vũ nữ giúp vui, và được các tu sĩ Bà La Môn dạy học. Thái tử còn học cưỡi ngựa, bắn cung, đánh kiếm, đánh vật, bơi lội… Khi đến tuổi trưởng thành, Thái tử thành hôn với công chúa Gia Du Đà La và có một con trai.

Ngày nay chúng ta có thể nói là Ngài là người có tất cả mọi thứ trên đời, nhưng Ngài cảm thấy mình thiếu một cái gì đó, và chính điều đó đã lôi kéo Ngài ra khỏi những bức tường của cung điện. Ở ngoài đó, trên những đường phố của kinh thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài đã trông thấy ba cảnh tượng thông thường nhất đối với mọi người khác: một người bị bệnh, một người già yếu, và một xác chết đang được người ta đưa đi hỏa thiêu.

Ngài chưa bao giờ được sửa soạn để chứng kiến những cảnh bi thảm như thế này, cho đến khi người đánh xe nói với Ngài rằng tất cả mọi người đều phải chịu sự già yếu, bệnh tật và chết chóc, Ngài cảm thấy mình không thể nào an tâm sống trong sự xa hoa như trước nữa. Trên đường trở về cung điện, Ngài trông thấy một tu sĩ đang bước đi một cách thong dong trên đường phố, và Ngài đã quyết định rời khỏi cung điện để đi tìm giải pháp cho vấn đề đau khổ của cuộc đời. Trong đêm khuya Ngài lặng lẽ từ giã vợ con mà không đánh thức họ, rồi phi ngựa đến một khu rừng, nơi đó Ngài đã dùng gươm cắt tóc và thay bộ trang phục vua chúa bằng một chiếc áo tu sĩ đơn sơ. Đó là năm Ngài 29 tuổi, (595 BC).

Với hành vi này, Thái tử Tất Đạt Đa đã gia nhập vào hạng người từ bỏ xã hội Ấn Độ để tìm giải thoát. Thái tử đã tìm đến học hỏi với nhiều vị thầy khác nhau, từ những vị theo chủ nghĩa duy vật, cho đến những người theo chủ nghĩa lý tưởng và phái ngụy biện. Từ rừng núi đến thị thành, đâu đâu cũng sôi nổi với những cuộc tranh luận và triết lý. Sau cùng Thái tử đã theo học hai vị Thầy nổi tiếng, vị thứ nhất là Đạo Sư Alara-Kalama, thuộc phái Samkhya (phái Số luận), đang có ba trăm đệ tử theo tu học. Với vị này, Thái tử đã học và đắc ngũ thần thông, đạt đến bậc thiền Vô Sở Hữu Xứ. Nhưng sau đó dù Đạo SưArada Kalama mời Ngài ở lại để dạy đạo như một người đồng đẳng với ông, nhưng Ngài thấy đây không phải là pháp giải thoát tối hậu, nên Ngài đã ra đi. Ngài đến học với vị thầy thứ hai là Đạo SưUddaka Ramaputta (Uất-đầu-lam-phất), người đang có 700 đệ-tử theo học. Sau vài ngày tu học, Ngài đã chứng được tầng thiền Phi-tưởng phi-phi-tưởng. Nhưng đây không phải là con đường giải thoát sinh tử khổ đau, và Tất Đạt Đa cũng đã quyết định từ giả vị thầy này.

