Đạo Phật là tôn giáo duy nhất trên thế gian gọi các tín đồ của mình là những thiện trí thức, nghĩa là những con người đúng nghĩa là con người, và chủ trương con người có thể tự mình tu tập, giác ngộ như Phật. Đạo Chúa là tôn giáo duy nhất trên thế gian gọi các tín đồ của mình là một “đàn chiên” [a flock], cần phải được chăn dắt để sợ và thờ phụng cha con một ông Thượng đế “vô hình, không thể mô tả được, không thể hiểu được” ở trên trời (Theo sách National Catholic Almanac, 1968, trang 360, của Công Giáo: invisible, ineffable, and incomprehensible)
Vài Lời Nói Đầu:
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện một số bài của Ki Tô Giáo nhằm ba mục đích:
- Thứ nhất là so sánh Đức Phật với Chúa Giê-su, lẽ dĩ nhiên là phê bình tiêu cực Đức Phật và đề cao Giê-su. Tuyệt đại những phê bình so sánh này là dựa theo những quan điểm và thiên kiến cá nhân về sự hiểu biết rất nông cạn về Đức Phật, và sự đề cao Giê-su thuần túy dựa trên sự cuồng tín, tin tất cả vào những điều thuộc loại mê tín hoang đường của Ki Tô Giáo.
Chúng ta hãy đọc một luận điệu xuyên tạc Đức Phật của Tin Lành: “Phật Thích Ca giác ngộ để giải cứu những người ở trong thời ấy. Thái tử Sĩ Đạt Ta là một vị Thái tử, còn Phật Thích ca giác ngộ trở thành một nhà cách mạng trứ danh của Ấn Độ.” [Chẳng có Phật tử nào, dù thấp kém đến đâu, hiểu Đức Phật một cách quá hạn hẹp như vậy. Sự kiện Phật Giáo đã phát triển trên khắp thế giới trong suốt hơn 2500 năm và đang phát triển mạnh mẽ ở phương trời văn minh Âu Mỹ đã bác bỏ nhận định rất ấu trĩ trên của Tin Lành]
Và vẫn u mê ca tụng Chúa của họ:
“Còn Chúa Jêsus Christ là ai? Ngài từ đâu đến ? Và đến để làm gì ? Câu trả lời là: Chúa Jêsus Christ là Đức Chúa Trời cao cả, từ trời cao đến thế gian, đến để lên thập tự giá chuộc tội cho loài người.” [Tất cả những điều này đã bị các học giả bác bỏ từ vài trăm năm nay, và gần đây bởi chính Giáo hoàng John Paul II khi Ngài chính thức công nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết Tiến Hóa về nguồn gốc con người, bởi Giám mục Tin Lành John Shelby Spong trong bài “Giê-su như là đấng cứu chuộc: một hình ảnh cần phải xóa bỏ” [Jesus as a rescuer: An image that has to go], bởi Linh mục Công giáo James Kavanaugh trong bài “Huyền Thoại cứu rỗi” [The Salvation Myth]; và nhà Nữ thần học nổi tiếng của Công giáo, Uta Ranke-Heinemann, đã coi những lời ca tụng trên của Tin Lành là những chuyện trẻ con, cần phải dẹp bỏ trong cuốn “Hãy dẹp đi những chuyện trẻ con” (Putting Away Childish Things)].
Chúng ta cũng có thể đặt một câu hỏi: “Thế loài người đã có trên mặt đất từ bao giờ, và Chúa Giê-su leo lên thập giá để chuộc tội cho loài người khi nào, chuộc tội cho loài người sinh ra trước Giê-su hay là sinh ra sau Giê-su, và tội gì?” Chúng ta sẽ thấy, loài người còn tin vào sự chuộc tội của Giê-su thực sự chỉ là loài chiên mang hình người. Chúng ta hãy đọc thêm một câu thuộc loại mù quáng tin nhảm tin nhí của Tin Lành, những người có lẽ trong nhà chỉ có một cuốn sách duy nhất là cuốn Thánh Kinh nhưng chưa bao giờ mở ra đọc.
