Tìm kiếm Blog này

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020

Bài giảng “Cuộc Sống Vốn Công Bằng” do Thầy Thích Phước Tiến thuyết giảng

Bài giảng “Cuộc Sống Vốn Công Bằng” do Thầy Thích Phước Tiến thuyết giảng tại Chùa Vĩnh Nghiêm (Đức Quốc) ngày 25/10/2014 (12/09/Ất Mùi)

Nhà chúa không hề sợ dịch Covid 19 - Nhà thờ xài luật chúa

Thông Báo các Nhà Thờ dường như Chống đối lại lệnh cấm của nhà nước hay sao. Mà vẫn tổ chức các khoá tu giành cho các con Chiên. Các chiên thanh thiếu niên vẫn đi học giáo lý bình thường mặc dù chính quyền sở tại đã cho học sinh nghỉ học để phòng dịch covid 19.
Mọi người hãy lên án mạnh mẽ. Nếu xảy ổ dịch thì sao nhỉ.
Ảnh chụp mùa Thánh Chay  Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng và đêm

Cầu nguyện cho đến khi nào lên bàn thờ mới thôi 👆👆 Ka ka ka

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, bộ vét và văn bản

Thực trạng nhà thờ Ki tô giáo ở châu Âu

Về thực trạng nhà thờ Kitô giáo ở một số nước châu Âu
Diện mạo các thành phố châu Âu khó có thể tưởng tượng nổi nếu thiếu vắng các ngôi nhà thờ mà một phần trong số đó đã trở thành những di tích lịch sử - văn hóa của các thành phố này.
Sự có mặt của một tổ chức tôn giáo nào đó ở một đất nước thường được xác định bởi số lượng các cơ sở thờ tự của tổ chức tôn giáo đó. Nếu như cơ sở thờ tự của các tôn giáo thiểu số ở châu Âu đang được xây dựng ngày một nhiều, đặc biệt là các thánh đường Islam giáo, nhằm đáp ứng nhu cầu của tín đồ các tôn giáo đó thì tình hình nhà thờ Kitô giáo ở các nước Bắc Âu và Tây Âu lại hoàn toàn khác.
Theo số liệu của Viện Gatestone (Gatestone Institute), Hoa Kỳ, bắt đầu từ năm 2001 tại London, thủ đô Vương quốc Anh, có khoảng 500 nhà thờ của các giáo phái khác nhau đã bị đóng cửa. Những nhà thờ này hoặc đã bị biến thành nhà riêng, hoặc trở thành những công trình công cộng. Trên trang web chính thức của Giáo hội Anh ghi nhận rằng, hằng năm đã có một số lượng nhỏ các nhà thờ của Giáo hội không còn được sử dụng vào mục đích thờ phụng. Theo số liệu của các phương tiện truyền thông, mỗi năm tại nước này có 20 nhà thờ bị đóng cửa. Con số này phù hợp với dự báo của tổ chức Christian Research rằng đến năm 2020 tại Vương quốc Anh sẽ có thêm 4.000 nhà thờ bị đóng cửa. Tờ Le Croix của Pháp đưa tin, Giáo phận Công giáo Wrexham dự định sẽ đóng cửa 22 trong số 62 nhà thờ tại Giáo phận trong kế hoạch “cải tổ toàn cầu giáo phận”. Giám mục Piter Brignall của Giáo phận Wrexham nói rằng, việc đóng cửa 22 nhà thờ trong Giáo phận là “một cơ hội rất lớn để đổi mới”.
Liên quan đến số người đi lễ nhà thờ, tình hình cũng tương tự. Hiện nay số lượng tín đồ đi lễ nhà thờ ở Vương quốc Anh khá ít. Chẳng hạn, theo thông tin của tờ Guardian, số lượng người đến các nhà thờ Anh giáo vào ngày chủ nhật giảm tới 760.000 người, cụ thể, vào năm 2014 chỉ có 980.000 tín đồ đi lễ tại 16.000 nhà thờ, chiếm khoảng 2% dân số nước này. Tuy nhiên, vào các ngày lễ lớn, thí dụ như Lễ Giáng sinh, số người đến nhà thờ tăng lên tới 2,4 triệu người. Theo số liệu của tờ Telegraph, một nửa số giáo xứ của Giáo hội Anh chỉ có hơn 20 người đi lễ nhà thờ vào ngày chủ nhật, còn gần 1/4 số nhà thờ ở vùng nông thôn nước này, khoảng 2.000 nhà thờ, mỗi nhà thờ chỉ có khoảng 10 người đi lễ vào ngày chủ nhật. Trong khi đó, khoản tiền chi phí hằng năm cho nhà thờ của tất cả các giáo xứ lên tới 160 triệu bảng Anh.