Trong sáu năm, Thái tử Tất Đạt Đa cùng với năm người bạn Kiều Trần Như cùng tu khổ hạnh và thiền định, chỉ ăn một hạt cơm mỗi ngày, lấy tâm trí thi đua với thể xác, và chỉ còn da bọc xương. Khi Ngài quyết định dùng nhiều thực phẩm hơn và không áp dụng pháp tu khổ hạnh nữa, năm người bạn kia đã từ bỏ Ngài. Ngài đến một ngôi làng để khất thực, ở đó một cô gái tên là Sujata mời Ngài dùng một bát cháo sữa với mật ong. Khi sức khỏe phục hồi, Ngài xuống tắm dưới sông Nairanjana (Ni Liên Thiền) rồi ngồi thiền dưới cội Bồ Đề, trên một tấm tọa cụ làm bằng cỏ kusha. Ngài ngồi đó sau khi đã nghe tất cả các vị thầy, học tất cả những kinh sách và thực hành tất cả pháp môn, bây giờ không có gì vướng bận, không có ai để nương tựa, không có nơi nào để đi nữa. Ngài thiền tọa bất động và cương quyết như một quả núi, cho đến bảy ngày sau, Ngài mở mắt ra, trông thấy sao mai vừa mọc trên bầu trời và Ngài hiểu ra rằng mình đã tìm ra cái chưa bao giờ mất, dù là đối với Ngài hay bất cứ một người nào khác trên thế gian này. Vì vậy không có gì để chứng đắc, không có gì để tìm kiếm nữa.

Ngài nói: “Điều kỳ diệu nhất là sự giác ngộ này vốn là chân tánh của chúng sanh, nhưng họ lại không an lạc vì thiếu nó”. Vậy Thái tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ vào năm ba mươi lăm tuổi (589 BC) và trở thành một vị Phật, tức đấng giác ngộ, được tôn vinh là Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), tức là nhà hiền triết thuộc bộ tộc Thích Ca.

Trong bảy tuần lễ sau đó, Đức Phật thọ hưởng pháp lạc tự tại giải thoát của chính mình. Lúc đầu Ngài không có ý định nói về sự chứng ngộ của mình, vì Ngài thấy đây là điều khó hiểu đối với phần lớn loài người, nhưng khi Phạm Thiên (Brahma), vị vua của ba ngàn thế giới, thỉnh cầu Ngài thuyết pháp, vì cũng có những người :’’mắt chỉ bị mờ một chút mà thôi”. Đức Thế Tôn đã chấp thuận.

Hai vị thầy của Đức Phật, Udaka và Ramaputra đều đã qua đời trước đó mấy ngày, vì vậy Ngài đi tìm năm người bạn đồng tu khổ hạnh mà trước kia đã rời bỏ mình. Khi thấy Ngài đi tới Vườn Nai ở thành Ba La Nại (Benares), họ làm lơ với Ngài, vì Ngài đã không tiếp tục thực hành khổ hạnh với họ. Nhưng rồi họ thấy có một cái gì tỏa sáng trong sự hiện diện của Ngài, họ đứng lên, sửa soạn chỗ ngồi và lấy nước cho Ngài rửa chân, rồi ngồi xuống nghe Ngài thuyết pháp. Đó là bài pháp đầu tiên của Đức Phật. Đức Phật đã nói bài pháp Tứ Diệu Đế cho các vị này.