“Cho đến nay dù loài người văn minh, khôn ngoan tột đỉnh, cũng không ai tìm được một điểm nào mâu thuẫn hay ngụy tạo trong Kinh thánh. Trong khi đó, lần lần cục diện thế giới cứ tiếp tục ứng nghiệm theo lời Kinh thánh.
Ta thấy rõ ràng Kinh thánh tuyệt đối đáng tin, mà đã tin Kinh thánh thì tất cả những gì viết về Chúa Jêsus Christ là chân lý vĩnh cửu với thời gian và không gian.”
Hiển nhiên là người viết những điều vô nghĩa trên chỉ là viết bừa trong cơn mê sảng, vì không hề biết đến những cuốn nghiên cứu về Thánh Kinh như:
- “Cuốn Thánh Kinh Thuộc Loại Dâm Ô: Một Nghiên Cứu Bất Kính Về Tình Dục Trong Thánh Kinh” [The X-Rated Bible: An Irreverent Survey of Sex in the Scripture, AA Press, Austin, Texas, 1989] của Ben Edward Akerley: cuốn sách dày hơn 400 trang, liệt kê những chuyện tình dục dâm ô, loạn luân trong Thánh Kinh.
- “Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Thánh Kinh” [All The Obscenities in the Bible, Kas-mark Pub., MN, 1995] của Kasmar Gene: cuốn sách dày hơn 500 trang, liệt kê tất cả những chuyện tục tĩu, tàn bạo, giết người, loạn luân v..v.. (Human sacrifice, murder and violence, hatred, sex, incest, child cruelty etc..) trong Thánh Kinh.
- “Sách Chỉ Nam Về Thánh Kinh” [The Bible Handbook, AA Press, Ausrin, Texas, 1986] của W. P. Ball, G.W.Foote, John Bowden, Richard M. Smith ...: Liệt kê những mâu thuẫn (contradictions), vô nghĩa (absurdities), bạo tàn (atrocities) v..v.. trong Thánh Kinh.
- “Sách Hướng Dẫn Đọc Thánh Kinh Của Người Sống Lại [trong Chúa] Nhưng Hoài Nghi” [The Born Again Skeptic’s Guide To The Bible, Freedom From Religion Foundation, Wisconsin, 1979] của Bà Ruth Hurmence Green: Bình luận những chuyện tàn bạo, dâm ô, kỳ thị phái nữ trong Thánh Kinh.
- “Một Trăm Điều Mâu Thuẫn Trong Thánh Kinh” [One Hundred Contradictions in the Bible, The Truth Seeker Company, New York, 1922] của Marshall J. Gauvin: Liệt kê 100 điều mâu thuẫn trong Thánh Kinh.
- “Lột mặt nạ Thánh Kinh” [The Bible Unmasked, The Frethought Press Association, New York, 1941] của Joseph Lewis: đưa ra những sai lầm trong Thánh Kinh.
- “Thẩm Vấn Ki Tô Giáo” [Christianity Cross-Examined, Arbitrator Press, New York, 1941] của William Floyd: Phân tích từng quyển một trong Thánh Kinh.
- “Ki Tô Giáo Và Loạn Luân” [Christianity and Incest, Fortress Press, MN, 1992] của Annie Imbens & Ineke Jonker: Viết về Ki Tô Giáo và vấn đề loạn luân, những sự kiện về loạn luân và kỳ thị phái nữ bắt nguồn từ Thánh Kinh.
Xin nhớ rằng, những cuốn sách khảo cứu về Thánh Kinh như trên đã được phổ biến rộng rãi trên đất Mỹ, và Công Giáo cũng như Tin Lành, dù có nhiều quyền thế và tiền bạc, cũng không có cách nào dẹp bỏ những cuốn sách trên, hay đối thoại để phản bác, vì tất cả đều là sự thật. Nhưng Tin Lành luôn luôn cứ nhắm mắt ca tụng cuốn Thánh Kinh như con vẹt, vì thực ra họ chưa bao giờ đọc Kinh Thánh, cuốn sách mà bà Ruth Hermence Green, một tín đồ Ki Tô Giáo, sau khi đọc nó đã đề nghị phải cấm bán công khai, chỉ được bán dấu diếm dưới dưới quầy hàng như những cuốn sách khiêu dâm, và không được bán cho cho những thiếu niên dưới 18 tuổi.