Vương quốc Anh không phải là quốc gia duy nhất có nhiều nhà thờ bị đóng cửa, để hoang vắng, bị hủy hoại hay bị đem rao bán. Tình hình tương tự có thể nhận thấy ở Cộng hòa Liên bang Đức. Theo thông tin của tờ Spiegel, trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2010 chỉ riêng Giáo hội Tin Lành Đức đã có 340 nhà thờ bị đóng cửa, trong số đó có 46 nhà thờ bị hư hỏng. Các nhà thờ này được chuyển sang các công năng khác nhau, từ các trung tâm văn hóa đến các phòng tập thể thao và một phần trong số đó được chuyển nhượng thành các thánh đường Islam giáo. Một lãnh đạo tài chính của Giáo hội Tin Lành Đức thừa nhận với tờ Spiegel rằng, tổ chức tôn giáo này đã buộc phải từ bỏ khoảng 1.000 cơ sở thờ tự của mình. Ở phần lãnh thổ phía đông Cộng hòa Liên bang Đức có hơn 200 nhà thờ ở vùng nông thôn đã bị hủy hoại, trong số đó có cả những nhà thờ nằm trong danh sách di tích lịch sử - văn hóa và một trong số đó là nhà thờ Wiesbaden. Theo thông tin của Tạp chí phố Wall (Wall Street Journal), các tòa nhà của Giáo hội Công giáo Đức cũng bị đóng cửa và đem rao bán. Trong thập kỷ vừa qua đã có 515 nhà thờ Công giáo ở nước này bị đóng cửa. Đồng thời, theo một báo cáo khác của Viện Gatestone, Hoa Kỳ, trong những năm tới Giáo hội Công giáo Đức sẽ có kế hoạch loại bỏ thêm 700 nhà thờ nữa do thiếu kinh phí trang trải cho hoạt động và tu sửa những nhà thờ này và do sự sụt giảm số lượng tín đồ tới nhà thờ, có những giáo xứ ở vùng nông thôn chỉ có khoảng 10 người thường xuyên đi lễ nhà thờ. Theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu Pew (Pew Research Centere), chỉ có 13% công dân Đức tới nhà thờ ít nhất là một lần trong tuần.
Khuynh hướng sụt giảm số lượng nhà thờ cũng diễn ra ở Hà Lan. Theo thông tin của Viện Gatestone, Hoa Kỳ, tại tỉnh Friesland của Hà Lan có 250 trong số 720 nhà thờ đã bị đóng cửa, một phần trong số đó đã chuyển thành bất động sản của chủ sở hữu khác. Trước đó, Tạp chí phố Wall cho biết, chỉ trong 4 năm đã có gần 700 nhà thờ Tin Lành ở Hà Lan buộc phải đóng cửa do số người tới nhà thờ quá ít. Tình hình nhà thờ Công giáo ở Hà Lan cũng không khá hơn. Theo tờ Tablet, bắt đầu từ năm 2004 có khoảng 10% giáo xứ ở nước này đã bị xóa sổ, nhưng đây chưa phải là con số cuối cùng. Tờ báo dẫn lời Hồng y Villema Eyka cho rằng, đến năm 2020 sẽ có tới 1/3 số nhà thờ Công giáo ở Hà Lan bị đóng cửa, còn nhìn chung, tới năm 2025 sẽ có tới 2/3 số nhà thờ Công giáo ở nước này bị đóng cửa. Số lượng tín đồ tới làm lễ tại nhà thờ ngày chủ nhật rất ít, chỉ chiếm 5,6% tổng số tín đồ Công giáo ở Hà Lan. Viện Kế hoạch xã hội và văn hóa ở Hà Lan (Het Sociaal en Cultureel Planbureau) cho biết, chỉ có 10% công dân nước này tới các nhà thờ Kitô giáo.
Tại Vương quốc Bỉ, nhiều nhà thờ Kitô giáo cũng dự định đóng cửa. Theo thông tin của tờ National Catholic Reporter, giáo phận Công giáo Brussels có kế hoạch đóng cửa 108 nhà thờ ở thủ đô nước này để sáp nhập thành các giáo xứ lớn hơn. Trong số các nhà thờ bị đóng cửa có nhà thờ St. Catherine nằm ở trung tâm thành phố và tại nơi này dự định sẽ xây dựng một chợ rau quả. Theo số liệu khảo sát của Trường Đại học Công giáo Leuven, tại Brussels chỉ có 1,5% người dân thủ đô là tín đồ Công giáo thực hành và trung bình chỉ có khoảng 100 người tới nhà thờ vào ngày chủ nhật. Theo số liệu của RTL info, trên toàn Vương quốc Bỉ chỉ có 12% dân số đến nhà thờ. Còn theo kết quả khảo sát của Trường Đại học Công giáo Leuven, chỉ có 5% người dân nước này có mặt tại các buổi lễ ngày chủ nhật.
