Liên hệ đầu tiên của Ấn Độ với Thiên Chúa giáo bắt đầu khi Vasco da Gama từ Bồ Đào Nha đã đổ bộ với các tàu chiến và các linh mục năm 1498 . Những người mới đến không những là người buôn bán mà còn mộđạo Kitô theo lệnh của Đức Giáo Hoàng: "... để xâm chiếm, chinh phục, và đô hộ các quốc gia đang ở dưới những kẻ thù của Chúa Kitô, như Saracens (người Hồi giáo đã chiến đấu chống lại quân Thập tự chinh Thiên chúa giáo thời Trung cổ) hoặc Pagan (ngoại đạo)... "
Người dân Ấn đã bị bắt buộc phải cải đạo hay bị tra tấn và giết chết. Hàng ngàn người đã phải chạy trốn khỏi Goa để gìn giữ văn hoá và tín ngưỡng tôn giáo của họ.
Sử gia Gaspar Correa đã mô tả những gì Vasco da Gama đã làm như sau: "Khi các người Ấn Độ đã bị xử tử như vậy, ông ta ra lệnh đánh gãy răng của họ với gậy và đẩy chúng xuống cổ họng; sau khi họ được đặt lên tàu, chất chồng lên nhau, trộn lẫn với các giòng máu chảy từ họ, ông đã ra lệnh trải chiếu và lá khô lên trên các tử thi, cho các tàu tiến vào bờ và các tàu bị đốt cháy ... Trước khi giết và đốt các người Ấn vô tội, ông đã ra lệnh chặt tay, tai và mũi họ."
"Khi Zamorin (lãnh tụ của dân Ấn) gửi một người Bà La Môn đến cầu hòa với Vasco, ông ta bị cắt đôi môi và hai tai. Đôi tai của một con chó đã được khâu vào và người Bà La Môn này được gửi trở lại cho Zamorin trong tình trạng đó. Người Bà La Môn đó ... đã mang theo ba chàng trai trẻ, hai người con trai và một cháu trai. Họ bị treo cổ trên sàn tàu và thi thể của họ được gửi vào bờ. "
Francis Xavier, một linh mục dòng Tên (Jesuit), đã đến ngay sau Vasco da Gama, với quyết tâm nhổ Ấn Độ giáo ra khỏi đất Ấn Độ và thay thế bằng đạo Kitô. Những lời nói và việc làm của ông ta đã được ghi lại trong nhiều tiểu sử của ông. Francis Xavier đã viết về nhà:
"Ngay khi tôi đến ở bất kỳ làng ngoại đạo nào, khi tất cả được rửa tội, tôi ra lệnh phá hủy tất cả các đền thờ thần tượng của họ và tất cả các thần tượng bị vỡ ra từng mảnh. Tôi không thể nói hết với bạn niềm vui mà tôi cảm thấy khi nhìn thấy điều này xảy ra. Giáo Hội đã có một cách đặc biệt để đối phó với các người Ấn đã cải đạo nhưng bị nghi ngờ là không theo nghi lễ Thiên chúa giáo với thành khẩn và nhiệt tình, hoặc thậm chí thực hành bí mật đức tin cũ của họ; những thủ phạm sẽ bị theo dõi và bị thiêu sống"[1].
Xavier lập một Toà án dị giáo, được ghi nhận bởi các sử gia là kinh khủng và man rợ hơn bất kỳ toà án nào trước đó. Hàng ngàn người đã bị tra tấn, bị cắt xẻo và bị giết. Hàng ngàn người đã phải chạy trốn khỏi Goa để giữ văn hóa và tôn giáo truyền thống của họ.