Trong Tứ Diệu Đế của Đức Phật, chân lý thứ nhất, Khổ đế, nói rằng bản chất của cuộc đời này là đau khổ và không thỏa mãn, ngay cả những lúc hạnh phúc cũng có mầm móng của khổ đau nếu chúng tabám giữ vào chúng, hay khi chúng đã đi vào ký ức, chúng vẫn bóp méo hiện tại vì tâm trí của chúng tacố gắng dựng lại quá khứ một cách tuyệt vọng. Giáo lý của Đức Phật dựa trên sự quan sát trực tiếp đời sống, và là lời phê bình cấp tiến đối với lối suy nghĩ mơ mộng cũng như vô số những lối thoát ly, như chủ nghĩa không tưởng chính trị, môn tâm lý trị liệu, chủ nghĩa hưởng lạc, hay thuyết cứu rỗi hữu thầncủa thần bí học, đây là điểm chính yếu phân biệt giữa Phật giáo với đa số những tôn giáo khác trên thế giới. Khổ là chân lý thứ nhất và là nền móng để hiểu một cách trọn vẹn chứ không phải để trốn tránhhay để giải thích. Kinh nghiêm về sự khổ, về sự hoạt động của tâm trí, đưa đến chân lý thứ hai là Nguyên Nhân của Khổ (Tập Đế), thường được mô tả là tham muốn lạc thú, nhưng cũng được giải thíchmột cách căn bản hơn là bám giữ vào sự sống hoặc sự không hiện hữu, tức chấp có và chấp không. Việc nghiên cứu tính chất của sự tham muốn này dẫn đến tâm điểm của chân lý thứ hai, đó là ý tưởngtự ngã hay cái ta, với tất cả những điều mong cầu và những điều lo sợ của nó, và chỉ khi nào hiểu đúng về tự ngã này và thấy nó không có tự tính, không có thật một cách vĩnh cữu), thì mới có thể hiểu chân lýthứ ba, sự diệt khổ (Diệt Đế). Năm tu sĩ nghe bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật ở Vườn Nai trở thành hạt nhân của cộng đồng các tu sĩ PG, tức là Tăng Đoàn (Sangha), là những người đi theo con đường mà Đức Phật đã trình bày trong chân lý thứ tư, con đường đưa đến sự diệt khổ (Đạo Đế), đó là Bát Chánh Đạo, chân chánh trong tám phương diện: ý kiến, ý nghĩ, lời nói, hành vi, nghề nghiệp, nỗ lực, ý thức và thiền định. Các tu sĩ Phật Giáo, tức Tỳ Kheo (Bikkhu), sống rất đơn giản, chỉ có một bình bát, một cái áo, một cây kim, một cái lọc nước, một con dao cạo đầu, đó là dấu hiệu của sự ly gia cắt ái. Họ đi khắp miền đông bắc Ấn Độ, hành thiền một mình hay trong những nhóm nhỏ và khất thực.

Tuy nhiên giáo lý của Đức Phật không chỉ dành cho đoàn thể các tu sĩ, Ngài đã dạy họ truyền bá giáo lýcho mọi người “Này các Tỳ kheo, hãy lên đường, đi khắp nơi vì lợi lạc, vì hạnh phúc của số đông, do lòng từ bi đối với đời, vì lợi lạc và hạnh phúc của trời và người”.

Trong bốn mươi lăm năm, Đức Phật đã đi qua những thôn làng và những thành phố của Ấn Độ, nói bằng ngôn ngữ phổ thông, dùng những lối nói giản dị mà ai cũng có thể hiểu. Ngài dạy dân làng thực hành chánh niệm trong khi kéo nước giếng, và khi một bà mẹ đau khổ ôm xác một đứa con đến xin Ngài cứu cho nó sống lại, Ngài đã không làm một phép lạ mà bảo bà ta mang về cho Ngài một nắm hạt cải của một nhà nào đó không có ai chết trước đó. Sau khi đi tìm, bà ta trở về tay không, nhưng hiểu ra một sự thật rằng cái chết đến với tất cả mọi người.

Khi được nghe nói đến Đức Phật, từ phú gia đến các bậc vua chúa đều phát tâm cúng dường những khu vườn ngự uyển để xây dựng tinh xá. Đức Phật tiếp nhận những khu vườn này, nhưng Ngài vẫn tiếp tục sống như mình đã từng sống từ năm hai mươi chín tuổi: một tu sĩ khất thực và thiền định dưới gốc cây. Bây giờ chỉ có một điều khác là gần như mỗi ngày sau khi thọ trai vào giữa trưa Ngài thuyết pháp. Không có một bài pháp nào được ghi chép lại trong khi Ngài còn tại thế.