Ở các nước Bắc Âu số lượng nhà thờ Kitô giáo cũng đang ở trong tình trạng sụt giảm. Theo số liệu của tổ chức “Tương lai cho di sản tôn giáo” (Future For Reilgious Heritage), chỉ trong năm 2013, trong tổng số 119 nhà thờ ở Copenhagen đã có 14 nhà thờ bị đóng cửa theo quyết định của Hội đồng Giám mục do số lượng người đến nhà thờ ít và chi phí cho nhà thờ tốn kém. Từ năm 2013 các nhà thờ ở Đan Mạch được rao bán trên thị trường tự do. Tờ Copenhagen Post đưa tin, theo đánh giá của đại diện Bộ Văn hóa Đan Mạch, gần 200 nhà thờ của Giáo hội Tin Lành Lutheran ở nước này đã bị đóng cửa. Theo số liệu của Trung tâm Berkeley về tôn giáo, hòa bình và các vấn đề quốc tế, chỉ có 2,4% công dân Đan Mạch tới làm lễ tại các nhà thờ ở nước này.
Tại Thụy Điển, mục sư Hans Bere Hamar kêu gọi loại bỏ những nhà thờ đang là gánh nặng cho ngân sách của đất nước. Theo lời của vị mục sư này, Giáo hội Tin Lành Lutheran ở Thụy Điển đang sở hữu 3.384 cơ sở thờ tự, trong số đó chỉ có 500 cơ sở được sử dụng mỗi tháng một lần cho việc thờ phụng, trong khi đó để duy trì hoạt động của những cơ sở này cần tới 50 triệu euro. Mục sư Hans Bere Hamar đề nghị hoặc là phá bỏ các tòa nhà này, hoặc là chuyển chúng sang các mục đích sử dụng khác. Giáo hội Thụy Điển đã loại bỏ một phần các cơ sở của mình ở châu Âu. Một số nhà thờ ở Thụy Điển đang ở trong tình trạng được bán với giá rất rẻ mạt. Thông tin về những nhà thờ được bán với giá 1 krona đang lan truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, trong khi đó để chúng tiếp tục hoạt động lại cần một số tiền rất lớn. Số lượng người tới nhà thờ của Giáo hội Thụy Điển rất ít. Theo số liệu của chính Giáo hội Thụy Điển, chỉ có gần 4% tổng số tín đồ ở nước này tới làm lễ ở nhà thờ và chỉ có 2% thường xuyên đi lễ ở nhà thờ.
Còn tại Na Uy, tờ ThorNews, một tờ báo địa phương, cho biết, trong tổng số 3.000 nhà thờ ở nước này chỉ có gần 1.200 nhà thờ có thể đến được, số còn lại đã bị đóng cửa do thiếu những phương tiện kỹ thuật cần thiết để duy trì sự tồn tại của chúng và đang có nguy cơ bị sụp đổ. Do vậy, Giáo hội Na Uy có thể buộc phải hoặc là đóng cửa, hoặc là đem bán những nhà thờ được xây dựng bằng gỗ có lịch sử lâu đời và là di sản văn hóa của đất nước này. Theo thống kê của Giáo hội Na Uy, số lượng người đến làm lễ ngày chủ nhật chỉ chiếm khoảng 3% dân số cả nước.
Như vậy, quá trình đóng cửa, phá bỏ hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng các nhà thờ Kitô giáo ở Châu Âu, đặc biệt ở Tây Âu và Bắc Âu đang bắt đầu diễn ra. Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ sụt giảm số lượng Kitô hữu đi lễ nhà thờ và khả năng tài chính của các giáo hội để duy trì sự tồn tại và hoạt động của các nhà thờ Kitô giáo ở khu vực này. Các nhà thờ được xây dựng để phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của tín đồ. Một khi nhu cầu này bị giảm sút, các nhà thờ trở thành những ngôi nhà trống rỗng, thiếu vắng tín đồ thì các tổ chức tôn giáo khó có thể duy trì sự tồn tại và hoạt động của chúng ở một mức độ cần thiết và việc đóng cửa, rao bán, chuyển đổi mục đich sử dụng là điều tất yếu sẽ xảy ra.
TS. Nguyễn Văn DũngTrong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2020