Có từ 600 đến 1000 ngôi đền Ấn Độ giáo và đền thờ đã bị phá hủy, nhưng nhiều người xem những con số này hơi thấp [2]. Nhiều loại tra tấn tàn bạo đã được sử dụng bởi các quan toà án dị giáo, chẳng hạn như cắt xẻo các bộ phận cơ thể, tra tấn bằng lửa và chết đuối. Chi tiết của các tra tấn này quá khủng khiếp và kinh khủng với bất kỳ người lành mạnh nào: "Trẻ em bị đánh đập và từ từ bị cắt xẻo trước mặt cha mẹ chúng và mí mắt của họ đã bị cắt để đảm bảo họ thấy hết tất cả. Các tứ chi đã được cắt bỏ một cách cẩn thận, vì vậy mà một người vẫn còn tỉnh táo ngay cả khi tất cả những gì còn lại chỉ là thân mình và đầu"[3].
Tổng giám mụccủa xứ Evora ở Bồ Đào Nha cuối cùng đã công nhận rằng toà án dị giáo là một tòa án nổi tiếng xấu nhưng không có nơi nào ghê rợn bằng tòa án ở Goa [4].
Không ai biết chính xác số lượng người dân thành Goa bị tra tấn một cách ác độc như vậy; ước tính thấp là hàng chục ngàn người, ước tính cao là hàng trăm ngàn, thậm chí có thể nhiều hơn nữa. Các man rợ của các toà án dị giáo tiếp tục từ 1560 cho đến một thời gian nghỉ ngắn vào năm 1774, nhưng bốn năm sau, toà án dị giáo lại xuất hiện một lần nữa và nó tiếp tục không ngừng cho đến 1812. Toà án dị giáo tại Goa đã hoạt động hơn 250 năm. Tại thời điểm đó, vào năm 1812, người Anh đã áp lực người Bồ Đào Nha phải chấm dứt sự khủng bố của Toà án dị giáo và sự hiện diện của quân đội Anh tại Goa đã làm cho người Bồ phải theo ý muốn của người Anh [5].
Tiến sĩ Trasta Breganka Kunha, một người Công Giáo ở Goa, viết: "Mặc dù tất cả các cắt xén và che giấu của lịch sử, vẫn là một sự thực không thể nghi ngờ được rằng việc cải đạo người Goa là do những phương pháp tàn bạo bởi người Bồ Đào Nha để thiết lập nền đô hộ của họ. Kết quả của bạo lực này là những đặc tính của dân tộc Ấn đã bị phá hủy. Công tác truyền đạo Kitô ở Goa đã không bằng cách rao giảng về tôn giáo mà qua các phương pháp tàn bạo và áp lực. Nếu cần bằng chứng nào cho sự thực này, chúng ta có thể tìm được qua các sách pháp luật, các mệnh lệnh, báo cáo của các nhà cai trị địa phương vào thời kỳ đó và cũng từ những tài liệu đáng tin cậy nhất của chính giáo phái Kitô. "[6]
Một lễ kỷ niệm 500 năm của ngày Vasco de Gama đến Ấn Độ đã được đề xuất một cách hồ hởi nhưng đã bị ngừng lại bởi một liên minh đáng ngạc nhiên của người Ấn độ giáo, Hồi giáo, các người tả khuynh và bảo vệ môi trường.
Frances Xavier thường được gọi là 'Thánh Francis Xavier’ và ''Thánh bảo trợ của phương Đông". Ông vẫn còn được thờ, cầu nguyện và vinh danh là đại diện thuần khiết của Chúa Giêsu và Tin Mừng bởi các tín đồ Kitô trên khắp thế giới. Có vô số các bệnh viện, trường học, và các tổ chức khác ở Ấn Độ mang tên ông. Thậm chí ngày nay Tổng giáo phận Goa còn huyênh hoang tự hào: "Chương sử vẻ vang của sự mở rộng của Giáo hội Công giáo ở phía đông có thể được cho là đã bắt đầu sau khi người châu Âu phát hiện những tuyến đường biển đến Ấn Độ vào năm 1498. Điều này đã giúp mang các linh mục châu Âu đến những vùng đất này; một trong số họ là Thánh Francis Xavier, tông đồ vĩ đại của phương Đông và người bảo trợ của các đoàn truyền giáo. Goa có đặc quyền là điểm xuất phát khi Ngài làm việc cho Hội Thánh, và là nơi mà nấm mồ thiêng liêng của Ngài vẫn còn được bảo tồn. Goa được gọi là "La Mã của phương Đông" do vai trò trung tâm của nó trong phúc âm hóa phương Đông" [7].