- Thứ nhì là cố gắng diễn giải lắt léo Kinh Thánh với mục đích hòa hợp những gì viết trong Kinh Thánh với những khám phá của khoa học trong mấy trăm năm gần đây. Trong cả hai mục đích trên, tất cả chỉ là những ngụy biện mê tín tôn giáo phi khoa học cho nên không đáng để chúng ta phê bình, thảo luận.
- Và thứ ba là đi lấy những cái hay cái đẹp trong dân gian và Phật Giáo vơ vào cho Ki Tô Giáo một cách vô lêm sỉ, bất lương trí thức. Thí dụ như về quan niệm “sắc sắc không không” của Phật Giáo hay quan niệm về ông Trời trong dân gian.
Đây là những hình thức xâm lăng tôn giáo và xâm lăng văn hóa điên cuồng của Ki Tô Giáo ở Á Châu, khi Ki Tô Giáo đang phải đối diện với một sự suy thoái cao tốc hay “rơi tự do” (free fall) ở những phương trời văn minh Âu Mỹ, và trước sự phát triển mạnh mẽ của Phật Giáo trên toàn thế giới, nên hi vọng vớt vát lại ở Á Châu, một lục địa chiếm một phần ba dân số trên thế giới, nhưng nơi đây người dân còn biết rất ít về bản chất và thực chất của Ki Tô Giáo, cho nên rất dễ rơi vào vòng ngục tù tâm linh của họ. Nhưng hi vọng của họ cuối cùng cũng chỉ là vô vọng, vì không ai có thể ngăn chận được sự tiến bộ trí thức của nhân loại, đặc biệt là ở Á Châu. Chân lý Phật giáo hiển nhiên như trái đất quay chung quanh mặt trời. Cuối cùng thì, dựa theo lời của Galileo Galiei nói với giáo hoàng Urban VIII: Rồi cuối cùng mọi người sẽ biết sự thật, và không ai có thể chống được sự thật.
Trước những thủ đoạn bất lương trên của một số người trong Ki Tô Giáo, Công giáo cũng như Tin Lành, tôi nghĩ đã đến lúc tôi cần phải viết một bài đối chiếu giữa đạo Phật và đạo Chúa, điều mà tôi vẫn tránh từ trước tới nay, vì những độc giả không quen thuộc với những tiêu chuẩn trong lãnh vực học thuật có thể hiểu lầm là tôi cố ý phê bình tiêu cực Ki Tô Giáo và đề cao Phật Giáo. Để tránh sự hiểu lầm và những vu khống vô căn cứ như “chống đạo”, “phá đạo”, “gây chia rẽ tôn giáo”, hay ngu đần và thiếu học vấn hơn nữa là “làm tay sai cho Cộng sản” v…v…, tuyệt đại đa số những tài liệu tôi dùng trong bài viết này là của các bậc thức giả Tây phương, ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-Tô, tuyệt đối không có tài liệu nào của Phật Giáo nhận định về đạo Chúa, và cũng không có tài liệu nào của Cộng sản.
ĐẠO PHẬT - ĐẠO CHÚA ĐỐI CHIẾU
Không ai có thể đưa ra sự đối chiếu về mọi mặt của hai đạo đã từng xuất hiện trên thế gian từ 2500 năm hoặc 2000 năm trước. Do đó, bài viết này chỉ đối chiếu những nét chính trong bốn chủ đề như sau về cốt tủy của mỗi Đạo:
1. Căn Bản đức tin tôn giáo trong Đạo Phật và Đạo Chúa.
2. Về Đức Phật và Chúa Giê-su với tư cách là Giáo chủ của đạo Phật và đạo Chúa;
3. Giáo lý của Chúa và của Phật.
4. Đạo Phật và Đạo Chúa đã mang lại những phúc lợi gì cho nhân loại.
