Tìm kiếm Blog này

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2020

MỘT LUẬN ĐIỆU LƯƠN LẸO VÒNG VO CỦA KI TO GIÁO ĐỂ CẢI ĐẠO TRONG HÔN NHÂN KHÁC ĐẠO

https://www.facebook.com/groups/1993155514291442/permalink/2584426398497681/
Bài này con chiên viết khá dài dòng văn tự nhưng tôi để ý thấy có phần này cho thấy Ki tô giáo rất gian manh, chúng lên hai phương án rất bài bản là: Nếu trong trường hợp bên vợ hay chồng sắp cưới không chịu cải đạo thì chúng vẫn cho cưới nhưng bắt buộc họ phải học lớp giáo lý hôn nhân dự tòng, làm phép chuẩn rồi sau đó cưới nhau bình thường. Đạo ai nấy giữ ( Con chiên không ép buộc được chồng hay vợ của mình theo đạo, thì chúng chơi trò giảng hòa ). Nhưng sau con cái sinh ra phải được chúng giáo dục trong môi trường đức tin Ki to giáo ( Có nghĩa là phải chịu phép rửa tội, học giáo lý và nghiễm nhiên trở thành tín đồ Ki to giáo ) Các bạn thấy không. Chúng nó nhắm thấy cải đạo bố hoặc mẹ không được giả vờ tôn trọng đạo của họ, nhưng quay qua cải đạo con cái của họ từ khi mới lọt lòng cái này vô cùng dễ dàng chắc ăn nhất. Vì trẻ con thì rất dễ ép buộc sai khiến. Như vậy tín đồ ở thế hệ F1 không tăng, nhưng sẽ tăng đều đều ở F2,...mặc dù không ép được bố hay mẹ theo đạo. Các bạn thấy Vatican chúng nó tính toán cao siêu không ?. Các bạn đừng tưởng thỏa hiệp đạo ai nấy giữ là an toàn, xin thưa không hề như bạn tưởng đâu, nếu lơ là dê dãi thì con cái sinh ra là bị nó đem đi rửa tội gia nhập đạo ngay. Mấy đứa chiên cái gần nhà tôi lấy chồng ngoại đạo, chồng nó không theo đạo nhưng cha nhà thờ vẫn cho làm đám cưới, sau đó sinh con, nó lựa lúc chồng đi làm nó bế con đến cho cha nhà thờ làm lễ rửa tội gia nhập đạo của mẹ, thằng chồng lo đi làm tối ngày có biết con mẹ gì đâu. Đến khi hay thì đã muộn
Việc kết hôn và vấn đề tự do
Tại sao người lương muốn kết hôn với người bạn trai hay gái công giáo đều phải cải đạo rồi mới được kết hôn tại nhà thờ ? Phải chăng như vậy là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng ?
A. TRÌNH BÀY:
Những đám cưới mà hai người nam nữ cùng theo đạo công giáo thì không có vần đề. Tuy nhiên những đám cưới mà cô dâu chú rể khác tín ngưỡng. Chẳng hạn: người Công Giáo lấy người Phật Giáo, đạo ông bà, người không tôn giáo… thì ngoài các thủ tục theo phong tục tập quán giữa hai gia đình đàng trai đàng gái và thủ tục làm giấy công nhận kết hôn của chính quyên, giáo luật còn đòi đôi thanh niên nam nữ phải học giáo lý hôn nhân như điều kiện bắt buộc để được cử hành hôn phối tại nhà thờ. Vậy tại sao Giáo Hội công giáo lại buộc đôi dự hôn phải học giáo lý dù một bên không theo công giáo? Giáo Hội có buộc người lương phải cải đạo để theo đạo công giáo trước khi cử hành hôn lễ tại nhà thờ không?
1) Việc buộc học giáo lý hôn nhân trước khi kết hôn tại nhà thờ:
a) Chứng chỉ giáo lý hôn nhân là điều kiện để được kết hôn tại nhà thờ:
Giáo Luật đòi các đôi thanh niên nam nữ cùng đạo công giáo hoặc khác đạo (công giáo và không công giáo) muốn cử hành hôn lễ tại nhà thờ thì ngoài các giấy tờ liên quan khác, còn phải xuất trình chứng chỉ giáo lý hôn phối do linh mục chính xứ hay giám đốc trung tâm giáo lý hôn nhân có uy tín cấp.
Muốn được cấp giấy chứng chỉ giáo lý hôn phối, học viên phải làm đơn đăng ký và tham dự các tiết học. Thời gian mỗi khóa giáo lý hôn nhân kéo dài từ ba đến sáu tháng tùy theo số tiết học nhiều ít mỗi tuần. Cuối cùng học viên còn phải làm bài thi đủ điểm đậu vào cuối khóa học.
- Lý do phải học giáo lý hôn nhân:
Trước khi làm việc gì, muốn đạt kết quả thì người thực hiện phải có đủ kiến thức và trình độ chuyên môn về công việc sắp làm. Chẳng hạn: Một người muốn lái xe hơi mà thiếu kiến thức luật giao thông và thiếu kinh nghiệm thực tế lái xe sẽ có nguy cơ gây ra tai nạn hoặc vi phạm luật đi đường. Cũng vậy muôn xây dựng được một gia đình hòa hợp hạnh phúc, giáo luật đòi các đôi dự hôn phải xuất trình giấy chứng chỉ giáo lý hôn nhân cũng là điều đúng đắn hợp lý.
- Nội dung giáo lý hôn nhân:
Nội dung khóa giáo lý hôn nhân gồm các đề tài liên quan đến kiến thức cơ bản về giáo lý công giáo và việc thực hành đức tin trong đời sống hôn nhân gia đình, về các phương cách duy trì và thăng tiến tình yêu vợ chồng, về tình dục và sinh con có trách nhiệm, về việc “nuôi con khỏe dạy con ngoan” và về hôn lễ mà đôi tân hôn sẽ cử hành tại nhà thờ…
2) Việc phải cải đạo để theo công giáo khi kết hôn với người công giáo:
a) Ý muốn của các phụ huynh công giáo: Hầu như cha mẹ công giáo nào khi con cái tới tuổi trưởng thành cũng đều muốn cho chúng chọn được một người chồng hay người vợ cùng đạo để bảo toàn đức tin công giáo truyền thống của gia đình.
b) Về quyền tự do tín ngưỡng: Một người lương khi quen biết với bạn trai hay gái công giáo vẫn có quyền tự do theo hay không theo đạo công giáo: Nếu người lương không có đức tin, hoặc vì hoàn cảnh là con trai trưởng, con trai duy nhất trong gia đình phải lo cúng giỗ ông bà cha mẹ qua đời… thì không nên kết hôn với người công giáo, nhưng nên chọn kết hôn với người đồng tín ngưỡng.
c) Các giải pháp người lương có thể tự do chọn khi kết hôn với người công giáo: Nếu đã quen biết với người bạn công giáo lâu ngày và hai người đã có tình yêu thương sâu đậm không thể chia tay, hoặc đã lỡ có thai với nhau… thì người lương có thể chọn một trong các giải pháp sau:
Một là thuyết phục người bạn công giáo tiến hành đám cưới nhưng không vào nhà thờ.
Hai là ý thức đây là duyên phận trời định nên cần đăng ký học khóa giáo lý dự tòng và hôn nhân để dễ dàng sống hòa hợp hạnh phúc lâu dài với người công giáo về sau.
Ba là khi có lý do chính đáng, đôi dự hôn sẽ xin phép chuẩn hôn phối khác đạo với lời hứa sẽ tôn trọng đức tin của nhau và đồng ý cho con cái được giáo dục theo đức tin công giáo.
d) Trình tự theo học khóa giáo lý dự tòng: Việc xin chịu phép rửa tội để gia nhập đạo công giáo không dễ dàng, mà đòi người lương phải có đức tin thể hiện qua bốn bước như sau:
+ Một là đôi dự hôn sẽ đến xin linh mục chính xứ bên nam nữ công giáo hướng dẫn thủ tục xin theo đạo công giáo.
+ Hai là phải thực tập sống đức tin bằng việc tham dự thánh lễ Chúa Nhật hằng tuần tại nhà thờ và tập thói quen cầu nguyện sớm tối và trước khi dùng bữa.
+ Ba là đăng ký theo học khóa giáo lý dự tòng và chăm chỉ nghe giảng bài và thảo luận các đề tài, học thuộc câu Lời Chúa và dâng lời nguyện tự phát cuối mỗi bài. Ngoài ra còn phải học thuộc một số kinh cần để cùng đọc kinh chung gia đình sau này.