Ngày nay các chiến thuật Kitô giáo đã thay đổi, nhưng tiền đề cơ bản của họ rằng 'Thiên Chúa giáo là tôn giáo chân thật duy nhất' làm vô hiệu tất cả các nỗ lực tuyên truyền của họ là khoan dung và yêu thương. Thực tế là Kitô giáo đã không thay đổi thần học của nó, chỉ có thay đổi kỹ thuật cải đạo. Những nhà truyền đạo Chúa đang sử dụng một tài sản lớn (nhiều tỷ đô la Mỹ) để tuyên truyền. Họ hoạt động tại Ấn Độ dưới chiêu bài giúp người bị áp bức, bị bệnh và yếu hèn.
Trong thực tế, mục đích vẫn giống nhau - để cải đạo tất cả theo Thiên Chúa giáo và phá hủy tất cả các nền văn hóa và tôn giáo khác nằm trên đường đi. Không cần tấn công, lạm dụng, hoặc lên án các tôn giáo ngoài Kitô giáo. Sự thật đơn giản là người truyền đạo Kitô sử dụng láo khoét, dối trá, và đạo đức giả. Cải tiến xã hội chỉ là một ngụy trang cho việc cải đạo và việc phá hủy tất cả các tôn giáo và văn hóa bản địa.
Tại sao các nhà truyền đạo Chúa muốn cải đạo người khác? Bởi vì đó là bản chất của các tôn giáo độc quyền (Hồi giáo, Thiên chúa giáo và Tin lành) để cố gắng làm cho mọi người giống như họ về phương diện tôn giáo. Họ không cần đa nguyên hoặc tôn trọng các tôn giáo khác; trong thực tế họ rất coi thường các tôn giáo khác. Hơn nữa, niềm tin độc quyền và thái độ này đến thẳng từ “miệng của con ngựa”, từ các thánh kinh của họ. Ví dụ, trong Kinh Thánh Matthew 28:19-20, Mark 16:15-16, Luca 24:46-47 mọi tín đồ Kitô được lệnh cải đạo người khác và bổn phận của mọi tín đồ Kitô là vâng lời các lệnh của Kinh Thánh.
Nhìn qua các hoạt động của họ ở Ấn Độ rõ ràng cho thấy các nhà truyền đạo Chúa bôi nhọ Ấn độ giáo và cho là tà giáo mỗi ngày. Ấn Độ giáo được xem là đồng nghĩa với thờ cúng ma quỷ và người Ấn giáo được mô tả là ngoại đạo, làm việc cho ma quỷ, và như các người mất linh hồn đang đi thẳng vào địa ngục.
Cho đến ngày nay Ấn Độ mới bắt đầu nhận ra những người truyền đạo Kitô thực sự như thế nào. Điều này được chứng minh ở các tiểu bang như Nagaland, Mizoram, Assam, Arunachal Pradesh và các khu vực khác ở Đông Bắc Ấn Độ. Ngay sau khi đạo Kitô trở thành đa số trong một khu vực, họ gieo nọc độc của thù hận và xung đột, biến người trong gia đình chống lại người trong gia đình, dân làng chống lại dân làng. Họ còn kích động người theo Kitô giáo đòi tự trị và lập một quốc gia theo đạo Kitô. Ngay sau khi có người bị cải đạo, họ liền được khuyến khích bôi nhọ mạnh mẽ và công khai văn hóa và truyền thống trước đây của họ và tất cả mọi thứ liên quan.
Điều này làm phá vỡ toàn bộ cộng đồng và các hoạt động bình thường của xã hội và kinh tế.