Năm 544 (Trước Tây lịch), Đức Phật nhập Niết Bàn tại thành Câu Thi Na (Kusinagar) ở tuổi tám mươi sau khi ăn một bữa ăn có nấm. Trong số những người tu tập bên cạnh Đức Phật có những người đau buồn. Đức Phật nằm giữa hai cây Sala, đầu hướng về phương bắc, mình nghiêng về bên phải, bàn tay phải để ngửa lót dưới mặt, tay trái để xuôi trên hông trái, chân trái nằm dài trên chân phải, hơi thở nhẹ nhàng đều đặn. Ngài nhắc với các đệ tử rằng mọi vật đều vô thường và khuyên họ hãy nương tựa vào chính mình và vào giáo pháp. Ngài hỏi có ai muốn hỏi điều gì lần cuối cùng thì hỏi. Sau đó Ngài nói lời di chúc cuối cùng: “Này các đệ tử, hãy nghe Như Lai nói đây: Vạn pháp vô thường, có sinh thì có diệt. Các thầy hãy tinh tấn lên để đạt tới giải thoát”.

Vào mùa mưa đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt, năm trăm đệ tử Tỳ Kheo hội họp tại một hang núigần thành Vương Xá để ôn tụng lại những lời dạy của Ngài. Tại cuộc kiết tập Kinh Điển lần thứ nhất này, Tôn giả A Nan, vốn là thị giả của Đức Phật, được mời nói lại tất cả những bài thuyết pháp của Phật mà mình đã nghe. Tôn giả Ưu Ba Ly ôn tụng lại các giới điều của tu sĩ, còn Ngài Đại Ca Diếp thì nhắc lại Luận Tạng, gồm những điều nói về tâm lý và siêu hình học Phật Giáo. Ba loại sưu tập này được viết trên lá bối vài thế kỷ sau đó và được gọi là “Tripitaka” tức là Tam Tạng Kinh Điển, đã trở thành những giáo lý cốt lõi cho tất cả những giáo điển nhà Phật ngày nay…..

(Cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, những điều đặc biệt trong quá trình tu tập, đạt chánh quả, hành trình giác ngộ của Ngài…sẽ được Phatgiao.org.vn đăng tải trên các bản tin tiếp theo. Kính mời độc giả, các đạo hữu đón đọc).

Nguồn: Tổng hợp từ tư liệu của Bảo tháp Mandala Tây Thiên và cuốn sách “Lịch sử Phật giáo Hoa Kỳ”, tác giả là Rick Fields, dịch giả là Tỳ kheo Thích Nguyên Tạng.

https://phatgiao.org.vn/duc-phat-la-ai-va-duc-phat-co-phai-la-thuong-de-khong-d32354.html

Phật Giáo

Lễ Khai Pháp An cư Kiết hạ PL.2564 tại Hải Dương

Kiến thức 11:58 09/07/2020

Sáng ngày 09/7/2020 (nhằm ngày 19/5/Canh tý), tại trụ sở GHPGVN tỉnh Hải Dương, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hải Dương đã trang nghiêm tổ chức lễ khai pháp theo thông lệ hằng năm của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hải Dương.

HT.Thích Thánh Nghiêm: Cuộc sống cuối đời của tôi thực sự vô cùng thanh thản

Kiến thức 09:26 09/07/2020

Trong khoảng thời gian cuối của cuộc đời mình, đã không còn bất cứ một việc gì có thể ràng buộc được tôi, khiến cho tôi phải phiền lòng suy nghĩ. Bởi những việc tôi có thể làm thì đã làm xong, những việc không cần thiết hoặc là không cần làm, thì sẽ không còn phải bận tâm nhiều đến nữa.

Chiếc hộp bí ẩn đựng hài cốt hỏa táng của Đức Phật

Kiến thức 09:13 09/07/2020

Các nhà khảo cổ học phát hiện những mảnh xương có niên đại hơn 1.000 năm được cho là của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được táng trong quan tài rất nhỏ bằng vàng cất giấu trong hầm mộ dưới lòng đất tại Cam Túc, Trung Quốc.

Kiếp là gì?