+ Bốn là vào lúc cuối khóa còn phải viết đơn xin chịu các bí tích khai tâm là Thánh Tẩy, Thêm Sức và Thánh Thể để được gia nhập đạo, tham dự tĩnh tâm và tập lễ nghi rửa tội nữa.
e) Về sự tự nguyện: Việc học giáo lý để theo đạo là một hành vi tự nguyện chứ không bị ép buộc. Nếu một người bị ép buộc theo đạo mà không có đức tin và không thực tâm theo thì phép thánh tẩy sẽ không thành sự. Do đó nếu sau một thời gian học giáo lý mà học viên không thực lòng muốn theo, thể hiẹn qua việc không đến nhà thờ dự thánh lễ Chúa Nhật, không cầu nguyện sớm tối, không thuộc các câu Lời Chúa quan trọng và các kinh thường đọc… thì không nên viết đơn xin gia nhập đạo, để tránh tình trạng chịu phép bí tích không thành, mà còn mắc tội phạm sự thánh nữa. Người ta cũng thường phê phán những người theo đạo thiếu thành tâm này như sau: “Cúi đầu lạy Chúa Ba Ngôi. Cho tôi được vợ tôi thôi nhà thờ! ”
g) Về phép chuẩn hôn phối khác đạo: Trường hợp một người lương muốn kết hôn với người công giáo mà vì hoàn cảnh không thuận lợi. Chẳng hạn: là con trai trưởng phải lo cúng giỗ ông bà cha mẹ, hoặc đã lỡ ăn ở với nhau mang bầu mà không đủ thời gian học giáo lý dự tòng để theo đạo, thì tùy theo sự khôn ngoan và đức bác ái mục tử, linh mục chính xứ sẽ cho đôi dự hôn tiến hành thủ tục xin phép chuẩn hôn phối khác đạo, nghĩa là hai người được phép kết hôn tại nhà thờ theo thỏa thuận “đạo ai nấy giữ”.
Đôi hôn phối khác đạo phải làm đơn xin cử hành phép chuẩn hôn phối khác đạo gửi về tòa giám mục với lời cam kết: Hai bên hứa sẽ tôn trọng tự do tín ngưỡng thể hiện qua việc tránh xúc phạm đến đức tin của nhau, đồng ý cho bên công giáo quyền lo cho các con trai con gái sẽ sinh ra được chịu phép thánh tẩy sau khi sinh một tháng và được học các lớp giáo lý theo lứa tuổi. Bên công giáo thành tâm sống đạo để làm chứng cho Chúa, hầu sau này khi có điều kiện người chồng hay vợ bên lương sẽ gia nhập đạo công giáo để gia đình được hòa hợp trọn vẹn.
h) Về thủ tục giấy tờ khi xin kết hôn theo giáo luật: Cũng như muốn xin việc làm tại cơ quan hay xí nghiệp, ứng viên phải có đủ giấy tờ theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, thì việc người lương muốn kết hôn với người công giáo, cũng phải nộp đủ các loại giấy tờ như sau:
+ Về phạm vi đời: Phải nộp giấy công nhận kết hôn do chính quyền dịa phương cấp, giấy chứng nhận chồng hay vợ trươc đã chết, giấy tòa án chứng nhận hai vợ chồng trước đã ly hôn, giấy xác nhận của người chồng hay vợ lương trước đây không muốn sông chung với người chồng hay vợ theo đạo công giáo để đủ điều kiện hưởng đặc ân thánh Phao-lô.
+ Về phạm vi đạo: phải có giấy chứng chỉ giáo lý hôn nhân của 2 người dự hôn, giấy giới thiệu của LM chánh xứ xác nhận người này là giáo dân trong xứ đã chịu phép rửa tội, Thêm sức và còn độc thân; Giấy chứng rửa tội do nơi đã ban phép rửa tội mới cấp không quá sáu tháng, nhằm truy gốc về tình trạng độc thân; Giấy đã rao hôn phối không có trở ngại kết hôn; Giấy tự khai điều tra nhân thân…
Tóm lai: Việc người lương xin theo đạo công giáo để kết hôn với người công giáo hay xin cử hành nghi thức phép chuẩn hôn phối khác đạo tai nhà thờ (với nhưng điều kiện kèm theo) là một việc làm hoàn toàn tự giác và tự nguyện chứ không bị ai ép buộc.
B. PHÚT HỒI TÂM:
1) LỜI CHÚA : Thánh Phao-lô dạy người chồng hay vợ công giáo phải ứng xử thế nào nếu gặp trường hợp người chồng hay vợ bên lương không theo đạo cấm cản: “Nếu anh em nào có vợ ngoại mà người đó thuận ở với mình, thì chớ rẫy vợ. Và người vợ nào có chồng ngoại mà người đó thuận ở với mình, thì đừng bỏ chồng. Vì chồng ngoại được thánh hóa nhờ vợ, và vợ ngoại được thánh hóa nhờ người chồng có đạo” (1 Cr 7, 12-14).
2) LỜI CẦU:
Lạy Thiên Chúa Cha giàu lòng từ bi thương xót. Xin giúp các gia đình tín hữu chúng con sống hòa hợp hạnh phúc theo ý Chúa muốn. Xin củng cố tình yêu vẫn còn nhiều giới hạn và sai sót của chúng con. Đặc biệt xin Chúa thương những đôi vợ chồng không cùng đức tin. Xin đổ ơn Thánh Thần giúp họ vượt qua những khác biệt về đức tin, để nên bạn trăm năm chia ngọt sẻ bùi với nhau, và sẵn sàng giúp nhau sông tình con thảo với Cha và tình huynh đệ trong Hội thánh.- Amen.
PHỤ CHÚ:
Hội Thánh Công giáo công nhận hai loại hôn nhân : Một là hôn nhân tự nhiên là sự kết hôn giữa hai người nam nữ kết hôn hợp pháp. Hai là bí tích Hôn phối giữa hai người nam nữ đều là tín hữu công giáo. Bí tích hôn phối là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ đủ điều kiện kết hôn trước sự chứng kiến và chúc phúc của thừa tác viên của Hội Thánh có quyền chứng hôn. Về bản chất, sự kết hợp này là duy nhất và vĩnh viễn. Giáo luật Công giáo còn có các quy định cụ thể về việc cử hành bí tích Hôn phối từ điều 1055 đến điều 1065. Vấn đề sinh sản và giáo dục con cái được coi là một yếu tố quan trọng đi kèm trong hôn nhân Công giáo.
1. VỀ HÔN NHÂN CÔNG GIÁO:
1) Quan niệm: Giáo hội Công giáo xác định hôn nhân công giáo là một "bí tích" do Đức Giê-su đã thiết lập trong bữa tiệc cưới tại thành Ca-na và trong bữa tiệc đó Người đã làm dấu lạ cho nước lã trở thành rượu nho để giúp đôi tân hôn. Về sau Đức Giê-su đã tuyên bố về tính “bất khả phân ly” của hôn nhân và cấm sự ly hôn khi trả lời các người Pha-ri-sêu như sau: “Các ông không đọc thấy điều này sao: “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ, và Người đã phán: Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,4-6). Như vậy, hôn nhân công giáo mang tính thánh thiêng. Chính việc nói lời ưng thuận của đôi tân hôn trước sự chứng kiến và chúc phúc của thừa tác viên Hội Thánh là linh mục hay phó tế và hai nhân chứng, làm cho lời kết ước giữa hai người nam nữ trở thành giao ước vĩnh cửu giữa Đức Giê-su và Hội Thánh. Người Công giáo tin rằng khi cử hành bí tích hôn nhân, tình yêu của đôi bạn sẽ được Thiên Chúa chúc phúc và ban ơn giúp hai người chung thủy với nhau suốt đời, trong một giao ước do Chúa Giê-su đã thiết lập. Trong bí tích hôn phối, chính đôi tân hôn cử hành kết ước chứ không phải linh mục hay phó tế chứng hôn. Linh mục hay phó tế chỉ là người thay mặt Thiên Chúa và Hội Thánh đứng ra chứng hôn để làm cho việc kết ước giữa hai người thành sự và sau đó chúc phúc cho họ, để giúp họ chu toàn lời thề hứa chung thủy và sống trăm năm hạnh phúc với nhau.
2) Đặc tính: Hôn nhân Công giáo có hai đặc tính là độc hôn (một vợ một chồng) và vĩnh hôn (tồn tại vĩnh viễn), dựa vào lời Chúa Giê-su: “Sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân ly” (Mt 19,6).