Dân quân Kitô trong nhiều tỉnh ở Đông Bắc Ấn Độ đã buộc người dân ngoại đạo hoặc là cải đạo sang Thiên Chúa giáo hoặc bị hình phạt tử hình. Với cái chết trước mặt họ, hầu hết các người lớn đã chạy trốn khỏi làng để khỏi bị tra tấn, dẫn đến sự phá vỡ các hoạt động nông nghiệp. Các nhà lảnh đạo Phật giáo của các bang Assam và Arunachal Pradesh đã mạnh mẽ lên án cuộc tàn sát ghê tởm của các dân quân đối với các Phật tử yêu chuộng hoà bình và những bộ lạc theo tôn giáo của họ.
Vì người Ấn Độ bây giờ mới biết những gì các người Kitô đang làm, đây là thời điểm để có một số biện pháp nghiêm chỉnh chống tuyên truyền Kitô và truyền niềm tự hào cho mỗi người Ấn Độ trên toàn quốc về một quá khứ vẻ vang và một di sản Vệ Đà đáng quý.
KẾT LUẬN
Các người theo đạo Kitô luôn luôn miêu tả các nền văn minh không phải Kitô là đi thụt lùi, kém phát triển, mê tín dị đoan, và man rợ. Thực sự nguyên nhân của tất cả những lời chỉ trích này là vì những nền văn hóa bản địa không chấp nhận Chúa Giêsu, Thánh Kinh và lối sống phương Tây của họ. Vì vậy theo các tín đồ Kitô, các nền văn hóa này cần sự giúp đỡ của họ. Trong thực tế họ hăng say tiêu diệt bất kỳ quan niệm hữu thần nào khác ngoài Thiên Chúa giáo hoặc đền thờ nào không phải là một nhà thờ Kitô; những điều này cho thấy rằng những người truyền đạo thực sự mới đầy tính chất của người man rợ.
Nói chung các nền văn hóa bản địa thật sự tốt hơn trước khi Kitô giáo đến, vì Kitô không có gì tốt hơn cho người bản xứ. Trong thực tế, các nền văn hóa này đã bị tiêu diệt, lịch sử của họ bị xoá hoàn toàn, truyền thống văn hóa của họ bị loại trừ, các tôn giáo cũ của họ bị phá hủy và họ đã có nhiều hạnh phúc hơn trước khi đạo Kitô xuất hiện.
Đã có nhiều sửa đổi những lời dạy của Chúa Giêsu kể từ khi bắt đầu khoảng 2000 năm trước. Nhưng cho đến khi nào những giáo lý bài ngoại và chống thần tượng của Kinh Thánh được sửa đổi, các hoạt động truyền giáo cũng sẽ mang lại những kết quả thảm khốc tương tự. Như được dạy trong Kinh Thánh, 'chúng ta có thể biết một cây bằng trái của nó’, những nhà truyền giáo cần phải chấp nhận một nền thần học đa nguyên hơn, công nhận thần thánh trong các tôn giáo khác và các đóng góp của các nền văn hóa khác. Họ phải nhận ra rằng họ không phải là con đường duy nhất của sự cứu rỗi. Cho đến khi những điều này được sửa đổi, các nỗ lực truyền đạo để phụng sự Chúa Giêsu là những việc không tốt và trái với đạo đức. Nếu không, trong thời hiện đại, các hoạt động truyền đạo trên toàn thế giới phải bị lên án, vì chúng tìm cách tiêu diệt các nền văn hóa và tôn giáo bản địa. Các người truyền đạo cần phải được theo dõi và các hoạt động truyền giáo cần phải được xem xét lại.
chú thích:
[1] Paul William Roberts, Vương quốc của Linh hồn, vài hành trình ở Ấn Độ - Empire of the Soul, Some Journeys in India (Riverhead Books, New York)
[2]
Lịch sử của gặp gở Ấn Độ giáo và Kitô giáo -History of Hindu-Christian Encounters, Sita Ram Goel, South Asia Books (tháng 7 năm 1990), ISBN
9990049173.
[3] Ibid.
[4] Empire of the Soul, Roberts William Paul (Harper Collins, 1999)
[5] Ibid.
[6] Sự xâm lược của Bồ Đào Nha – The Portuguese Invasion