Kiến thức 09:11 09/07/2020

Sách Phật nói kiếp, nếu không nói rõ thì thường chỉ cho đại kiếp. Trong chúng sinh ở ba giới này, dục giới, sắc giới và vô sắc giới, thọ mệnh chúng sinh ngắn nhất là sinh ra chết liền.

Từ điển Phật học

NGÔ ĐÌNH THỤC - ÔNG HOÀNG KI-TÔ GIÁO DƯỚI THỜI DIỆM-NHU

Ngô Đình Thục là anh thứ hai trong gia đình Ngô Đình Diệm và là một linh mục ki-tô giáo La Mã. Chính Thục là người có công lớn nhất trong việc đưa Diệm lọt vào mắt xanh của người Mỹ, qua đó trở thành tổng thống của nền cộng hòa đệ nhất. Với công trạng này, cộng thêm việc là một linh mục trung thành cẩn cẩn với Vatican, năm 1960, Thục trở thành tổng giám mục đầu tiên của tổng giáo phận Huế. Từ đây, dòng họ nhà Ngô trở thành một gia tộc toàn trị ở Nam Việt Nam, với Diệm giữ chức tổng thống, Nhu là người đứng đầu ngành tình báo và an ninh, còn Thục trở thành lãnh tụ tinh thần của giáo hội ki-tô La Mã Việt Nam.

Tham vọng của Thục là trở thành vị hồng y đầu tiên của giáo hội ki-tô La Mã Việt Nam. Muốn vậy ông ta phải nhanh chóng biến nó trở thành quốc giáo ở Việt Nam. Với uy quyền của chức tổng giám mục, lại là anh trai của tổng thống, Thục đã nhanh chóng củng cố tổng giáo phận Huế thông qua việc xây mới nhà thờ phủ Cam, Trùng tu Tòa giám mục và Nhà chung, Sửa sang đại Chủng viện Phú Xuân Huế, Thành lập Liên chủng viện cho toàn tổng giáo phận Huế, thành lập Dòng mến thánh giá Huế, trùng tu và tôn tạo thánh địa La Vang...
Ngoài mục vụ giáo hội, Thục còn can dự trắng trợn vào công việc chính trị của VNCH. Ông ta can dự vào nhiều vụ dàn xếp, mua quan bán chức trong chính giới. Thậm chí ông ta còn lấy tư cách anh Tổng thống để ra lệnh mở kho tài sản quốc gia để lấy vật liệu xây dựng xây các công trình nhà thờ. Giới linh mục cũng theo đó mà lộng hành, người dân có việc không tới chính quyền mà ra thẳng nhà thờ xin xỏ. Và chỉ cần có vị linh mục phê vào lá đơn là đại diện chính quyền phải chấp hành răm rắp. Khi còn là Giám mục cai quản tông tòa Vĩnh Long, tới cuối tuần là quan chức VNCH lại lũ lượt từ Huế hành hương về Vĩnh Long để "thỉnh an cha", Diệm-Nhu đều biết nhưng vì Thục là huynh lại là đức cha nên cũng không tiện nhắc nhở.

Tháng 05/1963, Thục kỉ niệm 25 được thụ phong linh mục. Trùng thời gian này lại là đại lễ Phật đản lần thứ 2507. Là tổng giám mục quyền lực nhất nước, lại là anh trai của tổng thống, Thục cảm thấy bị sỉ nhục khi không nhận được điện văn chúc mừng của các Thượng tọa Phật giáo tại Huế. Để trả thù, cha Thục dùng tình huynh đệ can thiệp với chính quyền Diệm ra lệnh cấm treo cờ Phật trong ngày Phật Đản với lý do "chỉ có quốc kỳ mới được treo nơi công cộng”. Bắt đầu từ đây, sự kiện "Pháp nạn Phật giáo 1963" bắt đầu bùng nổ dẫn đến việc tự thiêu của ngài Thích Quảng Đức ngày 11/06/1963, giáng một đòn dư luận mạnh mẽ vào chế độ Diệm. Mấy tháng sau đó, liên tiếp xuất hiện các cuộc biểu tình. Những làn sóng dư luận mạnh mẽ do sự kiện Phật giáo gây ra ở trong nước và trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ đã là giọt nước tràn ly dẫn đến việc Mỹ cho lật đổ Diệm để tìm một “con ngựa” khác. Do vậy, có thể nói trong sự nghiệp của Diệm, thành cũng nhờ Thục mà bại cũng vì Thục.