LÝ DO LM BỎ ĐẠO TRÚA???

LÝ DO LM BỎ ĐẠO TRÚA???

100 ngàn Linh Mục Bỏ Đạo.
Tác phẩm "Lời Nguyện Tan Vỡ: Linh Mục Bỏ Đạo"
Năm 1990, linh mục David Rice dòng Đô-Mi-Nic xuất bản cuốn Lời Nguyện Tan Vỡ: Linh Mục Bỏ Đạo (Shattered Vows: Priests Who Leave), đưa ra kết quả nghiên cứu của ông sau khi đi khắp nơi tổng cộng 38 ngàn dặm (khoảng 60 ngàn cây số) để phỏng vấn và tìm hiểu đời sống của các linh mục bỏ đạo:
Một trăm ngàn ( 100000 ) linh mục Ca-tô Rô-ma đã bỏ đạo trong 20 năm qua – cứ mỗi 2 giờ đồng hồ lại có hơn một linh mục ra đi. Hầu như phân nửa số linh mục Mỹ sẽ bỏ đạo – thường là để lập gia đình – chưa tới 25 năm sau khi được tấn phong. Vatican không nói tới cuộc di dân này, nhưng đó chính là cuộc khủng khoảng nghiêm trọng nhất mà giáo hội phải đối diện, kể từ khi có cuộc Cải Cách tin Lành.
(100000 Roman Catholic priests have walked out in the last 20 years – more than one every two hours. Almost half of all American priests will leave – most often, to marry – before the 25th anniversary of their ordination. The Vatican won’t talk about this exodus, yet it is the most grievous crisis to face the Church since the Protestant Reformation)(I)
Giáo chủ Bên Đít XVI: "Giáo hội truyền thống Tây Phương có vẻ như đang chết từ từ vì xã hội thế tục càng ngày càng xa rời và không thấy cần Thiên Chúa nữa." Nguồn: https://sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN09.php
Tác phẩm " Lời Nguyện Tan Vỡ"
Hm st

Dịch COVID-19: Đại bản doanh của thiên chúa nhận được nhiều ân sủng

Dịch COVID-19 ngày 13-3: Số người chết tại Ý vượt ngưỡng 1.000

13/03/2020 06:23 GMT+7

TTO - Số ca tử vong tại Ý tiếp tục tăng trong ngày 12-3 với 189 người, đẩy tổng số người chết vì COVID-19 tại nước này vượt ngưỡng 1.000 và chạm con số 1.016.