Sự so sánh đối chiếu này thuần túy nằm trong lãnh vực học thuật, nghĩa là dựa theo những công cuộc nghiên cứu nghiêm chỉnh về mỗi đạo của các bậc lãnh đạo, các học giả trí thức ở trong cũng như ở ngoài đạo, chứ không dựa theo niềm tin của các tín đồ ở dưới trong đạo Phật cũng như đạo Chúa, phần lớn không biết rõ về chính đạo mình theo. Và như vậy, tôi xin hoan hỉ đón nhận mọi phê bình hay phản bác đứng đắn, trí thức, dựa trên những tài liệu nghiên cứu, trên lịch sử, chú không dựa trên cảm tính hay những niềm tin cá nhân.
- I. Sự Khác Biệt Về Căn Bản Đức Tin Trong Đạo Phật Và Đạo Chúa:
a) Căn bản đức tin trong Phật Giáo nằm trong Kinh Nền Tảng Đức Tin, thường được biết là Kinh Phật thuyết cho người dân Kalama.
Sau đây là "Kinh Nền Tảng Đức Tin" của Phật Giáo, (Tỳ Kheo Thích Nhật Từ, Kinh Tụng Hằng Ngày, Đạo Phật Ngày Nay, Phật Lịch 2546, trang 98-99):
...Này các thiện nam tín nữ Ka-la-ma, nhân đây Như Lai sẽ giảng giải về 10 nền tảng của đức tin chân chánh:
- Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.
- Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.
- Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.
- Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.
- Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.
- Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.
- Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.
- Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.
- Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.
- Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết.
Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm, chỉ khi nào, sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy: "Lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán, nếu sống và thực hiện lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài" thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo.
Với Kinh Nền Tảng Đức Tin này, người đời bảo rằng Phật Giáo là đạo của trí tuệ quả nhiên không sai. Vì đây mới chính là nền tảng đức tin mà theo tôi, tuyệt vời nhất trong mọi nền tảng đức tin khác, vì nền tảng này đã tôn trọng phẩm giá và trí tuệ của con người đúng nghĩa là một con người. Kinh Nền Tảng Đức Tin, rất hợp với tinh thần khoa học và trình độ hiểu biết của nhân loại ngày nay, cho nên đã gây một cú “sốc” nặng trong giới trí thức Tây phương. Và Tây phương đã tỉnh thức qua sự phát triển mạnh mẽ của Phật Giáo trong thế giới Tây phương, một sự phát triển tự nhiên, không cần đến bất cứ thủ đoạn nào để thu nhặt tín đồ.
b) Căn bản những niềm tin chính trong Ki-Tô Giáo, đặc biệt là Công Giáo, được gói ghém trong bản Kinh Tin Kính của các Tông Đồ (Apostle's Creed) thường gọi tắt là Kinh Tin Kính, đặt ra khoảng năm 150. Trong thời đại đế Constantine, qua công đồng Nicene năm 325, kinh này được thêm vào vài đoạn nâng Chúa con Giêsu lên cùng hàng với Chúa Cha với những lời có tính cách huênh hoang mơ hồ, trống rỗng vô nghĩa như "Thần của Thần, ánh sáng của ánh sáng" (God of God, light of light) v..v.. Kinh này đưa đến một sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa giáo hội miền Đông và giáo hội miền Tây. Đến thế kỷ thứ 7, kinh này lại được thay đổi và thêm vào thuyết Chúa Ba Ngôi và nhiều điều hoang đường nữa, dài hơn kinh Tông đồ và kinh Nicene nhiều. Kinh này có tên là Kinh Tin Kính Athanasius. Vì kinh này dài và lủng củng nên chẳng có mấy ai đọc nó. Anh Giáo thường dùng kinh Nicene làm căn bản và Công Giáo dùng kinh Tông đồ làm căn bản. Trong sách Giáo Lý Công Giáo của Việt Nam chỉ có Kinh Tin Kính của Tông đồ chứ không có những kinh Nicene hay Athanasius.