Ngoài ra, Hội thánh Công giáo tuy rất thông cảm với tình trạng của những người ái nam ái nữ, nhưng không công nhận hôn nhân giữa hai người đồng giới nghĩa là nam kết hôn với nam và nữ kết hôn với nữ, vi hôn nhân này không phù hợp với lời Đức Chúa phán khi thiết lập hôn nhân tự nhiên.
3) Ý nghĩa:
Do mang đặc tính như vậy nên người Công giáo tin rằng đôi thanh niên nam nữ lãnh nhận bí tích hôn nhân có bổn phận trung thành với nhau mãi mãi. Giáo hội Công giáo quan niệm rằng: con người được sinh ra là do Thiên Chúa, vì thế, hôn nhân cũng là sự cộng tác vào công cuộc sáng tạo của Thiên Chúa qua việc sinh sản.
Tuy nhiên, cuộc sáng tạo của Thiên Chúa ngoài việc sinh sản còn bao gồm các yếu tố của một cuộc sống hạnh phúc như: chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế, phát triển khoa học kỹ thuật, cải thiện chất lượng sống cho con người… nên phải sinh con có trách nhiệm, nghĩa là không phải chỉ biết sinh nhiều về số lượng, mà còn phải quan tâm đến sức khỏe của con cái và khả năng nuôi dạy của cha mẹ, hầu sau này chúng sẽ trở thành những công dân tốt trong xã hội và những tín hữu đạo hạnh của Thiên Chúa.
Giáo hội Công giáo không công nhận những đôi hôn phối chỉ kết hôn dân sự (làm giấy công nhận kết hôn) mà không cử hành nghi thức hôn phối theo phép đạo tại nhà thờ. Giáo luật khẳng định: “Giữa những người tín hữu đã chịu phép rửa tội, không thể có khế ước hôn phối hữu hiệu nếu đồng thời không phải là bí tích hôn phối. Những người công giáo chưa chịu bí tích Thêm Sức, phải lo lãnh nhận bí tích ấy trước lễ hôn phối hết sức có thể, nếu không gặp sự khó khăn trầm trọng” (x. GL điều 1055 và 1065).
2. ĐIỀU KIỆN CỦA BÍ TÍCH HÔN NHÂN:
Hôn nhân công giáo phải hội đủ những điều kiện như sau:
1) Về sự tự do:
Tự do tinh thần: tự do kết hôn, không chịu sức ép nào từ bên ngoài (gia đình, người thân, các khoản khế ước, vay nợ...). (Giáo Luật, điều 1057).
Tự do dân sự: không bị ràng buộc về mặt pháp lý hôn nhân dân sự (như đang có hôn thú với người khác) và pháp lý về độ tuổi dân sự theo luật pháp quốc gia (ở Việt Nam, nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên).
2) Về đức tin tôn giáo:
Người nam và người nữ phải đồng đạo nghĩa là đã chịu phép thánh tẩy (rửa tội) theo nghi thức Công giáo, có giấy chứng nhận của nhà thờ nơi đã được chịu phép rửa tội.
Người nam và người nữ chưa lãnh nhận bí tích hôn phối lần nào, hoặc không còn bị ràng buộc bởi một bí tích hôn phối trước đó . Chẳng hạn khi chồng hay vợ mình đã qua đời tự nhiên.
Trước hôn lễ, đôi dự hôn phải học khóa giáo lý hôn phối và được cấp giấy chứng nhận. Lớp giáo lý hôn nhân được tổ chức tại nhà thờ giáo xứ hay tại một trung tâm giáo lý có uy tín, để giúp cho người chuẩn bị kết hôn những kiến thức cần biết về đức tin, kỹ năng sống chung trong gia đình, sinh sản và giáo dục con cái.
Không bị vướng vào một hay nhiều "ngăn trở" theo Giáo Luật.
Người tín hữu Công giáo phải cử hành hôn lễ theo nghi thức Công giáo. Nếu ai cử hành nghi thức không Công giáo sẽ bị chế tài tôn giáo, và những người tham dự vào nghi thức đó cũng chịu hình phạt tương tự.
3) Vấn đề tính dục, sinh sản:
Giáo Luật, điều 1061: Hôn phối hữu hiệu giữa những người đã chịu phép rửa tội được gọi là thành nhận khi được cử hành theo nghi thức kết hôn tại nhà thờ; hôn phối được gọi là hoàn hợp khi đôi bạn đã được thành nhận mà có sự giao hợp với nhau phù hợp với nhân tính. Sự giao hợp là hành động hướng đến việc sinh sản con cái, tức là một mục tiêu tự nhiên của hôn nhân, và do hành động ấy, đôi bạn trở nên một thân xác (thành thân).
Sau khi đã cử hành hôn phối, nếu đôi bạn đã sống chung với nhau thì sự hoàn hợp được suy đoán cho đến khi có bằng chứng chứng minh ngược lại.
Hôn phối không thành sự (vô hiệu) được coi là giả định, nếu đã được cử hành tại nhà thờ với sự ngay tình, ít ra là của một bên, cho đến khi cả hai bên đều biết chắc chắn về sự vô hiệu hay không thành sự của nghi thức hôn phối.
4) Vấn đề ngừa thai, phá thai:
- Ngừa thai: Giáo hội Công giáo quan niệm rằng, sinh sản là do quyền năng của Thiên Chúa, con người chỉ cộng tác vào sứ mạng này qua hôn nhân. Ngừa thai là loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi sứ mạng sinh sản ấy. Do đó, Giáo hội không cho phép sử dụng các biện pháp tránh thai nhân tạo (can thiệp trực tiếp để ngăn cản tiến trình thụ thai), mà chỉ được dùng cách ngừa thai tự nhiên (tính theo chu kỳ kinh nguyệt để biết ngày nào trứng rụng có thể đậu thai hầu tiết dục, nghĩa là tránh giao hợp vợ chồng trong thời gian mấy ngày trong tháng có thể đậu thai này). Mọi biện pháp can thiệp từ bên ngoài như: đặt vòng tránh thai, dùng thuốc tránh thai, dùng bao cao su...) đều bị cấm.
Tuy ngăn cấm việc ngừa thai nhân tạo và phá thai, nhưng Giáo hội cũng khuyến khích giáo dân sinh con có trách nhiệm, nghĩa là cha mẹ cần chuẩn bị để liệu sao có đủ điều kiện chăm sóc và nuôi dạy con cái cả về mặt vật chất cũng như tinh thần. Tránh sinh con vô trách nhiệm khi đang trong tình trạng nghèo đói chạy ăn từng bữa, đang bị bệnh nan y… mà cứ muốn sinh thêm nhiều con cái nữa. Vì đây là nguyên nhân gây bao nỗi bất hạnh cho các gia đình. Con cái không được nuôi dạy và học hành tử tế, trở thành bất hảo và là gánh nặng cho xã hội.
- Phá thai: Vì quan niệm phá thai là giết người từ trong trứng nước, nên Giáo hội Công giáo lên án gay gắt việc phá thai và coi là một trọng tội, vi phạm nghiêm trọng giới răn thứ năm “chớ giết người”. Những ai cố tình phá thai và những người cộng tác vào việc này đều bị chế tài là bị vạ tuyệt thông.
5) Nghi thức hôn phối:
Nghi thức hôn phối Công giáo thường được cử hành trong thánh lễ có giáo dân tham dự, trước mặt linh mục hoặc phó tế có quyền chứng hôn và hai nhân chứng. Trong trường hợp đặc biệt mà không có linh mục phó tế, đôi tân hôn có thể cử hành hôn lễ trước mặt thừa tác viên là giáo dân có quyền chứng hôn và hai nhân chứng, và sau đó phép hôn phối phải được ghi vào sổ hôn phối của giáo xứ sở tại.
- Nghi thức tuyên hôn: Trước mặt linh mục và hai người chứng, chú rể và cô dâu sẽ lần lượt cầm tay nhau mà tuyên bố nhận nhau làm vợ (chồng) theo công thức như sau:
“Anh (Em) ………….nhận em (anh) …………… làm vợ (chồng), và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em (anh) khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi mạnh khỏe cũng như luc đau yếu, để yêu thương và tôn trọng em (anh) mọi ngày suốt đời anh (em)”.
- Nghi thức trao nhẫn: Chú rể và cô dâu lần lượt xỏ nhẫn cưới cho nhau và nói như sau: “T... , em (anh) hãy nhận chiếc nhẫn này để làm dấu chỉ tình yêu và chung thủy của anh (em). Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”

