Mấy đứa con nít ngày xưa thường bị người lớn hù dọa mỗi khi không vâng lời lười ăn rằng " Ăn đi, hổng ăn ông Kẹ bắt đó".Vừa nói cha mẹ người lớn làm ra dáng vẻ lo sợ làm cho nó cảm thấy ông Kẹ rất đáng sợ, luôn chực chờ để bắt bỏ bao những đứa không vâng lời. Ông Kẹ qua lời người lớn kể là một ông già hung tợn luôn rình bắt mấy đứa con nít đi chơi một mình mà không có người lớn đi kèm. Nhất là ban đêm thì hổng đứa nhỏ nào dám ra khỏi nhà vì sợ bị ông Kẹ bắt. Khi lớn lên có hiểu biết thì chúng ta mới nhận ra ông Kẹ mà ngày xưa mình sợ là một nhân vật không có thật, nhưng có tác dụng để răn đe những đứa trẻ không vâng lời mà thôi và chúng ta lại tiếp tục lấy hình ành ông Kẹ này để hù dọa thế hệ con cháu tiếp nối của chúng ta,...và cứ thế hình ảnh về một ông Kẹ gớm giếc luôn luôn có thật trong đầu óc non nớt của trẻ thơ qua nhiều thế hệ.
Tôn giáo thần quyền cũng thế họ cũng xây dựng và giả lập nên một ông Kẹ cao cấp hơn gọi là Thiên Ch.úa, đấng tối cao này được mặc định là có quyền năng để trừng phạt những kẻ nào không vâng lời, vi phạm những quy định hay điều luật do ông Kẹ Chúa đặt ra và thưởng ban bội hậu cho nhưng kẻ ngoan ngoãn vâng lời.
Tóm lại ông Kẹ và ông Chúa đều có mặt tích cực nhất định trong đời sống sinh hoạt của con người. Nhưng chúng ta là những người có trí tuệ thì phải hiểu cho rạch ròi là cả hai ông đều là những nhân vật Ảo do trí tưởng tượng của con người nhào nặn ra không hề có thật.😆