Nguyên văn bản kinh như sau, chúng ta nên để ý rằng bản kinh bằng tiếng Việt (Sách Giáo Lý Công Giáo, nxb Zieleks, Texas, 1991, trg. 14) có vài chỗ không đúng với bản kinh bằng tiếng Anh.
Tôi tin kính Đức Chúa Trời là Cha phép tắc vô cùng
dựng nên trời đất.
Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu KiTô
là con một Đức Chúa Cha cũng là Chúa chúng tôi,
bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai,
sinh bởi bà Maria đồng trinh,
chịu nạn đời quan Phongxiô Philatô,
chịu đóng đanh trên cây thánh giá, chết và táng xác,
xuống ngục tổ tông,
ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại,
lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha phép tắc vô cùng;
ngày sau bởi trời lại xuống phán xét kẻ sống và kẻ chết.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần.
Tôi tin có Hội Thánh hằng có ở khắp thế này,
Các Thánh thông công.
Tôi tin phép tha tội.
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại.
Tôi tin hằng sống vậy. Amen.
Có vẻ như Kinh Tin Kính tiếng Việt ở trên pha trộn hai bản văn khác nhau, cũ và mới. Để cho vấn đề được rõ ràng và dễ bề so sánh, tôi xin đăng nguyên 2 văn bản tiếng Anh như sau. Những phần để trong dấu ngoặc cong (..), chữ màu xanh, là thuộc bản văn mới trong cuốn Catechism of the Catholic Church, xuất bản năm 1994, hoặc để thay một từ cũ (có gạch dưới), hoặc mới thêm vào. Còn những phần trong dấu ngoặc thẳng [..], chữ màu đỏ, là trong bản văn cũ được bỏ đi:
I believe in God the Father Almighty,
maker (creator) of heaven and earth
And in Jesus Christ, his only Son, our Lord
who (He) was conceived by (the power of) the Holy Spirit,
(and) born of the Virgin Mary;
(Jesus Christ) suffered under Pontitus Pilate,
was crucified, dead (died), and (was) burried;
he descended into hell
(on) the third day he rose again [from the dead];
he ascended into heaven
and sitteth (is seated) on (at) the right hand of
[God] the Father [Almighty]
from thence he shall (will) come (again)
to judge the living and the dead.
I believe in the Holy Spirit,
(I believe in) the holy catholic church,
[the communion of saints]
(I believe in) the forgiveness of sins,
(I believe in) the resurrection of the body,
(I believe in) [and the] life everlasting, Amen.
Với kiến thức của con người hiện nay, Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong đã viết một cuốn khảo luận nhan đề Tại Sao Ki Tô Giáo Phải Thay Đổi Hoặc Chết trong đó ông đưa ra một nhận định tổng quát về Kinh Tin Kính:
Những lời trong Kinh Tin Kính của các Tông đồ, và sau đó được khai triển thành Kinh Tin Kính Nicene, được nặn ra trong một thế giới quan mà ngày nay không còn hiện hữu. Thật vậy, thế giới quan này thật là xa lạ đối với thế giới mà tôi đang sống trong đó. Cách nhận thức thực tại khi những Kinh Tin Kính của Ki Tô Giáo được đề ra thì nay đã bị xóa sạch bởi sự phát triển hiểu biết của con người. [1]
Kinh Tin Kính trên rõ ràng là sản phẩm của một số người ở vài thế kỷ đầu, không hiểu gì về vũ trụ học, sinh học, di truyền học, sinh hóa học, cổ sinh vật học, địa chất học, vật lý học hiện đại v...v..., những môn học mới phát triển trong những thế kỷ gần đây. Ngoài ra, bản kinh này còn chứa nhiều điều mâu thuẫn, phi lý, hoang đường, chỉ hợp với những tín đồ đã bị điều kiện hóa, không có khả năng tự mình suy nghĩ. Cho nên những người ngày nay còn tin vào những điều trong Kinh Tin Kính là những người, theo nhận định của Mục sư Tin Lành Ernie Bringas, trong đầu có một khuyết tật, những hiểu biết của họ thuộc thế kỷ 17, hay nói khác đi, chỉ là những người mù lòa tin bướng tin càn.