Thứ Hai, 20 tháng 4, 2020

SỰ THẬT VỀ VIỆC CHÚA JESUS KITO CHẾT TRÊN THẬP GIÁ ĐỂ CỨU CHUỘC NHÂN LOẠI.

Như chúng ta đã biết đức tin Kito giáo dựa căn bản trên đức tin của Do thái giáo, dựa trên cuốn kinh Torah của Do Thái giáo hay "ngũ kinh," đó là sách Sáng thế, sách Xuất hành, sách Levi, sách Dân số và sách Đệ nhị luật,! Kito giáo gọi là kinh Cựu ước, nhưng đức tin Kito giáo lại bị biến thể đi rất nhiều như tín điều (điều bắt buộc phải tin) về tội tổ tông, về đức mẹ đồng trinh, về Chúa 3 ngôi, về cái chết của Chúa Jesus trên thập giá,; cái chết để cứu chuộc nhân loại, để chịu tội thay cho loài người,...v.v, Đây là các tín điều thần học xương sống tạo nên giáo lý Kito giáo,!
Đạo Do thái là tôn giáo độc thần đầu tiên có nguồn gốc từ ông Abraham đưa ra quan điểm về 1 vị Thiên Chúa tạo ra muôn loài và tạo ra 2 con ng đầu tiên là ông Adam và bà Eva, rồi 2 người này nghe lời xui khiến của con rắn (Satan ) ăn trái cấm, nhưng trong tín điều hay đức tin của họ (Do thái giáo) ko hề tồn tại cái gọi là "tội tổ tông" hay "thuyết nguyên tội" như Kito giáo, hay rất nhiều tội nữa mà người tín đồ Kito giáo phải chịu. Khi mà cũng từ chính cái chết này mà tội của con người lại bị bổ xung nhiều hơn, chồng chất nhiều hơn, lại bị quy chụp nhiều hơn rất nhiều so với thời gian trước cái chết của chúa Jesus, không đi lễ cũng có tội, tham dự đám cưới người bỏ đạo, người không học giáo lý hay người không chịu rửa tội cũng có tội, ăn cơm không làm dấu cũng có tội, không đọc kinh hàng ngày cũng có tội, không tin Chúa cũng có tội, ăn đồ cúng cũng có tội, thờ cúng và thắp nhang tổ tiên ông bà cha mẹ mình cũng mang tội, đặt vòng tránh thai cũng mang tội, tội nhiều đến nỗi đứa con nít còn đang trong bụng mẹ đã phải gánh tội tổ tông rồi, kính thưa các loại tội,... con người đều gánh hết kể từ ngày Chúa chết, vậy cái chết của ông ấy cứu chuộc điều gì, cứu chuộc ai, chịu tội cho ai, tại sao lại càng cứu chuộc thì lại càng đẻ ra nhiều tội như vậy nhỉ, hay là chính con người mới phải chịu tội thay, gánh tội thay cho Chúa đây, hay là chính con ng mới cứu chuộc Chúa đây,???,. Con ng hoàn toàn vô tội nhưng từ khi được Chúa Jesus chết để chịu tội thay cho con người thì đủ các loại tội được phát minh ra rồi áp đặt lên đầu con người,! Ôi cứu chuộc kiểu gì đây, sự cứu chuộc thật là ngộ nghĩnh và nực cười thật,! Với 1 bản danh sách dài dằng dặc các loại tội lỗi tưởng tượng của con người được phát minh thêm như vậy, để rồi bất cứ ai phạm tội thì Chúa được coi là "đấng nhân từ và yêu thương con người nhất vũ trụ" sẵn sàng ném linh hồn họ xuống tận cùng của hỏa ngục để họ kêu la thảm thiết đến muôn đời, sẵn sàng giáng xuống đầu con người đủ loại tai ương bệnh tật, thiên tai bão lụt, sóng thần, động đất, để giết con người, để cho con người sống dở chết dở, sống ko bằng chết, vì sao vậy, vì Chúa rất nhân từ và rất yêu thương con người???,! Ôi sự nhân từ và yêu thương của Chúa vãi linh hồn quá đi,! Trong các loại tội được phát minh ra để quy chụp lên con người thì chủ yếu là các loại tội thuộc nhóm thiếu trung thành với giáo hội hay yếu đức tin, ít tôn sùng và không chịu để cho giáo hội nhồi sọ là chủ yếu và nặng nhất, đây là các tội được giáo hội nghĩ ra rồi nhân danh Chúa để bắt con chiên trung thành tuyệt đối với giáo hội, bắt họ sống trong vâng phục hòng cai trị và bóc lột họ, Từ ngày Chúa chết để cứu chuộc nhân loại thì cũng là lúc con người trở thành nạn nhân của sự nô lệ cho lũ giáo hội Vatican lưu manh này.!
Cứ cho đó là cái chết cứu chuộc đi, cứ tin như vậy đi, (không tin ngài lại cho xuống hỏa ngục đời đời là bỏ mẹ đấy). Nhưng nực cười ở chỗ chúa Jesus chỉ chết có 3 ngày thôi, nhưng lại chết vì bị tử hình, 3 ngày sau ông ấy sống lại rồi bay về Trời cơ mà, rồi từ đó ông ấy sống sung sướng đời đời cơ mà, vậy màn kịch chết để cứu chuộc là như thế nào đây?
Tuy vẽ ra đủ thứ tội lỗi rồi áp đặt lên con ng như vậy nhưng trong lịch sử giáo hội Kito giáo trước kia và giáo hội Công giáo sau này lại là một tổ chức vi phạm nhiều tội ác man rợ và tàn độc nhất trong lịch sử nhân loại, những tội ác về diệt chủng loài người, tội ác chiến tranh, tội ác gây ra các cuộc thập tự chinh, tội ác tra tấn ở các tòa án dị giáo, tội ác chống đối và phản quốc ở giáo hội các quốc gia, tội ác chống lại sự tiến bộ và nền văn minh của nhân loại, tội ác tiêu diệt các nền văn hóa các dân tộc, tội ác vi phạm quyền tự do tôn giáo, tự do hôn nhân, tội ác về ấu dâm và bao che ấu dâm, tội ác nhân danh Chúa để lừa phỉnh và quyên góp tiền bạc của tín đồ,..rất nhiều và rất nhiều..., toàn những tội "Trời không dung, đất không tha" thôi, nhưng những tội ác này lại đc nhân danh Chúa để thực hiện, giống như Chúa là 1 tay đại ca, 1 tay trùm xã hội đen chuyên bảo kê cho các tội ác này vậy, hay nói cách khác danh từ "Chúa" là công cụ lý tưởng để giáo hội gây ra các tội ác một cách man rợ như vậy, thậm chí giáo hội luôn sẵn sàng phong thánh cho những kẻ man rợ và khát máu này, điều này càng cổ súy cho các tội ác phát triển, là chất xúc tác mạnh mẽ cho mảnh đất màu mỡ để ươm mầm cho các tội ác,.! Kể từ ngày Chúa chết để chịu tội thay cho loài người thì cũng là lúc con ng bị giết chết nhiều hơn, bị tàn sát nhiều hơn vì bàn tay tàn ác và nhuộm đầy máu của giáo hội Kito giáo,. Từ ngày Chúa chết để cứu chuộc nhân loại thì cũng là lúc tiền bạc của đám chiên luôn chảy vào túi của giáo hội ngày, một nhiều hơn,!
Tôi cho rằng đã đến lúc Thiên Chúa "Đấng nhân từ và yêu thương con ng nhất vũ trụ" ngài cần phải làm thêm một cuộc đại thanh trừng nữa, ngài cần phải tạo ra thêm một cuộc "Đại Hồng Thủy" nữa để ngài giết hết, tàn sát hết loài ng trên trái đất này đi vì con người hiện nay nhiều tội quá, toàn những trọng tội không hà,.! Hay là ngài hãy nên dùng quyền năng của mình tạo ra 1 đứa con nữa trong bụng người phụ nữ nào đó rồi cho nó chết tiếp để chịu tội thay cho loài người, lúc đó con người sẽ phong thêm cho ông 1 ngôi nữa, đó là Chúa 4 ngôi,! À mà thôi ông đừng tạo ra đứa con nào nữa, tôi rất sợ rằng 1 đứa con của Chúa nữa mà chết để cứu chuộc nhân loại theo cái kiểu "trò mèo" hay "trò khỉ" như này thì ông lại phát minh ra vô số tội nữa rồi bắt con người gánh hết, chịu hết lúc đó con người sẽ "sống mà không bằng chết" thì khổ lắm,.! Thôi ông làm ơn làm phước hãy để yên cho con người để họ được sống ra con người 1 chút đi, để họ đỡ khổ,!
***gs Nguyễn Mạnh Quang***
https://www.facebook.com/groups/1993155514291442
Kết quả hình ảnh cho hình chúa bị đóng đinh