Dịch COVID-19 ngày 13-3: Số người chết tại Ý vượt ngưỡng 1.000 - Ảnh 1.
Khung cảnh vắng vẻ tại thành phố Turin miền bắc nước Ý ngày 12-3 - Ảnh: REUTERS
Số ca nhiễm mới tại Ý tăng
Số liệu chính thức được công bố lúc 18h ngày 12-3 (giờ Ý) tức 0h ngày 13-3 (giờ VN) cho thấy trong ngày 12-3 đã ghi nhận thêm 189 ca tử vong tại Ý, nâng tổng số người chết vì dịch COVID-19 lên 1.016.
Số ca nhiễm mới trong ngày là 2.651 trường hợp, tăng hơn 300 trường hợp so với một ngày trước đó. Tổng số ca nhiễm virus corona mới (SARS-CoV-2) là 15.113.
Trong đó 1.258 người đã được chữa khỏi và cho xuất viện, cộng thêm số ca đã tử vong nên số ca nhiễm hiện đang điều trị của Ý chỉ còn 12.839 trường hợp.
Nhiều nước châu Âu đóng cửa trường học
Pháp, Tây Ban Nha và Bỉ ngày 12-3 đã đồng loạt yêu cầu đóng cửa các trường học tại nước này trong bối cảnh dịch COVID-19 tại châu Âu đang lan nhanh.
Tại Bỉ, chính phủ nước này đã ra lệnh các quán cà phê, nhà hàng và trường học tạm thời đóng cửa từ 0h ngày 13-3 (giờ địa phương) đến hết ngày 3-4. Chính phủ Bỉ khẳng định sẽ không có phong tỏa và cấm giao thương buôn bán. Các siêu thị và nhà thuốc vẫn sẽ mở cửa hoạt động trong thời gian này.
"Chúng tôi muốn tránh giống như Ý và sẽ tránh chuyện phong tỏa", Thủ tướng Bỉ Sophie Wilmes cam kết.
New York cấm tụ tập trên 500 người
Thống đốc bang New York Andrew Cuomo ngày 12-3 (giờ Mỹ) thông báo bang này sẽ cấm các sự kiện, địa điểm có từ 500 người trở lên trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của SARS-CoV-2.
Ông Cuomo giải thích cụ thể hơn rằng lệnh cấm này chỉ áp dụng cho các "không gian hội nghị". Ví dụ một tòa nhà văn phòng có sức chứa khoảng 500 người sẽ không phải tuân theo quy định hạn chế nhưng một văn phòng với không gian mở và chứa được 500 người sẽ phải tuân thủ.
Thống đốc New York không nói lệnh cấm sẽ được duy trì trong bao lâu nhưng cho biết nó sẽ được điều chỉnh mỗi ngày dựa trên tình hình thực tế.
Trong khi đó tại bang láng giềng New Jersey, Thống đốc Phil Murphy đề nghị hủy bỏ tất cả các cuộc tụ tập có từ 250 người trở lên, theo Hãng tin Reuters.
Trung Quốc gởi 1,8 triệu khẩu trang cho Ý và Tây Ban Nha
Đại sứ quán Trung Quốc tại Madrid (Tây Ban Nha) ngày 12-3 phát đi thông cáo cho biết Trung Quốc đã gởi một lô hàng viện trợ gồm 1,8 triệu khẩu trang cho Ý và Tây Ban Nha. Một nguồn tin của Reuters trong chính phủ Tây Ban Nha tiết lộ Bắc Kinh đã chủ động đề nghị hỗ trợ Madrid chống dịch COVID-19.
Xứ sở bò tót bắt đầu nâng cao cảnh giác trong những ngày gần đây khi yêu cầu đóng cửa trường học, tạm ngừng họp quốc hội sau khi một bộ trưởng của nước này dương tính với SARS-CoV-2.
Chứng khoán Mỹ rớt giá kỷ lục
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục chứng kiến phiên giao dịch tồi tệ nhất trong hàng chục năm qua, phản ánh mối lo ngại của nhà đầu tư trong mùa dịch COVID-19.
Chỉ số Dow Jones đã mất 2.350 điểm, tương đương 10%, xuống còn 21.200,62 điểm. Chỉ số S & P 500 cũng giảm 9,5% xuống còn 2.480,64, trong khi Chỉ số Nasdaq công nghệ giảm 9,4% xuống còn 7.201,80.
Triển vọng ảm đạm cho các hãng hàng không cũng một lần nữa đè nặng lên Boeing. Cổ phiếu của tập đoàn này đã giảm tới 18% trong phiên giao dịch ngày 12-3, trở thành "người thua cuộc" lớn nhất trong ngày giao dịch.
DUY LINH

Hành chính Việt Nam thời Pháp thuộc

https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_Vi%E1%BB%87t_Nam_th%E1%BB%9Di_Ph%C3%A1p_thu%E1%BB%99c