Nhưng vấn đề chính ở đây không phải là Kinh Tin Kính chứa những niềm tin đã lỗi thời và không còn giá trị, mà Kinh đó đã chứng tỏ Ki Tô Giáo là tôn giáo của “đức tin”, một đức tin thuộc loại mê tín lỗi thời bất kể đến những tiến bộ trí thức của nhân loại. Thảm thay, đa số tín đồ Ki Tô Giáo vẫn còn tin vào những điều không còn giá trị trong Kinh Tin Kính. Then chốt của đạo Chúa là tin Giê-su thì sẽ được cứu rỗi, không tin thì sẽ bị đầy đọa hỏa ngục , như được viết trong một câu thuộc loại lừa bịp ngu xuẩn đần độn nhất trong Tân Ước, John 3: 16: “Thiên Chúa quá thương yêu thế gian đến nỗi ban Con duy nhất của Ngài, để những ai tin vào Người sẽ không bị luận phạt, nhưng được sống đời đời.”, vì câu này chỉ có thể áp dụng cho những người sinh sau Giê-su, mới cách đây gần 2000 năm, trong khi loài người đã xuất hiện trên trái đất ít ra là vài trăm ngàn năm, nếu không muốn nói là cả triệu năm.
Nói tóm lại, sự khác biệt giữa căn bản đức tin trong đạo Phật và đạo Chúa là ở hai cụm từ: “chớ vội tin” trong đạo Phật, và “tôi tin” trong đạo Chúa. Rõ ràng là: đạo Phật dựa vào trí tuệ, sự hiểu biết, sự kiểm chứng để đi đến đức tin, còn đạo Chúa dựa tất cả vào một đức tin thuộc loại tin bừa, không cần biết, không cần hiểu, không cần đến kiểm chứng, dù rằng những điều trong Kinh Tin Kính, theo Giám mục John Shelby Spong nhận định ở trên, nay đã bị xóa sạch bởi sự phát triển hiểu biết của con người [về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người. TCN]. Vì vậy đạo Chúa có nhiều tín đồ hơn đạo Phật. Trong dân gian, số người kém hiểu biết bao giờ cũng là số đông.
- II. Về Đức Phật và Chúa Giê-su với tư cách là Giáo chủ của đạo Phật và đạo Chúa.
Trước hết chúng ta cần biết một sự kiện: Đức Phật đúng thật là đấng đã sáng lập ra đạo Phật, còn Giê-su thì không phải là người sáng lập ra đạo Chúa. Tân Ước viết rất rõ, Giê-su tin rằng ngày tận thế đã gần kề, nên không hề có ý định thiết lập một đạo mà chúng ta gọi là “đạo Chúa” [Xin đọc Matthew 16: 27-28; Matthew 24:34; Mark 9: 1; Mark 13:30; Luke 21: 27, 32; và John 14: 3 trong Tân Ước]. Cho nên chúng ta không thể gọi Giê-su là “Giáo chủ” của đạo Chúa. Tuy nhiên, qua mánh mưu ngụy tạo thần học của các thượng phụ Ki Tô Giáo để mê hoặc người dân thấp kém trong thời bán khai, dù sao thì Ki Tô Giáo cũng đã thành hình, và tín đồ được dạy là phải tin vào huyền thoại “cứu thế” và “cứu rỗi” của Giê-su, những huyền thoại nay đã không còn mấy giá trị ngay cả trong nội bộ Ki Tô Giáo. [Xin đọc bài “Giê-su Như Là Đấng Cứu Thế: Một Hình Ảnh Cần Phải Dẹp Bỏ”: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN37.php , của Giám mục John Shelby Spong, và bài “Huyền Thoại Cứu Rỗi: http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN36.php, của Linh Mục James Kavanaugh.] Dù sao thì Giê-su đã trở thành đối tượng thờ phụng của khoàng một phần ba dân số trên thế giới. Cho nên, trong mục đích đối chiếu giữa đạo Phật và đạo Chúa, chúng ta cũng nên biết về con người của Đức Phật và của con người Giê-su.