CƯỜI CHÚT CHƠI - LUẬN ĐIỆU CÃI CÙN KIỂU LÙN TRÍ TUỆ CỦA CON CHIÊN

Nhớ có lần tôi tranh luận với một chiên ngáo chóa bên trang Tín thác vào chúa, tôi hỏi: Chóa mày nhân từ thương yêu tín đồ tại sao lại để cho con chiên sinh ra bị tật nguyền, đui điếc, câm ngọng, nghèo khó, bệnh hoạn, tai nạn ốm đau, đến nỗi phải cầm thau đi xin gạo,...như vậy có khác gì những người ngoại đạo đâu mà mày ngợi khen và tín thác vào thiên chúa dữ zậy ? Nó bảo đó là kế hoạch thần thánh của chúa mày là con người bình thường làm sao hiểu được cái thánh ý cao siêu của thiên chúa, nhưng tao nói cho mày biết thiên chúa có thừa khả năng làm cho mọi thứ hoàn hảo tốt đẹp không tì vết, nhưng ngài không bao giờ làm như thế đừng hỏi tại sao, coi chừng ngài nổi giận lấy cái mạng của mày đấy, hãy tin tao đi. ==> Giải thích kiểu này chả khác nào một thằng chiên nghèo khổ phải đi ăn mày kiếm sống qua ngày. Khi được hỏi lý do tại sao mày đi ăn mày ? thì nó vỗ ngực nói: "Tao có thừa tiền và giàu có hơn cả tỷ phú Đô Nan Trum, nhưng tao thích đi ăn mày vì đó là kế hoạch của cá nhân tao mày không hiểu được đâu. hãy tin tao đi tiền của tao nếu đem ra hết có thể chất thành núi và đốt cả họ hàng nhà mày thành tro bụi đấy". Ka ka ka.

THIÊN TRÚA TOÀN NĂNG- CÓ AI NGHI NGỜ CHĂNG?

Cái gia đình đầu tiên của "tạo thiên lập địa" gồm có chúa kiêm hai chức vụ cả cha lẫn mẹ . Đứa con thứ nhất là Adam do chúa nặn ra , nhưng đứa thứ hai khôngg sản sinh từ cục đất sét như thằng trước, mà từ xương sườn của Adam, nghĩa là con của Adam . Nhưng chúa cho Adam lấy Eva, có nghĩa là cha đẻ ra con rồi lấy con mình.
Gia đình thứ hai : gồm có Adam là cha ,Eva là mẹ và hai đứa con trai là Cain và Abel . Chúa cho thằng Cain giết thằng em, rồi sau đó Cain lấy vợ sanh con.
Mấy vị chủ chiên cho chế hỏi nè : Khởi thủy trời đất chỉ có chúa , Adam ,Eva và thằng ku Cain. Vậy thằng Cain lấy vợ là lấy ai ngoài mẹ nó ? Chứ không lẽ nó lấy chúa ? 
Trần ly

P/s: Tui nghe giang hồ nó đồn sau đó chúa có nặn thêm nhiều người nữa trong đó có vợ thằng Cain. Cụ chiên nào nắm rõ vấn đề cho ý kiến. Nếu nặn thêm thì nặn ra bao nhiêu đứa trai và gái ? Đặt tên chúng nó là gì? Nói thằng Cain lấy vợ mà vợ nó là ai ? Tên Gì ? Cụ thể trong quyển kinh tháng nào ?
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=147902453409893&set=p.147902453409893&type=3&theater
Không có mô tả ảnh.