Truyện rằng:
Có kẻ họ Ngô tên là Thục
Lấy thần quyền cai trị dân ta,
Tưởng đâu một nước cờ hay
Thành ra đại bại trắng tay cơ đồ.

Tấm áo hồng còn chưa kịp khoác
Đã vội vàng khoác chiếc áo tang,
Bởi vì giấc mộng "hồng y"
Làm cho huynh đệ cách ly dương trần.

Phút cuối đời ẩn trong tu viện
Có khi nào tự hỏi vì sao,
Ngô gia theo chúa mấy đời
Mà nay tan tác dòng đời lạc trôi?

Chúa nào cứu được bề tôi ?

Gieo nhân gặt quả tàn đời họ Ngô.

Nguyễn Phước Tùng

(TP.HCM, 09/07/2020)

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=726377201547881&set=gm.2649754198631567&type=3&theater&ifg=1

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và cận cảnh, văn bản cho biết 'LIFE'

Giê-su Tự Tát Vào Mõm Hắn - Jesus slapped himself in the face.

1/ Cái tát thứ nhất:

John 5: 31: “Nếu ta làm chứng cho chính ta, thì sự làm chứng của ta không đúng sự thật” (If I bear witness of myself, my witness is not true).

John 8 : 14: “Tuy ta tự làm chứng cho chính ta, nhưng sự làm chứng của ta đúng là sự thật” (Though I bear record of myself, yet my record is true).

2/ Cái tát thứ hai:

John 12: 47: “Và người nào nghe những lời ta nói mà không tin, ta sẽ không phán xét họ; vì ta xuống đây không phải để phán xét thế giới mà để cứu thế giới” (And if anyone hears my words and does not believe, I do not judge him; for I did not come to judge the world but to save the world).

John 9: 39: “Để phán xét ta đã xuống trần, và những người nào không nhìn thấy sẽ nhìn thấy, và những người nào nhìn thấy có thể bị làm cho mù” (For judgment I have come into this world, and those who do not see may see, and that those who see may be made blind).

…..

Hắn vừa nói A = A
Ngay sau đó lại nói A!= A

Hèn gì mà tụi quạ đen, mấy thằng Giáo hoàng, linh mục, giám mục đều tráo trở như DêSu mà không hề đỏ mặt! Sau đây là hai thí dụ điển hình:

1/ Giáo hoàng Francis (Phanxico) lên án mạnh mẽ phá thai:

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2014/01/140114_francis_abortion_remark

2/ Giáo hoàng Francis tuyên bố các linh mục Thiên Chúa giáo sẽ được phép tha thứ cho những phụ nữ phá thai và cả bác sĩ thực hiện việc này:

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/09/150901_pope_francis_abortion_forgive

_87264971_jesus_bbc



Cái Mõm Hay Nguyền Rủa Và Vô Học Của Giê-su - The habit of cursing Jesus

Matthew 18:6: Nếu ai làm cho một trong những đứa trẻ đã tin Ta phạm tội, thì tốt hơn cho hắn là buộc một cối đá vào cổ hắn và ném hắn xuống đáy biển cho chết đuối.

(But whoever causes one of these little ones who believe inme to sin, it would be better for him if a millstone were hung around his neck, and he were drowned in the depth of the sea).
Kết quả hình ảnh cho hình chúa bị đóng đinh