Trong thế giới Âu, Mỹ (Bắc và Nam), và Phi Châu, Chúa Giê-su được biết đến nhiều hơn, không phải vì những giáo lý cao cả trong Kinh Thánh của Ki-tô Giáo, Cựu Ước cũng như Tân Ước, mà vì chính sách truyền đạo của Ki-tô Giáo trong thế giới Tây phương cộng với chính sách thực dân của Tây phương ở Phi Châu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ v…v…
Trong thế giới Á Đông, Đức Phật được biết tới nhiều hơn, không phải vì chính sách truyền đạo của Phật Giáo, mà vì những giáo lý nhân bản, trí thức, khoa học của Phật Giáo.
- A. Về Chúa Giê-su:
Có thể nói, Giê-su là một nhân vật đã được tìm hiểu, nghiên cứu kỹ hơn bất cứ nhân vật nào trên thế giới. Đây là một vấn đề tìm hiểu quan trọng về một khuôn mặt thần thánh của Ki Tô Giáo, nên phần khảo luận này hơi dài, xin các độc giả kiên nhẫn.
Có lẽ tuyệt đại đa số tín đồ Ki Tô Giáo không hề đọc đến 3 tác phẩm nhan đề Giê-su là ai?, trong số hàng trăm tác phẩm khác, mà nội dung là kết quả nghiên cứu về nhân vật Giê-su trong lịch sử Ki Tô Giáo. Tác giả 3 tác phẩm nghiên cứu về cùng một chủ đề này là hai học giả Ki-Tô: Colin Cross và Thomas Wright, và Linh mục Công giáo John Dominic Crossan, giáo sư thần học tại đại học De Paul ở Chicago trong 26 năm. Ba tác phẩm này cùng với nhiều tác phẩm nghiên cứu khác ngày nay đã có thể cho chúng ta một cái nhìn khá chính xác về nhân vật Giê-su. Ngay cả mặt mũi thực sự của Giê-su cũng được đài BBC dùng máy điện toán tái tạo dựa trên những mẫu sọ người Do Thái cách đây 2000 năm, và những hình vẽ người Do Thái cho đến thế kỷ thứ 4. Hình ảnh gần đúng với sự thực này đã được đăng trên báo chí, và chương trình “Dateline NBC” của đài truyền hình NBC ngày 11 tháng 4, 2001 cũng đưa lên cho cả thế giới coi. Hình ảnh này cũng được đài TV Discover loan truyền cho thế giới coi tối ngày 15 tháng 4, 2001, trong cuốn phim khảo cứu “Jesus: The Complete Story”, cùng với những chi tiết đối ngược với những luận điệu thần học của giáo hội.
Theo các khoa học gia thì hình ảnh Giê-su mà chúng ta thường thấy trên các hình vẽ, tượng hình v..v.. ngày nay chỉ là những sản phẩm tưởng tượng của các nghệ sĩ (Artists’ fantasies) thuộc giống dân da trắng, vì sự thực là không có một tài liệu nào cho biết hình dáng Giê-su ra sao. Nhưng với kỹ thuật tái tạo trong khoa học ngày nay, người ta đã có thể tái tạo khuôn mặt của Giê-su một cách sát với thực tế nhất. Khuôn mặt này trông thô lỗ, râu tóc quăn, da ngăm ngăm, mũi to, môi dày v..v.., như chúng ta thấy sau đây, không có gì giống với những hình ảnh do người da trắng tạo ra theo sự tưởng tượng của họ.