SỰ TÀN BẠO CỦA THIÊN CHÚA TRONG KINH THÁNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CON CHIÊN

Nói Thiên Chúa là Đấng nhân hậu giàu lòng từ bi và thương xót. Vậy tại sao trong Thánh Kinh Cựu Ước lại có điều luật Mô-sê xem ra tàn bạo như án tru hiến, qua đó Đức Chúa truyền cho dân Ít-ra-en phải tiêu diệt mọi kẻ thù khi tiến chiếm được một thành nào tại hứa địa. Chẳng hạn như khi họ đánh chiếm thành Giê-ri-khô ?:
A. TRÌNH BÀY:
1. Kinh thánh Cựu Ước cho thấy: Thiên Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương đối với Ít-ra-en là con dân của Ngài. Rồi Kinh Thánh Tân Ước lại cho thấy Thiên Chúa là Cha chung đầy tình thương với mọi người và mọi dân tộc:
***CỰU ƯỚC:
1) Đức Chúa âu yếm con dân Ít-ra-en như mẹ hiền với đứa con thơ: Ngôn sứ I-sai-a tuyên sấm lời Đức Chúa như sau: “Trời hãy hò reo, đất hãy nhảy múa. Núi non hãy bật tiếng hò reo. Vì Đức Chúa ủi an dân Người đã chọn, và chạnh lòng thương những kẻ nghèo khổ của Người. Xi-on từng nói: “Đức Chúa đã bỏ tôi, Chúa Thượng tôi đã quên tôi rồi !”. Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau ? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ !” (Is 49,13-15).
2) Đức Chúa ân cần chăm sóc dân Ít-ra-en như Mục Tử tốt lành chăm sóc đàn chiên: Ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã tuyên sấm lời Chúa: “Chính Ta sẽ chăn dắt chiên của Ta. Chính Ta sẽ cho chúng nằm nghỉ. Con nào bị mất, Ta sẽ đi tìm. Con nào đi lạc, Ta sẽ đưa về. Con nào bị thương, Ta sẽ băng bó. Con nào bệnh tật, Ta sẽ làm cho mạnh. Con nào béo mập, con nào khỏe mạnh, Ta sẽ canh chừng. Ta sẽ theo lẽ chính trực mà chăn dắt chúng (Ed 34,15-16).
3) Đức Chúa tỏ tình thương với dân Ít-ra-en như với một tình nhân: Hô-sê đã dùng kiểu nói bóng để diễn tả tình yêu của Đức Chúa đối với dân Ít-ra-en như sau: “Bởi thế, này Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình. Từ nơi đó Ta sẽ trả lại vườn nho của nó, biến thung lũng A-kho thành cửa khẩu hy vọng. Ở đó nó sẽ đáp lại như buổi thanh xuân, như ngày nó đi lên từ Ai Cập” (Hs 2,16-17). “Ta sẽ lập với ngươi một hôn ước vĩnh cửu. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong công minh và chính trực, trong ân tình và xót thương. Ta sẽ lập hôn ước với ngươi trong tín thành và ngươi sẽ được biết Đức Chúa (Hs 2,21-22).
4) Đức Chúa là Đấng từ bi nhân hâu: Thánh vinh 103 đã ca tụng tình thương của Thiên Chúa như sau: “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương, chẳng trách cứ luôn luôn, không oán hờn mãi mãi. Người không cứ tội ta mà xét xử, không trả báo ta xứng với lỗi lầm. Như trời xanh trổi cao hơn mặt đất, tình Chúa thương kẻ thờ Người cũng trổi cao. Như người cha chạnh lòng thương con cái, Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn” (Tv 103,8-11.13).
5) Đức Chúa yêu thương mọi tạo vật do Ngài tác tạo: Tác giả sách Khôn Ngoan chứng thực điều này khi kêu lên: "Chúa yêu thương mọi loài hiện hữu, không ghê tởm bất cứ loài nào Chúa đã làm ra. Vì giả như Chúa ghét loài nào, thì đã chẳng dựng nên” (Kn 11,24); "Lạy Chúa Tể là Đấng yêu sự sống. Chúa xử khoan dung với mọi loài, vì mọi loài đều là của Chúa” (Kn 11,26).
***TÂN ƯỚC:
Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho loài người biết Ngài là tình yêu: Thánh Gio-an Tông đồ viết: “Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16). Thiên Chúa đã biểu lộ tình yêu của Ngài như sau:
1) Thiên Chúa đã tạo dựng trời đất muôn vật: Tin Mừng Gio-an viết: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Lúc khởi đầu Người vẫn hướng về Thiên Chúa. Nhờ Ngôi Lời, vạn vật được tạo thành, và không có Người, thì chẳng có gì được tạo thành” (Ga 1,1-3).
2) Thiên Chúa tha thứ lỗi lầm cho loài người, bằng việc sai Con Một nhập thể làm người là Đức Giê-su, để dạy cho loài người nhận biêt Thiên Chúa yêu thương và mở ra một con đường mang lại sự sống đời đời cho loài người là đạo Công giáo. Cuối cùng Đức Giê-su đã sẵn sàng chấp nhận chịu khổ hình thập giá để đền tội thay cho loài người và ngày thứ ba Người đã từ cõi chết sống lại để phục hồi sự sống cho loài người. Cuộc đời của Đức Giê-su đã biểu lộ tình yêu thương vô cùng của Thiên Chúa đối với loài người chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa thể hiện qua việc tình nguyện chịu chết trên cây thập giá như Người đã nói: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13).
3) Đức Giê-su đã yêu thương môn đệ đến cùng nên đã lập bí tích Thánh Thể: Tin mừng Gio-an viết: “Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Người đã thiết lập bí tích Thánh Thể để ban sự sống đời đời cho những ai tin và ăn Thịt uống Máu Người cách mầu nhiệm khi cử hành bữa tiệc Thánh Thể (x. Ga 6,48-51). Người còn hứa sẽ ở lại với các môn đệ mọi ngày cho đến tận thế (x. Mt 28,20).
4) Đức Giê-su dạy môn đệ yêu thương nhau như Thầy, và coi yêu thương nhau là dấu hiệu môn đệ thực sự của Người: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau. Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy: Là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35).
5) Đức Giê-su dạy yêu thương không những bằng lời nói mà còn bằng hành động: Luôn sẵn sàng tha thứ lỗi lầm cho nhau: “Thầy không bảo là tha đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy” (Mt 18,22); Rửa chân hầu hạ lẫn nhau (x. Ga 13,4-15); Quảng đại chia sẻ cơm bánh vật chất cho nhau: Cảm thông và nhân bánh ra nhiều cho những kẻ đang đói được ăn no (x. Lc 9,12-17); Quan tâm phục vụ nhau: chữa lành các bệnh hoạn tật nguyền, xua trừ ma quỷ ra khỏi người bị chúng ám, chữa người bị kinh phong, bại liệt (x Mt 4,24); Yêu thương hết mọi người, kể cả những kẻ đang thù ghét bách hại mình: “Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh em” (Mt 5,44)…
2. Như vậy cả Kinh Thánh Cựu Ước và Tân Ước đều cho thấy Thiên Chúa là Đấng nhân hậu, giàu lòng từ bi thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan dung. Tuy nhiên tại sao trong Luật Mô-sê lại ghi lại một số lệnh truyền của Đức Chúa cho dân Ít-ra-en phải thi hành gọi là ÁN TRU HIẾN VÀ BIỆT HIẾN? Một số đoạn Sách Thánh đã ghi lại việc dân Ít-ra-en đã thi hành án tru hiến và biệt hiến như sau:
1) Sách Đệ-nhị luật (Chương 7 và chương 20) ghi các Luật Mô-sê về “án tru hiến” và Biệt hiến:
- “Khi Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em) trao chúng cho anh (em) và anh (em) đánh bại chúng, thì anh (em) phải tru hiến chúng, không được lập giao ước với chúng và không được thương xót chúng. Anh (em) không được kết nghĩa thông gia với chúng: Không được gả con gái anh (em) cho con trai chúng và cưới con gái chúng cho con trai anh (em). Vì điều đó sẽ khiến con trai anh (em) không còn theo Đức Chúa nữa, nó sẽ thờ những thần khác. Bấy giờ Đức Chúa sẽ nổi cơn thịnh nộ với anh (em) và sẽ mau chóng tiêu diệt anh (em). Nhưng anh (em) phải xử với chúng thế này: bàn thờ của chúng phải bị phá hủy; Trụ đá của chúng phải bị đập tan; Cột thờ của chúng phải được chặt đi; Tượng thần của chúng phải bỏ vào lửa thiêu. Thật vậy, anh (em) là một dân thánh hiến cho Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em). Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em) đã chọn anh (em) từ giữa muôn dân trên đất, làm một dân thuộc quyền sở hữu của Người” (Đnl 7,2-6).
- “Khi chiếm đánh một thành, anh (em) phải kêu gọi họ giảng hòa. Nếu thành ấy đồng ý giảng hòa với anh (em) và mở cửa cho anh (em), thì toàn dân ở đó sẽ phải làm việc lao dịch cho anh (em) và làm tôi anh (em). Nhưng nếu thành ấy không chịu cầu hòa với anh (em) và khai chiến với anh (em), thì anh (em) sẽ vây hãm thành đó. Đức Chúa Thiên Chúa của anh (em) sẽ trao thành ấy vào tay anh (em), và anh (em) sẽ dùng lưỡi gươm giết tất cả đàn ông con trai trong thành. Chỉ có đàn bà con trẻ, gia súc và tất cả những gì ở trong thành, tất cả những gì chiếm được trong thành, thì anh (em) mới được giữ lấy làm chiến lợi phẩm. Anh (em) sẽ được ăn những gì đã chiếm của quân thù, những thứ mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh (em) ban cho anh (em)” (Đnl 20,10-14).
2) Sách Dân số (21,1-3) và Thủ lãnh (1,13) đã đề cập tới việc hai anh em Si-mê-on và Giu-đa đã thi hành án tru hiến khi chiếm được thành Khooc-ma thuộc xứ Ca-na-an.
3) Sách Giô-su-ê (chương 6) kể lại việc dân Ít-ra-en chiếm được thành Giê-ri-khô, rồi “phóng hỏa đốt thành cũng như tất cả những gì trong đó”, trừ gia đình cô Ra-kháp là người đã có công trợ giúp mấy người Ít-ra-en đến do-thám trước đó.
4) Sách 1 Các Vua (Chương 18) đã kể câu chuyện ngôn sứ Ê-li-a đã tiêu diệt 450 ngôn sứ của thần Ba-an trên núi Các-men như sau: Bấy giờ dân Ít-ra-en đã nghe hoàng hậu I-de-ven phá bỏ bàn thờ kính Đức Chúa để tôn thờ thần Ba-an và thần A-sê-ra của dân ngoại. Để trung thành với giao ước đã được Mô-sê ký kết với Đức Chúa tại núi Xi-nai (x. Xh 24,4-8) và phục hồi lai đức tin tinh tuyền cho dân Ít-ra-en, ngôn sứ Ê-li-a đã đứng ra công khai thách thức các ngôn sứ của thần Ba-an nhằm chứng minh cho vua A-kháp và toàn dân Ít-ra-en đâu là Thiên Chúa thực sự. Trước hết các ngôn sứ của thần Ba-an đã cầu khấn từ sáng tới chiều mà thần Ba-an vẫn im lặng. Đến lượt Ê-li-a vừa cầu nguyện xong thì Đức Chúa đã khiến lửa từ trời xuống thiêu đốt lễ vật là con bò mộng trên đống củi ướt đẫm nước trên bàn thờ. Sau khi chiến thắng, dưới sự chứng giám của vua A-kháp, ngôn sứ Ê-li-a đã dùng gươm giết sạch 450 ngôn sứ của thần Ba-an theo luật giao chiến thắng thua của thời bấy giờ (x. 1 V 18,20-40).
3. Về án Tru Hiến và Biệt Hiến:
Nhằm mục đích kính dâng lên Thiên Chúa tất cả chiến lợi phẩm, Mô-sê đã ra luật như sau: các sinh vật của kẻ thù đều phải bị tiêu diệt hiến tế dâng mạng sống cho Thiên Chúa (tru hiến); các đồ vật phải được dành riêng dùng vào việc thờ phượng trong nơi thánh (biệt hiến). Vậy những điều luật Mô-sê truyền như vậy có quá đáng không ?
1) Giới hạn của Cựu Ước và Luật pháp Mô-sê:
Chúng ta cần biết rằng: Dân Ít-ra-en đã phải sống giữa các dân tộc ngoại giáo chung quanh có các nền văn hóa bán khai chứ không tiến bộ giống như ngày nay, tất nhiên dân Ít-ra-en cũng chịu ảnh hưởng của những nền văn hóa đó. Vì thế trong sách Luật Mô-sê vẫn còn những điều gây phản cảm cho con người thời đại hôm nay, khi họ đọc thấy những gương xấu của một số Tổ phụ, Vua chúa, một số điều Luật Mô-sê xem ra tàn bạo và thiếu khoan dung. Chẳng hạn:
-Tổ phụ Gia-cóp đã giả dạng người anh song sinh là Ê-sau đánh lừa cha già I-sa-ác bị mù lòa sắp chết để nhận được lời chúc phúc của cha già trước khi qua đời (x. St 27,1-29);
-Một số hành động vô luân như: vua Đa-vít đã phạm tội ngoại tình với bà vợ của tướng U-ri-gia là nàng Bát Sê-va xinh đẹp. Khi nàng có thai, Đa-vít tìm cách lấp liếm tội lỗi nhưng không thành. Cuối cùng vua đã phạm tội ác “giết chồng đoạt vợ” khi ngầm ra lệnh cho đại tướng Gio-áp mượn tay quân thù ngoài mặt trận để hại chết tướng U-ri-gia (x. 2 Sm 11,2-17).
-Một số hành động tàn bạo như ra lệnh thi hành án tru hiến: Tiêu diệt mọi kẻ thù già trẻ lớn bé trong thành bại trận như sách Giô-suê Chương 6 thuật lại việc ông Giô-suê ra lệnh cho con cái Ít-ra-en: “Thành và mọi sự trong thành sẽ bị án tru hiến để kính Đức Chúa, chỉ có cô kỹ nữ Ra-kháp và một người ở với cô trong nhà là sẽ đuợc sống, vì cô đã giấu các sứ giả chúng ta sai đi. Tuy nhiên anh em phải đề phòng án tru hiến, kẻo anh em bị án tru hiến vì lấy đồ vật nào trong số những gì bị án biệt hiến. Bằng không, anh em sẽ làm cho trại Ít-ra-en phải bị án tru hiến, và như thế anh em gây tai họa cho trại. Tất cả vàng bạc, mọi đồ đồng, đồ sắt sẽ được thánh hiến cho Đức Chúa, và được xung vào kho tàng của Đức Chúa (Gs 6,17-19).
-Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể như thế, Thiên Chúa đã huấn luyện Dân Do thái dần dần, dẫn đưa họ từ tình trạng vừa bị nô lệ về xã hội, lại vừa bị nô lệ về tâm linh do chịu ảnh hưởng của dân ngoại… để tiến đến tình trạng một dân tộc hoàn toàn tự do theo thánh ý Thiên Chúa.
2) Theo kế hoạch của Thiên Chúa, luật Mô-sê chỉ có giá trị tạm thời, như Đức Giê-su đã giải thích cho những người Pha-ri-sêu hiểu vì sao Luật Mô-sê cho phép ly hôn như sau: “Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Mô-sê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu” (Mt 19,8). “Thuở ban đầu” nghĩa là ý định nguyên thủy của Thiên Chúa như được nói trong sách Sáng thế. Luật Mô-sê có mục đích dẫn dắt những người « lòng chai dạ đá » dần dần đến với Đức Ki-tô là A-đam mới của nhân loại mới. Chính Đức Ki-tô được sai đến để kiện toàn Luật pháp Mô-sê bằng lời giảng dạy và bằng gương sang.
-Tuy bộ luật Mô-sê còn hàm chứa nhiều bất toàn, nhưng so sánh với tập tục và cơ cấu xã hội của dân ngoại thời bấy giờ, thì đã có nhiều tiến bộ. Chẳng hạn: luật “mắt đền mắt, răng đền răng” (Xh 21,23-25) của Mô-sê nhằm hạn chế sự báo thù: Mô-sê đòi dân Ít-ra-en khi báo oán cần phải có người làm trọng tài và không được gây thiệt hại cho kẻ thù quá mức thiệt hại họ đã gây ra cho mình. Cũng vậy đối với các nô lệ, trong khi luật của các dân khác cho người chủ nô toàn quyền sinh sát trên các nô lệ, thì luật Mô-sê hạn chế hình phạt của chủ dành cho nô lệ. Luật Mô-sê đòi người chồng muốn ly hôn phải trao cho vợ tờ ly thư để vợ cầm tờ giấy này có quyền đi lấy chồng khác, đang khi nơi các dân chung quanh chồng có quyền trừng phạt hành hạ vợ đến chết… Như vậy so với các dân chung quanh thời đó, thì luật Mô-sê đã có sự nhân đạo và tiến bộ hơn nhiều.
3) Hơn nữa nên biết rằng: Cho đến thế kỷ 2 trước Công Nguyên, dân Do thái vẫn chưa được Đức Chúa mặc khải về cuộc sống mai hậu của con người: Họ vẫn tin rằng sau khi chết, cả người lành lẫn kẻ dữ đều phải xuống nơi âm phủ. Thiên Chúa giàu tình thương và công bình sẽ thể hiện sự công minh của Ngài ngay trong hiện tại bằng việc bang trợ người lành và tiêu diệt những kẻ gian ác. Sự dữ được cụ thể hóa nơi những con ngừơi, các quốc gia và các thể chế chống lại với Thiên Chúa. Thiên Chúa như một Chiến Binh hùng mạnh sẽ cứu dân Ít-ra-en bằng việc vung cánh tay quyền lực đánh bại các kẻ thù ghét hãm hại dân này. Ngài cũng sẽ trừng phạt dân Ít-ra-en nếu họ đi theo con đường gian ác phạm tội bằng cách để mặc cho dân ngoại chiến thắng dân Ít-ra-en, bắt họ phải làm nô lệ. Nhưng sẽ ra tay giải cứu khi họ thành tâm sám hối, từ bỏ con đường tội lỗi gian ác để quay về nẻo chính đường ngay theo thánh ý Ngai.
4) Biệt hiến: Từ Do-thái “herem” mang các nghĩa cơ bản như sau:
- Một là lời khấn, qua đó người ta tình nguyện dâng hiến dứt khoát (không thể hồi lại) một vật gì đó (như: người, súc vật hay của cải) cho Thiên Chúa. Trong trường hợp có thánh chiến, dân Ít-ra-en sẽ cung hiến tất cả chiến lợi phẩm (người vật và của cải) cho Thiên Chúa: điều này đưa tới “án tru hiến”, tức là phải tiêu diệt tất cả những gì thuộc về phe bại trận bao gồm người già trẻ em không phân biệt nam nữ, súc vật và của cải.
- Hai là hình phạt trục xuất khỏi cộng đoàn trong một số trường hợp, mà hình phạt nặng nhất là tử hình.
5) Về việc thi hành “án tru hiến” đối với các thành bại trận, chúng ta cần phân biệt hai thời điểm : thời điểm các sự kiện xảy ra (thế kỷ XIII trước Công Nguyên) và thời điểm các bản văn Thánh kinh được ghi chép (thế kỷ VI trước CN) cách nhau tới 700 năm!
Các dữ kiện lịch sử về việc thi hành án tru hiến được ghi lại trong Cựu Ước như sau:
Sách Sa-mu-en (1 Sm 15) kể lại việc vua Sa-un (thế kỷ XI) đã không thi hành đầy đủ án tru hiến đối với dân A-ma-lếch. Sau vua Sa-un thì người ta không còn thấy việc thi hành án tru hiến nữa, trừ trường hợp thời vua A-kháp, một ngôn sứ vô danh đã tuyên sấm đòi phải tái áp dụng án tru hiến này (x. 1 V 20,42).
Theo sách Đệ nhị luật: án tru hiến chỉ được thi hành trong xứ Ca-na-an mà thôi, và không đòi thi hành tại những thành phố ở xa (Đnl 20,15-18), lý do Luật đưa ra là để dân Ca-na-an “không thể dạy anh em học đòi mọi điều ghê tởm mà chúng làm để kính các thần của chúng, khiến anh em phạm tội nghịch cùng Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em” (Đnl 20,18).
Như đã nói trên: việc Ít-ra-en tiêu diệt người, súc vật và của cải của đối phương nằm trong khung cảnh các nền văn hóa bán khai thời xưa: mặc dầu sự việc xảy ra rất ít tại Ít-ra-en, đang khi dân Ca-na-an còn có tục hỏa thiêu các hài nhi làm của lễ dâng tiến thần minh; Còn tại Át-xua ngoại giáo, họ còn dùng các hình phạt tàn bạo đối với kẻ thù như lột da sống các tù nhân bị bắt…
6) Đàng khác cần lưu ý về thời điểm cách biệt giữa thời gian các bản văn luật Mô-sê được soạn thảo vào thế kỷ VI trước Công Nguyên cách xa thời gian dân Ít-ra-en tiến chiếm hứa địa vào thề kỷ 14 trước Công Nguyên. Tác giả sách Đệ nhị luật là một trong những tác giả đã biên soạn sách Giô-su-ê đã viết lại các biến cố kia xảy ra trước đó tới 7 thế kỷ. Qua đó cho thấy: Tác giả sách Đệ Nhị Luật muốn trình bày ông Giô-su-ê như một vị anh hùng dân tộc, nên đã cường điệu hóa một số sự việc để đề cao các chiến công của ông. Đàng khác tác giả nhấn mạnh tới việc ông Giô-su-ê thi hành cách trung tín mệnh lệnh của Thiên Chúa để gìn giữ cho Dân Ít-ra-en khỏi bị lây nhiễm lối sống vô luân của dân Ca-na-an.
TÓM LẠI: Thánh chiến với án tru hiến trong sách Giô-su-ê và sách Đệ-nhị-luật là một chủ đề tôn giáo nhằm đề cao sự tinh ròng của niềm tin vào Thiên Chúa, sự trung tín với giao ước; nó cho thấy một sự suy tư hậu thời về các biến cố đã xảy ra rất lâu trong quá khứ, và như vậy nó mang tính lý thuyết hơn là đã xảy ra trong thực tế lịch sử. Sau nhiều thế kỷ sống chung với các dân ngoại, dân Ít-ra-en nhiều lần đã bị sa ngã vào tội thờ tà thần của họ và bắt chước lối sống vô luân của họ, nên tác giả hai sách Đệ-nhị-luật và Giô-su-ê muốn nêu cao lối sống nghiêm nhặt của cha ông là tuyệt đối không chấp nhận ảnh hưởng của dân ngoại. Điều này giống như một lý tưởng tôn giáo được đề ra để dạy dân Ít-ra-en trong các thời đại sau này mà thôi.
B. PHÚT HỒI TÂM:
1. LỜI CHÚA: Chúa phán: “Thầy ban cho anh em một điểu răn mới là anh em hãy yêu thương nhau. Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Ở điểm này mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ Thầy: Là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35).
2. LỜI CẦU:
Lạy Thiên Chúa Cha giàu lòng từ bi thương xót. Xin dạy các tín hữu chúng con luôn biết tin cậy yêu mến Chúa và sống giới răn “Mến Chúa Yêu Người” noi gương Chúa Giê-su. Xin cho chúng con biết luôn tin tưởng vào tình thương bao la của Chúa đối với loài người chúng con, và luôn phó thác mọi sự trong tay Chúa quan phòng. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa Giê-su yêu thương hết mọi người và làm chứng cho tình thương vô biên của Chúa, hầu trở nên môn đệ thực sự của Người.- AMEN
https://www.facebook.com/groups/1993155514291442/permalink/2584112095195778/

SỰ KHÁC NHAU CƠ BẢN GIỮA CON CHIÊN ÂU MÝ VÀ CON CHIÊN VIỆT NAM

Theo kinh nghiệm tôi nhận thấy con chiên nước ngoài đặc biệt là Âu và Mỹ khi được BS chữa hết bệnh thì đa số cảm ơn Bác Sĩ đã cứu mạng, còn chiên châu Á, trong đó có chiên VN thì đa số khi được Bác Sĩ chữa qua cơn nguy kịch thì cảm ơn chúa đã cứu mạng. Hổng hiểu sao cùng là con chiên nhưng có hai luồng suy nghĩ trái ngược nhau ?

MỘT BÀI VIẾT KHỎA LẤP VÀ BẺ LÁI DƯ LUẬN CỦA TRANG THANH NIÊN MA GIÁO

Một bài viết bẻ lái dư luận, đổ tội cho chính quyền cực kì mất dạy, khốn nạn và vô liêm sỉ của trang chuyên phản động, chống đối chính quyền "Thanh niên công giáo" hay gọi cho đúng hơn là "Đám thanh niên ma giáo". Lợi dụng câu chuyện 1 đối tượng ở sống ở HCM cưỡNG hiếp 1 phụ nữ tâm thần lang thang, theo thông tin tôi được biết là đối tượng theo đạo chúa, tôi không rõ là công giáo hay tin lành, thì trang này cố tình không nhắc đến tôn giáo của đối tượng này, chỉ cố gắng đổ tội cho chính quyền là nguyên nhân tạo ra những kẻ bệnh hoạn như đối tượng này. Qua đây ta có thể thấy có những đối tượng cực kì hèn hạ, chuyên núp bóng tôn giáo để chửi bới chế độ, và khi có 1 kẻ thuộc tôn giáo của chúng gây ra những hành động đồi bại, xấu xa, đê hèn làm xấu đi hình ảnh tôn giáo của chúng trong mắt người dân Việt Nam, thì chúng tìm cách lấp liếm và đổ tội cho chế độ. Chúng là nỗi ô nhục của bất cứ tôn giáo nào nếu chúng đại diện và nếu những tôn giáo đó thật sự tốt đẹp thì nên đào thải những kẻ này ra để làm trong sạch tôn giáo, góp phần phục vụ người dân và đất nước, bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Tôi xin cảm ơn.
Link bài viết ma quỷ đó https://m.facebook.com/story.php?story_fbid=2931512613584526&id=195572877178527

https://www.facebook.com/groups/1993155514291442